Chủ thể vi phạm dân sự là gì

Bộ luật dân sự năm 2005  quy định chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự bao gồm: cá nhân, pháp nhân, và các chủ thể khác như: hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, các cơ quan, tổ chức…Quy định chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự cũng là một trong vấn đề trọng tâm được đưa ra lấy ý kiến nhân dân tại dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi).

Dự thảo Bộ luật dân sự mới (sửa đổi) tới đây chỉ quy định chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là cá nhân và pháp nhân, với một số quy định riêng về việc tham gia quan hệ pháp luật dân sự của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, các tổ chức khác không có tư cách pháp nhân (từ Điều 119 – 121); một số quy định riêng về việc tham gia quan hệ dân sự của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương và ở địa phương (từ Điều 115 – 118).

Với dự thảo mới này, hiện có hai loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất nhất trí với dự thảo Bộ luật.

Chủ thể vi phạm dân sự là gì
Chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự

>>> Tư vấn pháp luật miễn phí

Lí do thứ nhất, các thành viên của hộ gia đình thường xuyên có sự thay đổi (do tách, nhập, sinh, tử, kết hôn…) nên việc xác định thành viên của hộ gia đình khi có tranh chấp để xác định quyền và nghĩa vụ gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai, khó xác định “tài sản chung của hộ gia đình”, “lợi ích chung” của hộ gia đình khi tham gia quan hệ dân sự và điều đó gây khó khăn trong việc xác định trách nhiệm dân sự của cá nhân hay trách nhiệm dân sự của hộ gia đình.

Thứ ba, về tổ hợp tác, hiện nay có gần 80% tổ hợp tác không đăng ký chứng thực và các quy định về tổ hợp tác hiện hành gây nhiều khó khăn trong việc xác định tư cách pháp lý của tổ hợp tác, phân định trách nhiệm dân sự của tổ hợp tác và trách nhiệm dân sự của từng thành viên tổ hợp tác.

Thứ tư, việc quy định hộ gia đình, tổ hợp tác là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự như Bộ luật hiện hành đã gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động áp dụng pháp luật, đặc biệt là cho Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp có sự tham gia của hộ gia đình, tổ hợp tác vì hầu như không có hộ gia đình, tổ hợp tác là nguyên đơn hay bị đơn dân sự.

Thứ năm, việc chỉ quy định quan hệ pháp luật dân sự gồm có cá nhân và pháp nhân là phù hợp thông lệ quốc tế.

Loại ý kiến thứ hai đề nghị tiếp tục ghi nhận hộ gia đình và tổ hợp tác là các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự như Bộ luật dân sự hiện hành vì các lý do sau đây:

Thứ nhất, hộ gia đình, tổ hợp tác là những thực thể đang tồn tại trong xã hội và tham gia vào nhiều quan hệ pháp luật dân sự như quan hệ sử dụng đất đai, điện, nước… Hiện nay có khoảng 370.000 tổ hợp tác đang hoạt động ở nước ta, mô hình tổ hợp tác đang ngày càng phát triển và là một trong những tiền đề để thành lập hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc không ghi nhận tổ hợp tác như là một loại chủ thể quan hệ pháp luật dân sự có thể làm giảm vai trò và sự phát triển của các tổ hợp tác.

Thứ hai, việc quy định hộ gia đình và tổ hợp tác là chủ thể quan hệ pháp luật dân sự là cần thiết, xuất phát từ các điều kiện đặc thù về kinh tế, văn hóa, xã hội, gia đình và lịch sử của Nhà nước ta.

Thứ ba, một số luật hiện hành cũng đã ghi nhận hộ gia đình và tổ hợp tác là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự như Luật đất đai, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật bảo hiểm y tế, Luật hợp tác xã…

Thứ tư, các hạn chế bất cập trong các quy định pháp luật về hộ gia đình, tổ hợp tác hiện nay là có thật nhưng có thể khắc phục được trong quá trình hoàn thiện pháp luật để tạo cơ sở pháp lý tốt hơn cho hộ gia đình, tổ hợp tác tồn tại và phát triển.

Trên đây là tổng hợp các ý kiến chung liên quan đến các chủ thể tham gia quan hệ dân sự theo dự thảo bộ luật dân sự mới. Hi vọng trong một tương lai gần các quy định trong mỗi đạo luật sẽ đem lại những thay đổi tích cực, đồng bộ và thiết thực để đem lại hiệu quả thực sự về mặt quản lý nhà nước cũng như các chủ thể khi tham gia các giao dịch.

Bài viết dưới đây công ty luật ACC sẽ hướng dẫn đến bạn một quy định của pháp luật liên quan đến việc xử lý vi phạm dân sự. Công ty luật ACC có đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn xử lý vi phạm dân sự. Mời bạn đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm về quy định này.

Chủ thể vi phạm dân sự là gì

Xử Lý Vi Phạm Dân Sự (Cập Nhật Mới 2022)

Vi phạm dân sự là gì thì khái niệm này không có được quy định trong hệ thống văn bản pháp luật. Tuy nhiên, dựa vào các tính chất của hành vi vi phạm dân sự thì có thể hiểu vi phạm dân sự là các hành vi hoặc không hành vi xâm phạm đến các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ bằng những chế tài có tính răn đe.

Ví dụ: – Vi phạm hợp đồng cũng là một loại của hành vi vi phạm dân sự.

2. Các hành vi vi phạm dân sự

Vi phạm dân sự là một phạm trù rất rộng vì thế, cùng phân tích một vài phạm vi của hành vi vi phạm dân sự để hiểu thêm về vấn đề này, cụ thể:

  • Vi phạm các nguyên tắc của bộ luật dân sự;
  • Vi phạm các điều cấm của bộ luật dân sự;
  • Vi phạm nghĩa vụ dân sự;
  • Vi phạm hợp đồng dân sự;
  • Vi phạm pháp luật dân sự ngoài hợp đồng;
  • Các vi phạm khác đối với quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân dân sự

3. Vi phạm dân sự bị xử lý như thế nào

3.1. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

3.2. Tội làm nhục người khác

Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Đối với 02 người trở lên;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Đối với người đang thi hành công vụ;
  • Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
  • Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

3.3. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự

  •  Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.
  • Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.

4. Giải quyết hành vi vi phạm dân sự

Căn cứ theo quy định tại Điều 188 Bộ luật dân sự 2015 thì phạm vi khởi kiện được quy định như sau:

  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.
  • Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể cùng khởi kiện một cơ quan, một tổ chức, một cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.

4. Công ty Luật ACC

Bài viết trên đây công ty Luật ACC đã trình bày một số thông tin liên quan đến việc xử lý vi phạm dân sự. Bạn có bất kì thắc mắc nào hoặc có vấn đề nào cần công ty Luật hỗ trợ thì có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. ACC xin cảm ơn!

Các câu hỏi thường gặp

1. Người thân vay tiền nhưng không chịu trả thì có phải chịu trách nhiệm dân sự không?

Tùy thuộc vào hợp đồng vay tài sản giữa người cho vay và người vay là hợp đồng vay không kỳ hạn (khi cho vay, hai bên không thỏa thuận cụ thể về thời hạn vay) nên bạn có quyền đòi nợ bất cứ lúc nào. Hơn nữa nếu người vay không trả thì người cho vaycòn có thể kiện ra tòa dựa theo cơ sở pháp luật (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự )

2. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác có được xem là vi phạm dân sự không?

Có. Điều này đã được quy định rõ ràng trong Bộ luật Dân sự 2015:

Điều 37.Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

“Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.”

Điều 611.Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

“Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:

Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.”

3. Các chế tài nào được áp dụng khi vi phạm dân sự?

Chế tài dân sự là hậu quả pháp lý bất lợi ngoài mong muốn được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm trong quan hệ dân sự khi họ thực hiện, thực hiện không đúng các nghĩa vụ dân sự. Chế tài dân sự thường liên quan đến tài sản (buộc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận…) hoặc có thể là những biện pháp chế tài khác (buộc chấm dứt hành vi vi phạm, buộc xin lỗi, cải chính công khai…)

4.  Sự khác nhau giữa xử lý vi phạm hành chính, vi phạm hình sự và vi phạm dân sự?

+ Vi phạm hành chính là sự xâm phạm đến các quan hệ pháp luật hành chính phát sịnh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước với nội dung chính là chấp hành và điều hành. Những hành vi vi phạm được quy định chung trong Luật xử lý vi phạm hành chính.

+ Vi phạm hình sự là sự xâm hại đến các quan hệ pháp luật hình sự phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội liên quan đến việc họ thực hiện tội phạm, các hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự.

+ Vi phạm dân sự là sự xâm phạm đến các quan hệ nhân thân và tài sản được quy định chung trong bộ luật Dân sự và quan hệ pháp luật dân sự khác được pháp luật bảo vệ, như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp.