Cách trồng rêu Mini Pelia

Bài viết này mình KHÔNG đề cập đến những thông tin cũ mà các bạn dễ dàng tìm được trên google như “rêu cần nước mát” chẳng hạn. Thay vào đó mình sẽ chia sẽ những kinh nghiệm mới và chi tiết cho các bạn dễ hiểu và áp dụng thực tiễn.

Đầu tiên mình xin đưa ra 1 số thông tin thí nghiệm trong nhiều hồ

Trường hợp 1: nhiều hồ của mình dùng phân nền trơ, ada, gex, contro soil, aquafor dù ánh sáng rất cao, ví dụ 6 bóng t5 odysea cho hồ 90x 45 x45 cm, hoặc 8 bóng cho hồ 1m2 x 50 x 50, rêu vẫn phát triển rất xanh đẹp.

Trường hợp 2: Mình thử nghiệm, set hồ nền trơ size 1m2 50 50, không hề có dinh dưỡng, tuy nhiên mình lót rất nhiều nham thạch nâu ở dưới đáy. Sau khi chạy lọc ổn định vài tuần mình bắt đâu cho rêu (minitaiwan và wepping Sing) và lũa vào hồ, mình bật đèn khá cao, ở mức 80-100 PAR (cỡ 6 bóng t5 bật 8 tiếng / ngày), co2 30 ppm và nước ở 27-28 độ C, chỉ 1 tuần sau rêu bắt đầu bị vàng, khô ráp và chết dần, dù mình có châm dinh dưỡng hoặc thay nước đều thì vẫn vậy. Nguồn nước đầu vào của mình là nước máy có gH cỡ 2, Ca 17 ppm và Mg cỡ 3 ppm, pH cỡ 6.0-6.5.

Hồ như trên, lần này mình thay hết rêu còn xanh đẹp vào, và mình giảm ánh sáng xuống rất thấp, còn cỡ 2 bóng t5 (30 PAR), sau 1 tuần rêu tiếp tục bị hiện tượng như vậy. Từ đó suy ra, rêu chết trong trường hợp này không phải do ánh sáng quá cao.

Mình suy nghĩ loại trừ nhiều khả năng, và quyết định tắt đèn trong 1 tuần. Ánh sáng hồ này chỉ lấy từ đèn trên tường của phòng là chủ yếu. Nhưng kết quả rất bất ngờ, rêu bắt đầu xanh lại rất đẹp và phát triển nhanh.

Vậy lý do là gì? Theo kinh nghiệm thì mình nghi ngờ rêu mình bị ngộ độc Fe từ 1 đống nham thạch nâu mình lót ở đáy hồ, vì khi có ánh sáng thì Fe mới bị QUANG KHỬ SẮT từ Fe3+ thành Fe2+ cho rêu hấp thụ và gây độc. Mình vội mang nước ra test thì đúng là lượng Fe vượt ngưỡng.

Dành cho các bạn chưa rành về sự liên hệ giữa Fe và ánh sáng thì công thức quang khử sắt như sau:

QUANG KHỬ SẮT (photoreduction of Iron): Fe3+ (Fe có trong chất hữu cơ) + Ánh Sáng => Fe2+ (cây thủy sinh và rêu hại có thể hấp thụ)

Có nghĩ là Fe nếu hiện diện trong nước, và không có ánh sáng thì không có khả năng cây và rêu hấp thụ (hoặc hấp thụ nhiều quá gây độc). Ánh sáng càng nhiều Fe càng mạnh, và đây cũng là lý do hồ quá sáng hay bị rêu hại như rêu tóc chẳng hạn.

1. Rêu vốn sống ở nơi ẩm thấp, nó thích mát và ánh sáng vừa, nhưng nó vẫn hoàn toàn sống và xanh đẹp ở nơi có ánh sáng cao, với điều kiện người chơi phải quản lý tốt nước và những yếu tốt khác.

2. Rêu vàng, đen, chết, chưa hẳn 100% là do ánh sáng quá cao, có thể là do ánh sáng này kết hợp với Fe hoặc kim loại nặng nào đó làm rêu ngộ độc. Ở ánh sáng thấp và vừa thì Fe dư 1 chút cũng không sao, nhưng ở ánh sáng cực cao thì lại là chuyện khác.

3. Những hồ có gH cao thì rêu ít bị ngộ độc hơn những hồ có nước mềm.

4. Rêu cực ghét kim loại nặng, trong đó có Fe. Không nên châm quá nhiều Fe nếu bạn trồng rêu và không rành dinh dưỡng.

5. Rêu không cần quá nhiều dinh dưỡng và carbon, nhưng nó rất thích Co2 và 1 lượng Nh3 trong nước. (Nh3 từ phân cá tép, thức ăn thừa, lá cây chết…)

6. Ánh sáng cao có thể gây hại cho rêu theo 3 cách:

– 1 số loài rêu không chịu nổi ánh sáng cao nên cháy lá

– Ánh sáng cao gây quang khử Fe, làm Fe dư thừa trở nên độc với rêu

– Ánh sáng cao làm Fe mạnh, gây bùng phát rêu hại và bám lên rêu thủy sinh.

7. Ngoài ra, nên giữ nước sạch để rêu được khỏe mạnh, ngoài Fe ra còn những chất hữu cơ khác cũng có tác dụng gây độc với rêu.

8. Nếu bạn muốn giải độc cho rêu 1 cách nhanh nhất, có thể nâng gH lên cao cỡ 6-12 độ, hoặc châm thêm nước đen, acid humic…

9. Những nền công nghiệp trồng tốt rêu là những nền có chỉ số hấp thụ dinh dưỡng dư thừa cao (CEC) như ADA, aquafor, Gex xanh, controsoil…. Những nền này hút Fe và kim loại nặng dư thừa vào trong nền và thải ra lúc cần thiết.

Tiếp tục phần hai ,giới thiệu đến các bạn một số  loại rêu thủy sinh .Qua phần hai là một số loại rêu phổ biến cũng như một số loại được người chơi sưu tầm trong hồ hi vong giúp ích cho các bạn được phần nào .

(Christmas Moss ) Giống như cái tên của nó , rêu có hình dạng như cây thông xòe rất đẹp . Đây là loại rêu có nguồn gốc Brazil . Bạn sẽ dễ dàng nhận ra rêu Christmas khi nhìn thấy nó . So với rêu Java , rêu cá đẻ thì rêu Christmas có hình dạng đẹp hơn nhiều , các tán lá của nó xòe đều ,tốc độ phát triển của rêu xmas chậm hơn so với rêu java tuy nhiên vẫn phù hợp với người mới chơi

rêu xmas
ở điều kiện tốt rêu xmas bung tán rất đẹp ,tán rêu to và dài đều hơn nhiều so với rêu minitaiwan
Tán rêu xmas bung to nhìn hình dáng như cây thông noen

Tương đối dễ trồng ,khi bung hết tán gần giống như xmas tuy nhiên peacok có vẻ mềm mại hơn so với rêu xmas.Nguồn ảnh : aquamoss

góc nhìn top view từ trên xuống bên trái là rêu peacok so sanh với một loại rêu khác
rêu peacok
nguồn ảnh: aquamoss

Còn có tên gọi khác là Đại Lộc Giác Đài , chúng mọc khá bổ biến ở Việt Nam . Đây là loài rêu rất dễ trồng,Hình dáng đặc biệt dễ nhận ra , mọc quanh tròn đều theo giá thể .Thường ít khi bị rêu hại tấn công, nếu có rêu hại tấn công rất dễ xử lý hơn những loại rêu khác .Điều kiện để trồng được loại rêu này là : ánh sáng yếu đến vừa

Không co2 rêu vẫn mọc được
Rêu pelia ít bám rêu hại so với các loại rêu khác Nhìn như rong biển nấu canh :))

Hình dáng tương tự như rêu pelia tuy nhiên thùy rêu lại nhỏ hơn rất nhiều ,thùy rêu dày hơn và xanh hơn so với pelia ,tốc độ phát triển chậm và đòi hỏi nhiệt độ phải mát (dưới 26 độ rêu phát triển nhanh ).Một số anh em sử dụng loại rêu này làm tường rêu cho hồ thủy sinh rất đẹp vì rêu phát triển chậm và không vươn dài như những loại rêu khác .Các bạn chơi Bucep rất hay gặp loại rêu này bám trên thân bucep .Rất đáng để sưu tầm .

rêu minipelia có dính thêm một số loại rêu khác khi mới được khai thác ở tự nhiên về
Ảnh này của một anh nước ngoài ,bụi minipelia quá đẹp
topview

Giống như tên gọi rêu có hình dáng như đuôi phượng ,là loại rêu rất đẹp và đa số được khai thác ngoài tự nhiên ,có tốc độ phát triển rất chậm ,thời gian gần đây được các cửa hàng thủy sinh bán dạng theo từng cục đã buộc giá thể ,là loại rêu rất đáng để sưu tầm .

rêu phượng vĩ đài mới được buộc vào giá thể

Tầm 60k cho một cục moss ball ,không biết loại rêu này có phải là marimo hay không thì mình không dám chắc chắn nhưng một hồ tép đơn điệu thì một hai cục rêu moss ball này tạo điểm nhấn xanh xanh cũng rất đẹp ,loại rêu này tương đối bám phân cá .Một số người chơi trong ngoài nước xé nhỏ cục rêu và dán vào đá lũa tạo bố cục ,mình cũng đã từng thử kết quả là rất đẹp và tốc độ phát triển là chậm đỡ phá bố cục như các loại rêu khác

rêu marimo ngoài tự nhiên
Moss ball được bán ở các của hàng

Được cung cấp hình ảnh từ anh Ly Quang Chấm hội yêu thủy sinh Đà Nẵng về loại rêu này ,mình chưa có cơ hội được trải nghiệm

rêu stringy
rêu stringy
rêu stringy

Loại rêu này với rêu java thì có thể nói dễ bậc nhất thả đâu cũng có sống và phát triển được ,trong một hồ thủy sinh có thể quan sat được rêu ricca quang hợp và tạo thành bóng khí đọng lại ở đầu thùy rêu rất đẹp .Nhược điểm duy nhất của loại này là phát triển cực nhanh nên hay phá bố cục và phát triển nhanh quá nên dễ bung khỏi giá thể .Rêu ricca các bạn có thể thả nổi mặt hồ thủy sinh vẫn được nhé

rêu ricca nhả bóng khí tuyệt đẹp

Còn rất nhiều loại rêu mà bài viết không thể nào tổng hợp được hết ,mỗi loại rêu đều có vẻ đẹp riêng của nó .Quan trọng nhất với người chơi là chăm sóc cắt tỉa để rêu hay những loại cây thủy sinh khác được phát triển như mong muốn của người chơi .Hy vong bài viết giúp ích phần nào cho các bạn lựa chọn loại rêu phù hợp với bố cục mình đã lựa chon hay những bạn mới có thể lựa chọn tập chơi tốt hơn .Cảm ơn vì đã đọc .

Đọc phần một tại đây.

Video liên quan

Chủ đề