Cảng hàng không vũ trụ cà mau

15:38 | 22/10/2021

              Ngày 21/10/2021, đoàn làm việc do ông Trần Doãn Mậu – Giám đốc Cảng vụ hàng không miền Nam – đã có chuyến công tác tại tỉnh Cà Mau sau đó kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Cảng hàng không Cà Mau.

          Buổi làm việc có sự tham dự của đại diện Cảng hàng không Cà Mau, CDC Cà Mau, đại diện hãng hàng không VASCO tại Cà Mau, Cảng vụ hàng không miền Nam tại Cà Mau, đại diện Điều hành bay và công ty Kỹ thuật mặt đất VAECO.

          Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Phạm Thanh Lâm – Giám đốc Cảng hàng không Cà Mau đã báo cáo với đoàn kiểm tra về công tác chống dịch tại Cảng cùng với các đơn vị phối hợp.

Đồng chí Phạm Thanh Lâm – Giám đốc Cảng hàng không Cà Mau báo cáo với đoàn kiểm tra  Cảng vụ hàng không miền Nam về công tác chống dịch tại đơn vị.

Trong giai đoạn thí điểm từ ngày 10/10 – 20/10/2021, Cảng hàng không Cà Mau phục vụ 2 chuyến bay ngày 18 và 20/10 của hãng hàng không VASCO an toàn tuyệt đối. Lượng khách đi máy bay chuyến sau cao hơn chuyến trước.

Dự kiến giai đoạn từ 21/10 – 31/11/2021, Cảng hàng không Cà Mau sẽ phối hợp với hãng hàng không VASCO tăng tần suất chuyến bay phù hợp với nhu cầu đi lại ngày càng cao trên cở sở vừa đảm bảo công tác an ninh, an toàn vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, tạo sự an tâm cho hành khách đi và đến Cảng hàng không Cà Mau, góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế, đưa đời sống sinh hoạt của người dân dần trở lại tình trạng bình thường mới.

Ông Trần Doãn Mậu đánh giá cao công tác chống dịch của Cảng hàng không Cà Mau và các đơn vị phối hợp. Với các biện pháp đã và đang triển khai, Cảng hàng không Cà Mau đang nỗ lực xây dựng “hành lang  xanh” đảm bảo phục vụ an toàn cho hành khách đi máy bay.

Ông Trần Doãn Mậu – Giám đốc Cảng vụ hàng không miền Nam trao tặng dụng cụ y tế hỗ trợ công tác chống dịch tại Cảng hàng không Cà Mau.

Thời gian tới, ông Mậu yêu cầu Cảng hàng không Cà Mau tiếp tục tuyên truyền hành khách tuân thủ đầy đủ khuyến cáo của Bộ Y tế; chuẩn bị đủ giấy tờ tuỳ thân; tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 (thẻ xanh trên Sổ Sức khoẻ điện tử/PC-Covid hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin của cơ quan có thẩm quyền cấp, liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày) hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19); có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên máy bay; thực hiện khai báo y tế theo quy định; hoàn thành cam kết và chuyển cho đại diện hãng hàng không khi làm thủ tục hàng không (check-in) tại điểm xuất phát theo mẫu quy định; không tham gia chuyến bay khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng…; tuân thủ quy định 5K, thực hiện đeo khẩu trang trong suốt hành trình, giữ khoảng cách an toàn, sát khuẩn tay, hạn chế tiếp xúc.

Thay mặt đơn vị, đồng chí Phạm Thanh Lâm cám ơn những ý kiến chỉ đạo của ông Trần Doãn Mậu. Cảng hứa sẽ tiếp tục duy trì phương án, kế hoạch đón, trả hành khách ra vào cảng hàng không đã được phê duyệt nhằm bảo đảm an ninh, an toàn hàng không, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và các quy định về phòng, chống dịch Covid-19; tiếp tục thực hiện thông tin tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại các khu vực công cộng; yêu cầu hành khách thực hiện quy định về phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định; phối hợp với hãng hàng không VASCO cùng các đơn vị phối hợp nghiên cứu tăng tần suất chuyến bay phù hợp với nhu cầu đi lại của hành khách.

Cuối buổi làm việc, thay mặt đoàn kiểm tra, ông Trần Doãn Mậu đã trao những phần quà bao gồm những dụng cụ y tế chống dịch cho các đơn vị đang hoạt động tại Cảng hàng không Cà Mau nhằm hỗ trợ công tác chống dịch tại đơn vị.

Cà Mau, ngày 22 tháng 10 năm 2021

Tin, ảnh Cảng hàng không Cà Mau.

NGA CHỌN VIỆT NAM LÀ NƠI ĐỂ XÂY DỰNG CẢNG VŨ TRỤ ĐẦU TIÊN TẠI ĐÔNG NAM Á

Các giảng viên đại học ở thành phố Saint-Petersburg của Nga đã đưa ra những tính toán thích hợp. Theo đó, họ đã chọn Việt Nam là nơi khả thi nhất để xây dựng cảng vũ trụ.

Một nhóm các nhà khoa học Nga, bao gồm những tên tuổi nổi tiếng như M. Grigoriev, M. Okhochinsky, S. Chirikov và A. Khramov, đã đưa ra lập luận về lợi ích của việc xây dựng sân bay vũ trụ quốc tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhằm thúc đẩy sự phát triển sáng tạo vượt bậc trong lĩnh vực không gian của Nga và các đối tác.

Trong đó, Việt Nam được tất cả công nhận là địa điểm chính và khả thi nhất để xây dựng công trình này.

Dự kiến, cảng vũ trụ sẽ cho phép các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, một trong những người bạn tốt nhất và ổn định nhất của Nga trong nhiều thập kỷ qua, đi đầu về tốc độ phát triển của thế giới, đồng thời mang lại thu nhập đáng kể.
Tại sao chọn Việt Nam?

Việt Nam hoàn toàn không còn là một nước nằm ngoài cuộc trong lĩnh vực thám hiểm vũ trụ.

Bởi trên thực tế, công dân Việt Nam là phi công vũ trụ Phạm Tuân đã từng tham gia chương trình Intercosmos của Liên Xô.

Sau khi hoàn thành khóa đào tạo thích hợp, năm 1980 ông đã thực hiện chuyến bay vào vũ trụ trên tàu Soyuz-37 và trở về Trái đất trên tàu Soyuz-36, cũng như làm việc trên trạm quỹ đạo Salyut-6.

Với thành tích này, ông đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô và Anh hùng Lao động Việt Nam.

Nói cách khác, Việt Nam không phải là đối tượng lựa chọn ngẫu nhiên để xây dựng sân bay vũ trụ trên lãnh thổ của mình. Các tác giả dự án của Nga đã tính toán cẩn thận thậm chí cả từng chi tiết như địa điểm phóng mà theo họ, mũi Cà Mau rất có khả năng trở thành địa điểm này.

Có cần cảng vũ trụ riêng cho khu vực Đông Nam Á không?

Chẳng hạn, chính phủ Trung Quốc đã trả lời là có, là cần thiết và đây sẽ là một cảng vũ trụ của Trung Quốc; và người Trung Quốc đã xây dựng cảng vũ trụ trên đảo Hải Nam. Tổng thống Indonesia cũng từng nói: “Vâng, tôi cần một cảng vũ trụ”.


Tại sao công trình này lại được các nhà khoa học Nga thực hiện?

Vì Nga là một trong 3 cường quốc vũ trụ, nhưng tất cả các cảng vũ trụ của nước này đều nằm ở phía Bắc, nơi cách quá xa đường xích đạo.

Nga cần một cảng vũ trụ lớn nằm gần đường xích đạo. Và lẽ dĩ nhiên, Việt Nam cần kinh nghiệm và khả năng trong lĩnh vực không gian vũ trụ của Nga.

Bởi ở đây có lợi ích chung, là cơ sở cho sự hợp tác hiệu quả. Trong tất cả các nước Đông Dương, thì Việt Nam là nước gần gũi và hiểu Nga nhất, thuận lợi nhất cho hợp tác giữa hai bên.

Nguồn: QĐND

Video liên quan

Chủ đề