Cán bộ viên chức là gì

Vấn đề giáo viên là công chức hay viên chức ảnh hưởng khá nhiều đến chế độ, chính sách dành cho đối tượng này nên luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Tại bài viết dưới đây, LuatVietnam sẽ giải đáp các thắc mắc xung quanh vấn đề này.

1. Giáo viên là ai? Công chức hay viên chức?

Trước hết, để xét giáo viên là công chức hay viên chức, chúng ta cần phải tìm hiểu khái niệm công chức là gì và viên chức là gì.

Căn cứ khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2019, công chức là người làm việc tại các cơ quan, đơn vị sau đây:

- Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

- Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;

- Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an.

Còn viên chức theo Điều 2 Luật Viên chức năm 2010:

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Từ quy định này, có thể thấy, viên chức là người làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật còn công chức là người được bổ nhiệm, tuyển dụng vào các cơ quan nêu trên.

Trong đó, các đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị… thành lập, có tư cách pháp nhân, thuộc các lĩnh vực y tế, giáo dục… trực thuộc các Bộ. Về lĩnh vực giáo dục, có thể kể đến một số trường như:

- Trường Đại học Luật TP. HCM.

- Trường đại học sư phạm Hà Nội.

- Viện nghiên cứu cao cấp về Toán…

Quy định về giáo viên thì theo khoản 1 Điều 66 Luật Giáo dục năm 2019, giáo viên là người dạy các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, dạy trình độ sơ cấp, trung cấp, đại học…

Như vậy, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, sơ cấp, trung cấp, đại học… thuộc lĩnh vực nghề nghiệp giáo dục nếu trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo thì sẽ là đơn vị sự nghiệp công lập.

Đồng nghĩa với đó, giáo viên làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ là viên chức.

Cán bộ viên chức là gì

Giáo viên là công chức hay viên chức? (Ảnh minh họa)

2. Giáo viên dạy hợp đồng có phải viên chức không?

Hiện nay, bên cạnh giáo viên là người ký hợp đồng làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập thì còn có giáo viên thực hiện hợp đồng lao động với đơn vị sự nghiệp công lập (hay thường gọi là giáo viên hợp đồng). Quan hệ lao động ở đây gồm các bên:

- Giáo viên là người lao động.

- Đơn vị sự nghiệp công lập là người sử dụng lao động.

Đây là quan hệ lao động được điều chỉnh bởi Bộ luật Lao động mà không thuộc trường hợp quy định của Luật Viên chức. Do đó, giáo viên hợp đồng là người lao động, không phải viên chức.

3. Từ 01/7/2020, Hiệu trưởng không còn là công chức

Trước đây, theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, công chức bao gồm cả người được tuyển dụng, bổ nhiệm làm lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.

Tuy nhiên, sau khi Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2019 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/7/2020, khái niệm công chức đã bị sửa đổi, bổ sung. Theo đó, đối tượng quản lý, lãnh đạo trong đơn vị sự nghiệp công lập không còn là công chức.

Đồng nghĩa, Hiệu trưởng tại các trường công lập hiện nay không còn là công chức. Tuy nhiên, mặc dù không còn là công chức nhưng hiệu trưởng tại các trường công vẫn tiếp tục được hưởng các chế độ, chính sách về công chức cho đến hết thời hạn bổ nhiệm.

Trên đây là quy định về việc giáo viên là công chức hay viên chức./.

Theo: https://luatvietnam.vn/

  • Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục tách hộ khẩu kèm mẫu đơn
  • Chưa đủ 05 năm làm Thẩm phán cao cấp vẫn có thể được bổ nhiệm làm Thẩm phán TANDTC
  • Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH: Những thông tin cần biết
  • Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012: Các địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn
  • Vô ý làm lộ bí mật nhà nước vẫn có thể đi tù đến 07 năm
  • Đánh giá cán bộ, công chức, VC cuối năm 2020: 10 thông tin cần biết
  • Giáo viên giáo dục quốc phòng có được miễn nghĩa vụ quân sự?
  • Công ty nợ tiền bảo hiểm, nhân viên có được tự đóng BHYT?
  • Cấm công chứng viên công chứng hợp đồng liên quan đến lợi ích người thân
  • Quy trình đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, VC cuối năm 2020
  • Mức tiền thưởng thi đua 2021 với cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ
  • Đánh ghen làm nhục người khác coi chừng đi tù đến 05 năm
  • Gia đình neo người có được miễn đi nghĩa vụ quân sự?
  • Vứt rác sang nhà hàng xóm có thể bị phạt đến 2 triệu đồng
  • Tiêu chí, thứ tự ưu tiên đưa công dân Việt Nam về nước

Chắc hẳn mỗi chúng ta đều đã từng nghe và nhắc tới những danh từ như là viên chức, công chức.

Hoặc thậm chí là nhiều sinh viên khi ra trường, nhiều phụ huynh cũng có mong muốn cho con em mình thi đỗ để vào làm viên chức, công chức tại các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, v.v… để có được một công việc ổn định.

Tuy nhiên, không phải tất cả những sinh viên và những phụ huynh, những người có nhu cầu thi tuyển đều đã hiểu rõ về các vấn đề có liên quan như là về khái niệm Viên chức là gì? Công chức là gì? hay phân biệt được sự khác nhau giữa công chức và viên chức.

Chính vì thế, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức, hiểu rõ hơn về hai loại khái niệm này.

Viên chức là gì?

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Từ những quy định trong văn bản pháp luật trên, ta có thể hiểu khái niệm về viên chức thông qua một số nội dung cụ thể sau đây:

+ Viên chức là những công dân Việt Nam qua quá trình tuyển dụng theo một quy trình nhất định để vào làm tại các vị trí công việc cụ thể

+ Địa điểm công tác là làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sự quản lý của Nhà nước;

+ Chế độ hợp đồng làm việc của viên chức theo quy định mới nhất tại Điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2019 (với nội dung sửa đổi, bổ sung điều 25 trong luật viên chức 2010), có hiệu lực thi hành từ 01/07/2020 là chế độ hợp đồng làm việc có xác định thời hạn.

Tức là hai bên khi ký kết, xác lập tham gia vào loại hợp đồng làm việc này sẽ xác định cụ thể thời gian làm việc và thời điểm để chấm dứt hiệu lực của bản hợp đồng này là rơi vào khoảng từ đủ 12 tháng tới đủ 60 tháng.

Đối với những viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 07 năm 2020 thì vẫn giữ nguyên chế độ hợp đồng làm việc không xác định thời hạn (tức là không xác định thời gian, thời điểm cụ thể chấm dứt giá trị hiệu lực của hợp đồng làm việc).

+ Chế độ lương của viên chức được hưởng là do đơn vị sự nghiệp công lập trích từ quỹ lương của họ để chi trả theo quy định chung của pháp luật.

Ví dụ về viên chức

Ví dụ: Giáo viên tại những trường học công lập được coi là viên chức

Ví dụ: Bác sỹ tại các bệnh viện công cũng chính là viên chức. Ngoài ra, kế toán tại các Tòa án, trường học công lập, một số đơn vị sự nghiệp công lập khác cũng là viên chức.

Điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức?

1.Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:

a) Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;

b) Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;

c) Có đơn đăng ký dự tuyển;

d) Có lý lịch rõ ràng;

đ) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;

e) Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;

g) Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:

a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.

Phân loại viên chức?

Viên chức được phân loại như sau:

Phân loại theo vị trí làm việc:

+ Viên chức quản lý bao gồm những người quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật viên chức;

+ Viên chức không giữ chức vụ quản lý bao gồm những người chỉ thực hiện chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập.

+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I;

+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II;

+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III;

+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV.

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Khái niệm công chức được quy định rõ tại khoản 2 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2019 (với nội dung sửa đổi, bổ sung khoản 2 điều 4), cụ thể như sau:

+ Công chức cũng như viên chức, đều là những công dân mang quốc tịch Việt Nam,

+ Công chức thì được bổ nhiệm, tuyển dụng theo từng chức danh, chức vụ hoặc từng ngạch phù hợp với những vị trí việc làm nhất định

+ Địa điểm làm việc là tại:

Các cơ quan thuộc sự quản lý của Nhà nước, của Đảng Cộng sản Việt Nam, những tổ chức chính trị – xã hội tại cấp trung ương, cấp tỉnh hay cấp huyện;

Các đơn vị, cơ quan của Quân đội nhân Việt Nam (trừ những đối tượng là quân nhân chuyên nghiệp, sỹ quan, công nhân viên quốc phòng);

Ngoài ra, công chức còn là những người công tác trong các đơn vị, cơ quan của Công an nhân dân Việt Nam (trừ những trường hợp đang là hạ sỹ quan, sỹ quan chuyên nghiệp, công nhân viên công an)

+ Công chức là đối tượng được hưởng chế độ biên chế suốt đời và được ngân sách nhà nước chi trả tiền lương.

Ví dụ về công chức

Một số ví dụ về đối tượng là công chức đó là:

+ Chủ tịch UBND cấp huyện

Phó Chủ tịch UBND cấp huyện

+ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, tỉnh

Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, tỉnh

+ Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh

Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh

+ Thẩm phán, Thư ký Tòa tại Tòa án nhân các cấp

+ Kiểm sát viên tại các Viện kiểm sát các cấp.

Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức

Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:

a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;

b) Đủ 18 tuổi trở lên;

c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;

d) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;

đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

e) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;

g) Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.

Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:

a) Không cư trú tại Việt Nam;

b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

Phân loại công chức

Căn cứ vào ngạch được bổ nhiệm, công chức được phân loại như sau:

a) Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;

b) Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;c) Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương;

d) Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên.

Căn cứ vào vị trí công tác, công chức được phân loại như sau:

a) Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;

b) Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Phân biệt công chức và viên chức?

Để phân biệt công chức và viên chức và hiểu rõ hơn nữa về Viên chức là gì? Công chức là gì? thì sau đây chúng tôi sẽ chỉ ra những điểm khác nhau giúp bạn không bị nhầm lẫn, qua các tiêu chí như là:

– Cơ quan của Nhà nước, của Đảng, những tổ chức chính trị – xã hội tại cấp huyện, tỉnh và trung ương

– Những đơn vị, cơ quan của Quân đội nhân dân Việt Nam (ngoại trừ các trường hợp là quân nhân, sỹ quan chuyên nghiệp và công nhân viên quốc phòng)

– Những đơn vị, cơ quan của Công an nhân dân Việt Nam (ngoại trừ các trường hợp là hạ sỹ quan, sỹ quan chuyên nghiệp)

– Những người thuộc bộ máy quản lý, lãnh đạo tại các đơn vị sự nghiệp công lập

Tại những đơn vị sự nghiệp công lập
Được nhận vào làm việc thông qua hình thức bổ nhiệm hoặc tuyển dụng vào từng chức vụ, chức danh, từng ngạch tương ứng với từng vị trí công việc Được nhận vào làm việc qua quy trình tuyển dụng phù hợp với từng vị trí công việc
– Đối với công chức loại C là 12 tháng

– Đối với công chức loại D là 06 tháng

Từ 03 đến 12 tháng tùy theo quy định tại hợp đồng làm việc
Làm việc không theo chế độ hợp đồng

Mà công tác theo chế độ biên chế suốt đời.

Thực hiện công việc theo chế độ hợp đồng
Tiền lương do ngân sách nhà nước chi trả (trừ những công chức là quản lý, lãnh đạo tại các đơn vị sự nghiệp công lập là hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập họ đang công tác) Tiền lương được trích ra chi trả từ quỹ lương của chính đơn vị sự nghiệp công lập họ đang công tác
Không cần đóng bảo hiểm thất nghiệp Phải đóng bảo hiểm thất nghiệp
– Khiển trách

– Cảnh cáo

– Hạ bậc lương

– Giáng chức

– Cách chức

– Buộc thôi việc

– Khiển trách

– Cảnh cáo

– Cách chức

– Buộc thôi việc

(Hoặc có thể bị hạn chế hoạt động nghề nghiệp mình đang làm)

– Chủ tịch UBND cấp huyện

Phó Chủ tịch UBND cấp huyện

– Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, tỉnh

Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, tỉnh

– Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh

Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh

– Thẩm phán, Thư ký Tòa tại Tòa án nhân các cấp

– Kiểm sát viên tại các Viện kiểm sát các cấp.

– Giáo viên tại những trường học công lập được coi là viên chức

– Bác sỹ tại các bệnh viện công cũng chính là viên chức

– Ngoài ra, kế toán tại các Tòa án, trường học công lập, một số đơn vị sự nghiệp công lập khác cũng là viên chức.

– Luật cán bộ, công chức năm 2008

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức 2019

– Luật viên chức 2010

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức 2019

Quy định mới về bỏ viên chức suốt đời như thế nào?

– Theo như quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức 2019 do Quốc hội nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành thì việc bỏ chế độ viên chức suốt đời đã được thi hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2020.

– Theo đó, những viên chức được tuyển dụng vào sau ngày 01/07/2020 sẽ làm việc theo một chế độ hợp đồng làm việc duy nhất là hợp đồng làm việc có xác định thời hạn.

Tức là, thời gian làm việc và thời điểm để chấm dứt giá trị của bản hợp đồng này là rơi vào khoảng từ đủ 12 tháng đến đủ 60 tháng (tức là từ đủ 01 năm đến 05 năm).

Như vậy, theo như quy định mới này thì nước ta sẽ bỏ viên chức suốt đời theo chế độ hợp đồng làm việc không xác định thời hạn và viên chỉ làm việc duy nhất theo chế độ hợp đồng có xác định thời hạn như trên.

Trong phạm vi bài viết ở trên, chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về khái niệm Viên chức là gì? Công chức là gì? Bên cạnh đó cũng giúp bạn phân biệt được công chức và viên chức khác nhau như thế nào qua các tiêu chí và ví dụ cụ thể.

Nếu có thắc mắc hay chưa hiểu rõ về những vấn đề khác có liên quan, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp tới Tổng đài tư vấn 1900 6557 để được giải đáp và hỗ trợ kịp thời.