Cấm đạo giết đạo là gì


quyền trong ngành khai thác khoáng sản, họ cho các thương nhân người Hoa khai thác để thu thuế. Các phường đội, thợ thủ công đều chịu sự quản lý của triều đình,
hầu hết thợ có kỹ năng và ngun liệu thô đều được đưa vào các xưởng thủ công của triều đình ở Huế. Do vậy mà cơng nghiệp ở các địa phương khơng thể phát
triển được. Tóm lại, chính sách đóng kín cửa đã làm cho nền kinh tế Việt Nam thời nhà
Nguyễn bị kìm hãm và rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp bị ức chế, thương nghiệp bị ngăn cản, ngoại thương bị cấm cửa…
Thực trạng đó đã làm cho nền kinh tế hàng hóa mầm mống của kinh tế TBCN khơng có điều kiện để phát triển. Hậu quả tác động từ chính sách “đóng cửa” của
triều đình Huế là nội lực đất nước không được phát huy, “tài lực của dân nay không bằng 610 năm trước” , “quân và dân của đã hết, sức đã yếu”… Việc đề
cao chính sách “bế quan, tỏa cảng”, khước từ mối quan hệ với thế giới bên ngoài khiến đất nước mất cơ hội phát triển và trở nên tụt hậu quá xa so với thế giới, kinh
tế lụi bại, xã hội lạc hậu, cuối cùng không đủ sức chống chọi với phương Tây và để mất nước.

3.2. Chính sách cấm đạo diệt đạo và sự khủng hoảng niềm tin

Thời Lê mạt, nước ta chia làm hai, Đàng Trong và Đàng Ngồi. Ở Đàng Trong, năm 1655, có lệnh cấm đạo của chúa Hiền vương, các giáo sĩ bị trục xuất
hoặc một số phải trốn ra nước ngoài. Ở Đàng Ngồi, tình hình cũng như vậy, Họ Trịnh cũng ra những chỉ dụ cấm đạo rất gắt gao, năm 1665 thừa sai Deydier được
cử ra Bắc với tư cách Cố chính đã phải ăn mặc giả làm lái bn, ẩn náu trong nhà các giáo dân. Một số giáo sĩ dòng tên đã bị bắt đem về Hà Nội để xử, bị án quản
thúc, thậm chí có người còn bị xử trảm do nhiều lần tái phạm lệnh cấm. Những năm từ 1770 đến 1796, chính quyền Tây sơn cấm đạo rất ngặt, việc hành đạo rất
khó khăn. Như vậy, việc cấm đạo ở Việt Nam không phải bắt đầu từ triều Nguyễn mà nó xuất hiện gần như đồng thời với sự du nhập đạo Thiên Chúa vào đất nước.
Nhưng dưới thời Nguyễn, xuất phát từ bối cảnh lịch sử mới trong nước và thế
giới, vấn đề cấm đạo thậm chí giết đạo đã gây nên một làn sóng phản đối dữ dội khơng chỉ từ phía các giáo dân trong nước mà cả từ phía các nước phương Tây, và
với cớ đó thực dân Pháp đã khơng ngần ngại nổ súng xâm lược nước ta. Nguyễn Ánh trong q trình bơn tẩu, đánh nhau với nhà Tây Sơn do chịu
ơn sâu với người Pháp, qua Giám mục Bá Đa Lộc nên lơi lỏng và làm ngơ việc truyền đạo nhưng trong thâm tâm, Nguyễn Ánh không ưa gì đạo Thiên Chúa vì
tơn giáo này đối chọi gay gắt với những tín ngưỡng truyền thống của Việt nam, nhất là sự thờ cúng tổ tiên...[73]. Tuy nhiên trong suốt thời gian tại vị vua Gia
long đã không ban hành một sắc chỉ cấm đạo nào. Đầu thời Gia long cả nước có 3 Giám mục, 15 giáo sĩ thừa sai, 119 linh mục bản xứ và 310.000 giáo dân. Giáo sĩ
Labartette vào năm 1812 đã nhận xét chính sách của Gia Long với đạo Thiên Chúa: “Nhà vua luôn nghĩ đến công ơn đức giám mục quá cố Bá Đa Lộc nên đã
dành cho đoàn truyền giáo chúng tơi tồn quyền tự do truyền đạo”[73]. Nói chung, mặc dù khơng thích đạo Thiên Chúa nhưng Gia Long dường như nhận
thức rất rõ về lợi ích của việc dung hòa các tơn giáo, nên trước lúc qua đời đã căn dặn Minh Mệnh: “Cả ba tơn giáo đó Nho, Phật và Thiên Chúa đều tốt như nhau
và việc khủng bố tín ngưỡng bao giờ cũng tạo cơ hội cho những cuộc biến động và gây thù oán trong dân gian, lại thường khi làm sụp đổ ngôi vua”[38,250].
Tuy nhiên, từ thời Minh Mạng trở đi, cùng với sự dính líu ngày càng sâu và cơng khai có bằng chứng của giáo sĩ và giáo dân với âm mưu xâm lược của thực
dân Pháp và thực tế cuộc xâm lược của Pháp vào Việt Nam nên chúng ta thấy chính sách với đạo Thiên Chúa của các vua Nguyễn đã có sự thay đổi, chuyển
sang giai đoạn thực hiện chính sách cấm đạo Thiên Chúa quyết liệt. Tuy nhiên, sự dính líu với thực dân xâm lược chỉ là một nguyên nhân của việc cấm đạo vì như
trên đã nói, việc cấm đạo xuất hiện gần như cùng lúc với sự du nhập của đạo Thiên Chúa.
Một sử gia Pháp nhận xét : ...đạo Thiên Chúa đảo lộn một cách rõ rệt tất cả những phong tục, tập quán bản xứ; nó làm hư hại nền tảng của đạo chính là
sự tơn sùng trời đất, đạo thờ Thành Hồng và đạo thờ cúng tổ tiên; nó làm rung chuyển và đe dọa làm tan rã nền móng Nhà nước, của gia đình và của xã hội
Việt Nam Taboulet [73]. Các nhà lãnh đạo đất nước từ thời Lê mạt đã thấy mối đe dọa này và đặc biệt từ thời Minh Mạng, đã ngày càng nhận rõ những
nguy cơ bên trong cùng với sự đe doạ từ bên ngoài nên đã có nhiều biện pháp phòng ngừa, trước mắt là ngăn chặn sự truyền bá đạo trong nước. Minh Mạng
phải đương đầu với sự xâm nhập của Thiên Chúa giáo, được coi như mối đe dọa đối với văn hóa cổ truyền Khổng Nho, vừa là một đe dọa về an ninh của
triều đình. Vua Minh Mạng là một người rất sùng Nho và văn minh Trung Quốc. Vì lý do đó, ơng chú ý đến vấn đề giáo hóa dân theo đạo Nho. Ơng đã
ban 10 điều dụ trong đó điều 1 Đơn nhân ln, dạy dân trọng tam cương, ngũ thường, giáo lý căn bản của Khổng giáo; điều 5 Hậu phong tục, dạy dân
giữ phong tục cho thuần hậu, nghĩa là giữ vững những giá trị truyền thống; điều 7 Sùng chính học dạy dân trọng đạo chính, chính đây là Nho giáo,
đối với tà, là đạo Thiên Chúa. Mà đã tà thì không được truyền bá, không được theo. Đây là nguyên tắc căn bản dẫn đến cấm đạo. Nhưng trong thời gian
Lê Văn Duyệt còn sống, vua Minh Mạng chưa ra tay được vì Lê Văn Duyệt là một cơng thần, và là người luôn che chở Công giáo và rất được dân miền Nam
mến chuộng. Trong vụ loạn Lê Văn Khơi, có sự tham gia của một số giáo dân Công giáo và giáo sĩ người Pháp, cho nên vua kết luận rằng Công giáo đã tiếp
tay Lê Văn Khôi chống lại triều đình. Những người bị bắt đều bị xử tử, cố Marchand người Pháp bị đưa về Huế và bị tra tấn đến chết. Vấn đề Công giáo
trở thành một vấn đề chính trị. Năm 1825 vua Minh Mạng chính thức xuống dụ cấm đạo. Đến năm
1833, vua ban bố chỉ dụ cầm đạo lần hai, buộc giáo dân phải bỏ đạo, phá hủy nhà thờ, nhà giáo sĩ. Với chỉ dụ này, tình trạng giáo đồ bị bắt bớ, giết hại phổ
biến khắp nơi. Năm 1836 vua Minh Mạng lại ra dụ cấm đạo nữa. Lần này các biện pháp còn gay gắt hơn trước: các giáo sĩ bị bắt ở trên tàu hoặc trong nước
đều bị giết. Trong những năm 1834-1838 có 7 giáo sĩ bị giết, riêng năm 1838 các giáo sĩ và giáo đồ bị giết nhiều hơn cả. Những sự kiện này khởi động một
phong trào cấm đạo, giết đạo kéo dài cho đến khi Pháp áp đặt chế độ thuộc địa lên Việt Nam. Sự cấm đạo, giết đạo gắt gao trên đây để lại một hậu quả cực kỳ
nghiêm trọng: các giáo sĩ Pháp bị ngược đãi gắt gao bèn khuấy động dư luận Âu châu, và kêu gọi chính phủ Pháp bảo vệ họ. Người hăng hái nhất trong sự
vận dộng này là giám mục Pellerin. Triều đình vua Louis-Philippe, lúc đó chưa có ý đồ xâm chiếm Việt Nam, nhưng thấy phải biểu lộ sự bất mãn bằng cách từ
chối tiếp sứ bộ của vua Minh Mạng lúc sứ bộ này đến Pháp năm 1839. Ta không biết vua Minh Mạng đã rút tỉa kinh nghiệm gì về sự kiện này - mình
khơng tiếp sứ người ta thì người ta khơng tiếp sứ của mình. Nhưng vì vua Minh Mạng băng hà năm 1840 trước khi sứ bộ về, vấn đề quan hệ với Pháp để lại cho
người kế vị là vua Thiệu Trị. Thời vua Thiệu Trị việc cấm đạo có phần nơi lỏng hơn, nhưng do một sự
hiểu lầm xuất phát từ vấn đề Thiên Chúa giáo nên đã xảy ra cuộc va chạm quân sự đầu tiên mở đầu cho những cuộc hành binh kế tiếp của Pháp uy hiếp triều
đình Huế cho đến khi Việt Nam bị chế ngự hoàn toàn. Nguyên do của sự xung đột là năm 1845 một giáo sĩ Pháp, giám mục Lefebvre vào Việt Nam giảng đạo,
bị án tử hình, vua tha cho tội chết, trục xuất sang Singapore. Năm sau ông lại lén vào Gia Định giảng đạo, lại bị án tử hình, nhưng vua lại ân xá, và cho đưa
về Singapore. Năm 1847, viên thuyền truởng chiến thuyền Victoria là trung tá Rigault de Genouilly đến Đà Nẵng, vì khơng hay biết tin trên, đã xin vua thả
giám mục Lefebvre ra. Trong lúc đang điều đình, Rigault de Genouilly thấy phía Việt Nam có động quân, ông nghi là để tấn công hạm đội ông nên liền ra
tay trước. Chiến thuyền Victoria đã bắn chìm hết hạm đội của ta ở Trà Sơn, trong đó có năm tàu bọc đồng. Vua Thiệu Trị tức giận bèn xuống dụ cấm giáo
sĩ giảng đạo và làm tội những người trong nước theo đạo. Đây là lần đầu tiên
quân Pháp tấn công quân sự Việt Nam, mở đầu cho một giai đoạn gây hấn leo thang, mà người phải đối phó, và đối phó khơng được, là vua Tự Đức.
Năm 1947, Tự Đức lên ngôi. Cứ như lúc đầu, khơng ai đốn nhà vua sẽ cấm đạo. Vua đã ban ân đại xá cho các tù phạm. Bao nhiêu những kẻ phải giam,
phải đồ hay phải lưu vì đạo đều được tha về. Dân Công giáo vỗ tay hoan nghênh cử chỉ nhân từ của nhà vua. Song đó hồn tồn là sự lầm tưởng. Chỉ
một năm sau, tức là năm 1948, chỉ dụ cấm đạo đầu tiên của Tự Đức được công bố. Vậy nguyên nhân là do đâu? Khơng phải là Tự Đức có quan điểm khác vua
cha về vấn đề tôn giáo nhưng bản chất Tự Đức là ông vua nhân từ, không cứng rắn như Minh Mệnh, Thiệu Trị nên khi mới lên ngôi đã xao nhãng việc sát đạo,
ban đại xá cho cả những người đang phải chịu phạt vì đạo. Nhưng sự kiện làm cho Tự Đức phải suy nghĩ lại là vụ chính biến cung đình của Hồng Bảo năm
1948. Như trên đã nói, Hồng Bảo lơi kéo được một số người theo đạo Gia Tơ ủng hộ mình hòng chiếm ngơi Tự Đức. Âm mưu chính biến bị phát hiện, Hồng
Bảo bị giết còn các giáo dân phải chịu hậu quả của chính sách bắt đạo. Vấn đề tôn giáo từ đây đã được Tự Đức đặc biệt quan tâm vì trong quan niệm của Tự
Đức giờ đây giáo dân không chỉ là công cụ xâm lược của Tây phương, cụ thể là Pháp mà còn là mối nguy hại trực tiếp trong nước, lúc nào cũng có thể nổi
lên lật đổ ngai vàng của nhà vua. Trong hệ thống Châu bản triều Tự Đức, số châu bản về vấn đề tôn giáo chiếm số lượng khá nhiều, với nội dung là các mặt
bắt đạo, tình hình tôn giáo các tỉnh, các kế trừ đạo, xung đột tôn giáo, giải quyết vấn đề tôn giáo giữa Việt Nam và Pháp… Điều này đủ cho thấy vấn đề này gay
go như thế nào? Thật ra vua quan triều Nguyễn lo lắng về việc Thiên chúa giáo mở đường
cho sự xâm lược của phương Tây vào Việt Nam cũng không phải là điều vô lý. Xét về bản chất của các tơn giáo cấp cao, nó khơng hề có mục đích xấu, mục
đích đích thực của tơn giáo là mang lại sự an ủi cho con người. Nhưng vào những thời kỳ và ở những địa điểm nhất định, tơn giáo có thể có ý định hoặc
buộc phải là phương tiện để phục vụ cho những mục đích phi tơn giáo, hồn tồn khơng phải là sứ mệnh của nó. Nếu hiểu theo một nghĩa nào đó, Thiên
chúa giáo đại diện cho văn minh phương Tây thì nó có các quá trình từ hình thành, phát triển cực thịnh và đi xâm chiếm các nền văn minh khác. Song về
mặt thực tế, một số giáo sĩ thừa sai vào Việt Nam truyền đạo đã có phục vụ mưu đồ xâm lược của Pháp, một bộ phận giáo dân bị mua chuộc. Như vậy đúng
là có nguy cơ xâm lược bằng tôn giáo ở Việt Nam thời kỳ này. Những chính sách cực đoan của nhà Nguyễn với Thiên chúa giáo khơng hề xuất phát từ đầu
óc kỳ thị tơn giáo thuần túy, mà chính xuất phát từ nhận thức giữa Thiên chúa giáo với phương Tây là dấu nối như một thể đồng nhất. Vì thế, trong cách nhìn
của triều Nguyễn, ngăn cấm Thiên chúa giáo là ngăn chặn phương Tây hiện diện tại Việt Nam, chứ không phải ngăn cấm một tôn giáo đơn thuần. Tuy
nhiên, cách làm của nhà Nguyễn đã phản tác dụng, gây ra sự khủng hoảng niềm tin vô cùng lớn trong nhân dân, gây phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân, tạo vết
hằn lịch sử đau thương giữa lương và giáo. Có thể nói, Thiên chúa giáo lúc này đang có xu hướng “thơn tính” các tơn giáo khác. Việt Nam khơng có sức mạnh
để chống lại nhưng lại chọn phương pháp đối đầu mà bỏ qua biện pháp dung hồ vì nhà Nguyễn cho rằng Nho giáo mới là sức mạnh lớn nhất. Chính sự đối
đầu đến mù quáng đã khiêu khích sự “cuồng tín” tơn giáo, làm cho mâu thuẫn giữa hai bên công giáo và lương giáo trong nước trở nên gay gắt khiến phương
Tây có lý do nổ súng xâm lược và lợi dụng đồng bào có đạo trong suốt thời gian thống trị. Mặt khác, nhà Nguyễn đã đánh đồng bộ phận người truyền đạo,
theo đạo thực hiện đúng sứ mệnh của Thiên chúa giáo với bộ phận lợi dụng Thiên chúa giáo vào mục đích xâm lược, và đã đàn áp cả hai thành phần này,
gây ra nhiều phẫn nộ cho những người công giáo chân chính. Về sau, khuất phục trước sức mạnh quân sự của Pháp, triều đình Tự Đức buộc phải nới lỏng
lệnh cấm đạo, ban hành chỉ dụ cho phép tự do hành đạo Thiên Chúa. Nhưng trước thái độ rất thù địch của đa số quan chức và nhân sĩ, chỉ dụ trên của Tự
Đức không được thực hiện triệt để. Nhất là phong trào chống công giáo của văn thân mà tiêu biểu là ở Nghệ An- nơi có truyền thống Nho giáo sâu đậm nhất. Vì
vậy xung đột lương giáo diễn ra ác liệt nhất. Nhưng phải nói rõ rằng quan điểm của Tự Đức hay bản thân các vị vua trước đó Minh Mạng, Thiệu Trị thậm chí
cả Gia Long về đạo Gia tơ khơng hề thay đổi: đạo Gia tơ vẫn là “tà đạo”. Có chính sách nới lỏng việc hành đạo chẳng qua là do sự ép của Pháp mà thơi.
Tóm lại, bối cảnh lịch sử trong nước và quốc tế thế kỷ XIX đã ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến nhận thức của những người cầm nắm vận mệnh quốc
gia. Dù là người mang xu hướng nào đi nữa, dù bảo vệ giá trị truyền thống Đông phương hay thức thời đi theo sự phát triển của Tây phương thi đứng trước
một vấn đề nhạy cảm của thời đại cả hai đều cố gắng đưa ra những đối sách của riêng mình. Việc đúng sai của những đối sách đó lại cần đến sự giải đáp của sự
thật lịch sử. Cho hay, lịch sử khơng phải là “trò đùa” hay “phép thử” cho những quyết định nóng vội, nơng cạn, thơ bạo và mù quáng. Lịch sử chỉ chấp nhận
những gì mang tính tất yếu phù hợp với quy luật khách quan.

3.3. Từ chối canh tân – biểu hiện tột cùng của sự bảo thủ.