Cách ứng xử khi làm dâu

Có lẽ sẽ có nhiều cô nàng đặt câu hỏi khi về nhà chồng mình sẽ phải thay đổi cách ứng xử như thế nào? Khi bạn kết hôn là bước vào một giai đoạn mới trong cuộc sống của mình, điều đặc biệt là bạn không còn sống trong ngôi nhà quen thuộc của mình như trước nữa. Đổi lại bạn phải sống trong một môi trường hoàn toàn mới, nếp sống mới, cùng với những người mà bạn không quen thuộc như cha mẹ, anh em nhà mình nữa. Đó là hàng loạt những khó khăn mà bạn phải vượt qua. Dưới đây là những điều đáng lưu ý khi bạn về nhà chồng.

Chia sẻ của An Nam

Khi bạn kết hôn là bước vào một giai đoạn mới trong cuộc sống của mình, điều đặc biệt là bạn không còn sống trong ngôi nhà quen thuộc của mình như trước nữa. Đổi lại bạn phải sống trong một môi trường hoàn toàn mới, nếp sống mới, cùng với những người mà bạn không quen thuộc như cha mẹ, anh em nhà mình nữa. Đó là hàng loạt những khó khăn mà bạn phải vượt qua. Dưới đây là những điều đáng lưu ý khi bạn về nhà chồng.

1. Giờ giấc sinh hoạt

Ngày còn sống chung với bố mẹ thì thoải mái biết bao bạn có thể ngủ nướng thêm một xíu khi mẹ gọi cũng không sao. Thậm chí những bữa sáng tinh tươm mẹ có thể làm cơm lành canh ngọt cho bạn chỉ sẵn thưởng thức, hoặc bạn cũng có thể thức khuya bao nhiêu tùy thích cũng chẳng ai nhắc nhở bạn điều gì, bạn cũng có thể làm những công việc riêng của mình cũng không sao hết. Nhưng về nhà chồng rồi thì khác, sáng sớm bạn đã phải dậy thật sớm để cùng mẹ chồng chuẩn bị cơm nước cho mọi thành viên trong gia đình, mọi thứ bạn làm không được tự ý thực hiện nữa mà đều phải qua ý kiến của mẹ chồng hay gia đình chồng.

2. Tạo tình cảm thân thiết

Người ta vẫn nói về nhà chồng giống như làm dâu trăm họ, nếu số may mắn gặp được người mẹ chồng hiền thì không sao, nhưng gặp phải bà mẹ chồng ghê gớm thì quả thực là một thử thách lớn đối với bạn. Tuy nhiên trường hợp nào cũng vậy, bạn vẫn phải có những cư xử đúng mực, đừng quá thờ ơ, hãy biết quan tâm tới ba mẹ chồng và anh em nhà chồng, thông qua cách trò chuyện bạn cũng có thể làm được điều đó rồi.

Cách ứng xử khi làm dâu

HOTLINE tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 0904030189

3. Chuyện nhà chồng

Đừng mang những chuyện nhà chồng đi nói ra ngoài, bởi tai vách mạch rừng không có điều gì là có thể giấu giếm được mãi mãi, một khi những câu chuyện đó đến tai những người trong gia đình nhà chồng bạn thì bao nhiêu cố gắng tạo tình cảm của bạn sẽ bị tan biến hết. Đặc biệt chuyện tốt đẹp thì không sao, nhưng không may đó là những chuyện xấu thì đó quả thực là tai họa lớn mà bạn phải gánh chịu.

4. Chăm chút nhà cửa cùng mẹ chồng

Bạn có thể dành thêm một chút thời gian ra để cùng mẹ chồng dọn dẹp nhà cửa, đừng nghĩ rằng mẹ chồng đã làm xong hết rồi mình đi làm về mệt thì thôi nghỉ. Đôi khi bạn chỉ cần bỏ một chút công sức bạn về rồi chạy qua hỏi mẹ còn gì không để con giúp cùng, điều đó cũng thấy mẹ chồng bạn thoải mái hơn. Đồng thời bạn cũng nên để ý đến bếp núc thấy thứ gì để con chưa hợp bạn cũng có thể sắp xếp lại, vì bây giờ bạn đã là vợ là con dâu rồi và đang sống trong một gia đình mới rồi.

Bài viết liên quan:

  • Dịch vụ tư vấn nhanh qua E-mail có tính phí
  • Cách ứng xử với mẹ chồng khó tính

Cập nhật : 10-03-2021 bởi nguyen Ha

CÓ THỂ BẠN CHƯA XEM

Cũng như kỹ năng khác, trước hết, bạn hãy trang bị cho mình nền tảng và kiến thức nhất định về lĩnh vực này.

Thay đổi quan điểm của bạn khi cần thiết

Đành rằng bạn vẫn chỉ ở vị trí làm con thôi nhưng mẹ chồng khác hẵn với mẹ đẻ. Đừng bao giờ nũng nịu hay xử lý môt cách quá trẻ con.

Giao tiếp công bằng

Bạn và mẹ chồng là hai phụ nữ trưởng thành . Những gì bạn đang làm hôm nay cũng chính là những gì mẹ chồng bạn đã từng làm. Vì vậy, trước mỗi công việc vượt qua ranh giới chuyện riêng của hai vợ chồng, hãy chia và xin ý kiến của mẹ.

Thiết lập ranh giới hợp lý

Việc đến sự giúp đỡ của chồng trong giải quyết bất đồng với mẹ chồng là cách khôn khéo, hiệu quả. Tuy nhiên trong vài trường hợp, bạn cần thiết tự đứng lên bảo vệ chính kiến thay vì chồng ứng cứu.

Thực thi các ranh giới

Đó là một nguyên tắc quan trọng cần thuộc lòng khi tương tác với mẹ chồng. Giao tiếp là nhu cầu thiết yếu và việc thiết lập ranh giới không có nghĩa là bạn thiếu tôn trọng, lừa dối mẹ chồng.

Tập thói quen trò chuyện với mẹ chồng

Vì những khoảng cách vô hình với mẹ chồng và nàng dâu thường có tâm lý ngại trò chuyện với mẹ chồng. Và các cô dâu cũng thường nghĩ rằng, ít nói chuyện với nhau thì ít va chạm, ít nảy sinh những điều rắc rối. Tuy nhiên, chính điều này lại làm cho khoảng cách giữa mẹ chồng và nàng dâu ngày một cách xa hơn.

Không thân thiết với chồng quá mức trước mặt mẹ chồng

Qua thân thiết với chồng qua mức trước mặt mẹ chồng sẽ chỉ càng khiến mẹ chồng thêm ghét bạn.

Không nói xấu sau lưng mẹ chồng

Nếu bạn có điều gì đó không hài lòng với cách xử lý của mẹ chồng, hãy khéo léo bày tỏ quan điểm của mình với mẹ chồng.

Trò chuyện với mẹ chồng hàng ngày

Khi có thời gian ở bên mẹ chồng, bạn hãy cố gắng tạo tạo cơ hội trò chuyện với mẹ chồng. Lúc vui vẽ có thể gợi chuyện để mẹ chồng kể về thời thơ ấu của người chồng thân yêu. Không chỉ hỏi, bạn cũng nên tâm sự về công việc của mình ở cơ quan hay những chuyện mình nghe nhiều ở phố.

Không nên mắng hoặc sai chồng trước mặt mẹ chồng

Dù bạn gọi mẹ chồng là “mẹ”, tuy nhiên bạn và mẹ chồng vốn dĩ chẳng có quan hệ máu mủ gì cả. Chính vì vậy, nếu hai vợ chồng bạn có cãi nhau thì cũng không nên to tiếng hoặc để mẹ chồng biết chuyện bởi lẽ bà sẽ nghĩ, bạn có tư cách gì mà được quát con trai bà ngay trong ngôi nhà của họ.

Cách ứng xử khi làm dâu

Mua quà cho mẹ chồng mỗi khi có dịp

Bạn đi công tác hay đi chơi bất cứ ngày nào đó dù không đặc biệt, hãy mua tặng mẹ chồng một bó hoa, một món quà để bà thấy mình không bị lãng quên. Chắc chắn bà sẽ rất quý đứa con dâu như bạn.

Cùng đi chợ, mua sắm

Bạn nên dành ít nhất hai tháng một lần cùng mẹ đi mua đồ giúp bà thấy thoải mái, thư giãn và cảm thấy mình được quan tâm chăm sóc hơn.

Học tập mẹ chồng

Không có cách lấy lòng mẹ chồng nào hiệu quả bằng việc học tập mẹ chồng.

Tiếp thu sự phê bình của mẹ chồng

Dù ý kiến của mẹ chồng lúc đó đúng hay sai thì bạn cũng nên lắng nghe với thái độ tích cực.

Thường xuyên khen mẹ chồng

“Mẹ trong còn trẻ lắm, mẹ làm món này ngon thế, chiếc áo này rất hợp với mẹ, cháu suốt ngày muốn gặp bà nội, mẹ nói thật đúng, mẹ thật khéo mua…” là những lời điều bạn nên nói để lấy lòng mẹ chồng.

Hãy chăm sóc nơi thời cúng tố tiên

Thường xuyên giúp mẹ chồng lau dọn bàn thờ, các khung ảnh thật sạch sẽ. Mùng một, hôm rằm, bạn hãy nhớ thay một lọ hoa thật tươi lên án hương. Việc đó với người già là vô cùng ý nghĩa bởi đó là nguồn cội nồi giống.

Hỏi han sức khỏe

Bên cạch những món ăn bỗ dưỡng hằng ngày bạn nên thường xuyên hỏi thăm sức khỏe của mẹ chồng. Một lời hỏi han động viên đúng lúc còn hiệu quả hơn thuốc bổ.

Quan tâm tới khẩu vị của mẹ chồng

Ngay cả khi khẩu vị đó hoàn toàn trái ngược với bạn thì bạn không thể chỉ nấu nướng những món mình và chồng, con thích. Hãy tìm cách dung hòa khẩu vị của cả nhà trong mỗi bữa ăn và nhấn mạnh rằng bà cần được ưu tiên hơn cả vì bà đã già.

Đừng để mẹ chồng có cảm giác mất con

Có nhiều phụ nữ chỉ đi chơi với chồng, con mà quên cả mẹ chồng. Những lúc như vậy khiến bàn cảm thấy cô đơn và sẽ nghĩ rằng nàng dâu muôn cướp đi con trai yêu của bà. Vì thế bạn dành thời gian để chồng và mình cùng đi chơi, đi siêu thị, đi lễ chùa hay về quê cùng mẹ chồng. Khi ấy bà sẽ thấy không mất con trai mà lại được thêm cô con gái.

Ca ngợi và học hỏi

Mẹ chồng bạn sẽ rất tự hào nếu biết bạn lấy bà làm tấm gương để ca ngợi và học hỏi. Hãy thương xuyên hỏi ý kiến mẹ chông.

Luôn đứng về phía mẹ chồng

Đó là nguyên tắc tưởng như vô nguyên tắc nhưng bạ đừng bỏ qua. Để được mẹ chồng yêu quý, bạn nên cho bà cảm thấy bạn còn vân lời hơn cả con đẻ. Mọi vấn đề nên theo ý bà.

Chớ có tranh phải trái

Là con dâu bạn hãy nhớ rằng, gia đình là nơi trọng tình, không trọng lý, không nên cải lý trong gia đình

Chớ đòn càn hai mũi ở giữa

Chớ nói xấu mọi người theo kiểu đòn cản hai mũi, bạn sẽ dễ lâm vào tình trạng cô lập không ai chia sẽ

Bày tỏ tình cảm thay chồng

Thỉnh thoảng hãy chuyển tới mẹ chồng tình cảm kính yêu của chồng với mẹ, dù anh ta không bộc lộ điều đó.
-st-

Ban đầu khi mới về gia đình chồng, việc thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với gia đình nhà chồng không phải là dễ. Tuy nhiên, một nàng dâu thông minh, biết cách cư xử khéo léo với bố mẹ chồng chắc chắn sẽ chiếm được thiện cảm khi về với nhà chồng.

Cách ứng xử khi làm dâu

Cư xử khéo léo với bố mẹ chồng như thế nào để bản thân vừa được lòng nhà chồng, vừa nâng cao gia trị bản thân và có được chỗ đứng nhất định trong gia đình chồng không phải là chuyện quá khó. Với 6 chữ vàng sau đây, các nàng dâu sẽ không còn ngại cuộc sống trong gia đình nhà chồng nữa.

1. Chữ Tâm: đạo làm dâu cần có

Để có một gia đình hạnh phúc, điều nàng dâu cần nhất là một chữ “Tâm”. Muốn chồng yêu thương bố mẹ mình, bản thân trước tiên hãy thật lòng thật dạ với bố mẹ chồng. Kỳ thực, sẽ thật khó cho các nàng dâu phải hết lòng hiếu thảo, nghe lời những người không hề có công sinh thành, nuôi dưỡng bản thân mình.

Nhưng thật ra không phải vậy, các khái niệm bố mẹ chồng, bố mẹ vợ chỉ là cách để gọi, bản chất họ đều là những đấng sinh thành, nuôi dưỡng vợ chồng bạn, là những người được định sẵn sẽ theo gót chân hai vợ chồng bạn trong nửa quãng đời còn lại của họ. Vậy tại sao lại có sự khác biệt? Tại sao không thể xem bố mẹ chồng như bố mẹ mình, hết lòng yêu thương và dành cho họ sự tôn trọng mà người làm con nên làm? Nếu chưa thể làm tròn chữ “Hiếu”, hãy đặt chữ “Tâm” lên hàng đầu.

Chữ “Tâm” của nàng dâu thể hiện ở tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc, sự kính trọng mà bạn dành cho bố mẹ chồng. Xem họ như bậc sinh thành ra mình mà hết lòng phụng dưỡng. Thêm vào đó, là sự đồng cảm, thấu hiểu dành cho bố mẹ chồng, để bạn có thể khéo léo né tránh những bất đồng không cần thiết khi về làm dâu.

2. Chữ Nhẫn: nhẫn nhịn những lần tranh cãi, giận dỗi

Một chữ “Nhẫn” lại mang rất nhiều ý nghĩa, đó là nhẫn nại, nhẫn nhịn, là chịu đựng, là nhẫn nhục, là kiên nhẫn. Một chữ Nhẫn thôi, nhưng cả một đời người khó làm được. Các nàng dâu khi về nhà chồng, hãy trang bị cho mình một chữ “Nhẫn”, dù là hoàn thiện hay chưa hoàn thiện.

Các chị em đều biết, phận làm con chỉ có thể chọn chồng, đâu thể chọn bố mẹ chồng? Nàng dâu nào được gả vào gia đình nhà chồng dễ tính, dễ thỏa hiệp, dễ tìm được tiếng nói chung thì quả là thật may mắn, nhưng cũng không ít nàng chịu lắm đắng cay bởi sự bất đồng tư tưởng lẫn hành động trong nhà chồng. Trường hợp như vậy nếu không trang bị cho mình một chữ “Nhẫn”, sẽ khó có thể giữ được hạnh phúc cho gia đình.

Suy cho cùng những lần tranh cãi, những bất đồng ý kiến xảy ra chỉ là vì cái tôi bản thân của những người trong cuộc quá cao, nên nhất thời không muốn nhường nhịn đối phương mà thôi. Cùng là người trong gia đình, biết cách nhẫn nhịn, khiêm nhường sẽ tránh được những mâu thuẫn không đáng có. Đều là người thân trong nhà, bạn nhẫn nại với bố mẹ thì có là gì to tát, nhẫn nhịn với bố mẹ chồng thì có gì đáng chê trách? Thay vào đó, cách ứng xử khôn khéo là hãy chờ đến lúc đôi bên có thể nói chuyện bình thường, kiên nhẫn giải thích và thể hiện tâm ý của bạn, sẽ giúp bạn tăng thêm uy tín.

Cách ứng xử khi làm dâu

3. Tứ đức: Công, Dung, Ngôn, Hạnh

Tuy Tứ đức là những đức tính ràng buộc người phụ nữ trong thời đại phong kiến xưa, nhưng 4 đức tính này chưa bao giờ lỗi thời trong  thời buổi hiện đại. Ngược lại, khái niệm tứ đức đã được mở rộng lên tầm cao hơn, một nàng dâu tân tiến rất cần trang bị đầy đủ cả 4 đức tính này.

Người phụ nữ xưa cần giỏi nữ công gia tánh, tường Cầm kỳ thi họa, phụ nữ ngày nay càng cần giỏi việc công việc tư.  Nói cách khác, người phụ nữ thời buổi hiện đại cần có sự tự cường riêng của bản thân, việc nhà đảm đang, việc nước thông thạo.

Đã là phụ nữ, diện mạo là điều rất quan trọng. Không nhất thiết bạn phải quá xinh đẹp, nhưng nhất định phải là một nàng dâu gọn gàng, chỉnh chu, vừa mắt. Ngoại hình của bạn không chỉ đem đến cho bạn sự tự tin, mà còn chứng minh sự nề nếp gia đình tạo ra cho bạn, hãy để bố mẹ chồng được tự hào vì có một nàng dâu xinh đẹp chỉnh chu.

Phụ nữ thời nay có nhiều cơ hội thể hiện bản thân hơn phụ nữ thời xưa, kèm theo đó bạn cần có tiếng nói đáng tin, có trọng lượng hơn để lấy được lòng tin của mọi người, mà trước hết là người trong gia đình. Chữ “Ngôn” không những thể hiện sự thông minh, khéo léo của nàng dâu, mà còn thể hiện phẩm chất đạo đức của nàng. Một nàng dâu khéo ăn khéo nói luôn được lòng bố mẹ chồng phải không nào?

Là phẩm chất đạo đức mà phận làm dâu phải luôn có, đó là hết lòng chung thủy với chồng, yêu thương con cái, hiếu kính cha mẹ. Chữ “Hạnh” nếu đi kèm chữ “Tâm” cho thấy bạn là người phụ nữ của gia đình.

6 chữ vàng trên đây không phải nàng dâu nào cũng có thể thực hiện được. Tuy nhiên hãy luôn có gắng hoàn thiện bản thân mình, từ cách cư xử khéo léo với bố mẹ chồng đến tình yêu thương bản thân dành cho gia đình mới này, nhất định bạn sẽ thành công.

Chuyên gia tâm lý Vera Hà Anh