Cách tính EPS dự phóng

Đối với các nhà đầu tư chắc hẳn khi vừa mới tham gia vào thị trường chứng khoán đều có một thắc mắc rằng: Đầu tư vào cổ phiếu nào có khả năng sinh lời cao? Cổ phiếu này được mua có phải đã quá mắc hay không hay có phải bạn đã mua được một cổ phiếu tốt với giá hời hay không?

Tất cả những thắc mắc đó của chính là lý do mà chúng ta có công thức P/E. Vậy các chỉ số P/E Ratio là gì và sử dụng nó như thế nào trong việc dự đoán giá trị của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán?

P/E (viết tắt của Price to Earning to ratio) là chỉ số đánh giá mối quan hệ thị trường của cổ phiếu (Price) và lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phiếu (EPS).

Nói một cách đơn giản, P/E là ước tính điểm hòa vốn trong bao nhiêu năm để lấy lại vốn. Lấy giá cổ phiếu chia cho lợi nhuận mỗi năm, chẳng hạn một cổ phiếu có giá 10.000 đồng, lãi 1.000 đồng/năm, tức là phải hơn 10 năm mới hoàn vốn. Tương tự, nếu P/E thấp thì có thể được hiểu là rẻ nhưng nếu P / E cao thì có thể được hiểu là đắt.

Phương pháp PE Ratio chỉ là một phương pháp định giá sơ bộ. Những cổ phiếu này có khả năng tăng trưởng bao nhiêu? Tính thanh khoản như thế nào?

P/E được chia thành 2 loại được sử dụng rộng rãi: Foward P/E và Trailling P/E, hại loại P/E này sẽ có các phương pháp tính toán khác nhau như sau:

Cách tính này nhầm dự đoán thu nhập của 4 quý tiếp theo.

Foward P/E = Giá thị trường cổ phiếu/ EPS kỳ vọng

Trailing P/E là P/E được tính bằng cách chia giá cổ phiếu hiện tại (P) cho tổng thu nhập EPS trong 12 tháng qua.

 Đây là số liệu P/E phổ biến vì đó là số liệu khá khách quan. Các nhà đầu tư thường thích xem P/E Trailing vì họ không tin tưởng vào ước tính EPS trong tương lai của cách tính Foward P/E.

Như chúng tôi đã nói ở trên, P/E là một ước tính sơ bộ. Nó không nên được sử dụng trong tất cả các quyết định giao dịch cổ phiếu nhưng đây là một phương pháp dùng để đánh giá xu hướng của cổ phiếu. Giống như cách chúng ta xem cổ phiếu đó như một công việc kinh doanh của chính mình.

  • Chỉ số P/E cao có thể là biểu hiện của một doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, khiến chỉ số EPS thấp (thậm chí gần bằng 0) sẽ khiến chỉ số P/E ở mức lớn.
  • Chỉ số P/E thấp thể hiện cho các nhà đầu tư thấy rằng EPS( thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu) đang ở mức cao. Điều này sẽ giúp họ đưa ra quyết định sẽ mua vào các cổ phiếu này.

Tuy nhiên P/E thấp cũng có thể là do doanh nghiệp thu được lợi nhuận bất thường ( bán tài sản, thanh lý tài sản,…). Khoản  lợi nhuận này chỉ ở tại một thời điểm và sẽ không lặp lại trong tương lai chính điều này đã đẩy giá EPS lên cao đột xuất khiến P/E thấp.

Hoặc các cổ đông đang nắm giữ cảm thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không hiệu quả nên họ đã quyết định bán số cổ phần đang nắm giữ của mình ra thị trường để chốt lời khiến chỉ số P/E thấp.

Nhìn chung thị trường vô cùng khó đoán và P/E cao hay thấp chỉ là mức tạm thời ở tại một thời điểm nhất định và chỉ có giá trị tham khảo hơn là dựa vào đó để mua bán.

Các cổ phiếu có độ ổn định cao thường không mang lại mức tăng đột biến, vì vậy giá trị P/E của chúng cao hơn so với các cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn. Có thể chọn cổ phiếu có P/E cao nhưng cũng có tính thanh khoản tốt

trong cùng một ngành và sử dụng mức P/E trung bình của loại ngành đó để so sánh. 

Thận trọng vẫn là điều cần thiết nhất mỗi khi đưa ra quyết định đầu tư Tất cả các khoản đầu tư đều có rủi ro. Ngay cả những người quan tâm đến việc đầu tư vào cổ phiếu cũng sẽ tính toán Tỷ lệ P/E hoặc các tỷ số tài chính khác.

P/E(Price toEarning Ratio), là một trong những chỉ số tài chính cơ bản, được sử dụng rộng rãi để định giá cổ phiếu. 

Ngoài việc cho thấy giá cổ phiếu của một công ty được định giá cao hay bị định giá thấp, P/E có thể tiết lộ cách định giá của cổ phiếu so với nhóm ngành hoặc chỉ số chung VN-Index.

Đang xem: định giá cổ phiếu theo phương pháp p/e

Chỉ số EPS

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) là số tiền lãi của một công ty được phân bổ trên mỗi cổ phiếu đang lưu hành của công ty, đóng vai trò là một chỉ số về hiệu quả hoạt động của công ty.

Nói cách khác, thu nhập trên mỗi cổ phiếu là một phần thu nhập ròng của công ty trên mỗi cổ phiếu (nếu tất cả lợi nhuận được trả cho các cổ đông).

EPS thường được sử dụng bởi các nhà phân tích tài chính và Trader để so sánh sức mạnh tàichính của một công ty.

Do EPS là thành phần tạo nên chỉ số P/E, nên định nghĩa về P/E phải đi chung với định nghĩa về EPS.

Cách tính P/E

Công thức tính tỷ lệ P/E cho cổ phiếu rất đơn giản: giá trị thị trường trên mỗi cổ phiếu chia cho thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS).

Điều này được biểu diễn dưới dạng công thức:P/E= (Price / EPS)

Trong đó:Price là giá thị trường (giá mua bán ngày gần nhất) của cổ phiếu EPS là thu nhập trên mỗi cổ phiếu đang lưu hành

Ví dụ:Ngày 31/12/ 2017, Tập đoàn Bank of America (BAC) đã kết thúc năm với các chỉ số: EPS= 1,56 đô la Giá= $ 29,52.

Tỷ lệ P/E của Bank of America (BAC) là: P/E=$29,52 / $ 1,56 = 18,92

Nói đơn giản, cổ phiếu Bank of America (BAC) đang giao dịch với mức giá gấp 19 lần thu nhập trong năm nay (hoặc 4 quý liên tiếp) của nó.

Lưu ý: EPS của một công ty thường được cung cấp trên các trang web tài chính như cafef, vietstock hoặc báo cáo phân tích chứng khoán có sẵn miễn phí và dễ dàng tìm trên google.

Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư muốn tự tính toán EPS, công thức thườngnhư sau: (Thu nhập ròng – Cổ tức trên cổ phiếu ưu đãi / Cổ phiếu đang lưu hành trung bình của cổ phiếu phổ thông). Nhớ rằng chệnh lệch số liệu có thể do một số nguồn sử dụng số lượng cổ phiếu được giao dịch vào cuối kỳ chứ không phải trung bình trong kỳ.

Do các thay đổi nhỏ trong công thức, các nguồn khác nhau có thể báo cáo các giá trịEPS khác nhau cho cùng một công ty. Tuy nhiên, những thứ này thường được tính trung bình cùng nhau để tạo ra một EPS trung bình.

Forward P/E

Forward P/E (hay còn gọi là P/E dự tính) sử dụng EPS dự phóng trong tương lai để tính toán. Forward P/E được tính bằng công thức:

P/E Forward = Giá thị trường của cổ phiếu / EPS kì vọng

EPS kì vọng không đáng tin cậy bằng các số liệu về EPS hiện tại. Tuy nhiên PE dự tính vẫn có lợi trong việc phân tích. Mức thu nhập dự tính được sử dụng trong công thức có thể được sử dụng trong 12 tháng tiếp theo hoặc cho cả năm tài chính.

PE dự tính của một công ty thường được sử dụng để so sánh thu nhập hiện tại với thu nhập trong tương lai. Nếu thu nhập được kì vọng sẽ tăng trong tương lai, PE dự tính sẽ thấp hơn PE hiện tại. Chỉ số này cũng giúp so sánh về tương lai giữa các công ty khác nhau.

Dù rằng chỉ báo Forward P/E này rất hữu ích, nhưng vẫn có những vấn đề với số liệuFoward P/E. Cụ thể: các công ty có thể đánh giá thấp EPS của họ, để thay đổi con số P/E tự tính, khi báo cáo của quý tiếp theo được công bố.

Trailing P/E

Trailing P/E là P/E được tính bằng cách chia giá cổ phiếu hiện tại (P) cho tổng thu nhập EPS trong 12 tháng qua.

Đây là số liệu P/E phổ biến vì đó là số liệu khá khách quan. Một số nhà đầu tư thích xem P/E Trailing vì họ không tin tưởng vào ước tính EPS tương lai của cổ phiếu. 

Nhưng Trailing P / E cũng có những thiếu sót, hiệu suất trong quá khứ của một công ty không báo hiệu hành vi trong tương lai.

Nếumột sự kiện lớn của công ty khiến giá cổ phiếu cao hơn hoặc thấp hơn đáng kể, P/ E Trailing sẽ không phản ánh rõ những thay đổi đó.

P/E ngành và P/E thị trường

P/E ngành là P/E bình quân của các công ty trong ngành, tính toán P/E ngành bằng cách bình quân gia quyền theo trọng số là mức vốn hoá của các công ty. P/E ngành là các chỉ tiêu dùng để so sánh khi định giá. Tuy nhiên, việc tính toán và cung cấp thông tin ở các kênh thông tin rất khác nhau, ở phần sau sẽ nói rõhơn.

P/E thị trường P/E bình quân của toàn bộ chứng khoán trên thị trường, tính toán P/E ngành bằng cách bình quân gia quyền theo trọng số là mức vốn hoá của các côngty.

Có các cách để tính chỉ số P/E của thị trường đó là: Lấy Tổng vốn hoá toàn thị trường chia cho tổng thu nhập toàn thị trường hoặc Lấychỉ số giá thị trường chia cho thu nhập toàn thị trường.

P/E hiện nay được cung cấp bởi hầu hết Website uy tín là P/E đã điều chỉnh (P/E đã điều chỉnh là P/E đã loại đi các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng cổ phiếu lưu hành). Các tổ chức quốc tế cũng thường xuyên báo cáo về TTCK Việt Nam như HSBC, Bloomberg,…

Chỉ số PEG là gì

Do không phải lúc nào cũng cho bạn biết liệu P/E có phù hợp với tốc độ tăng trưởngdự báo của công ty hay không. Vì vậy, để giải quyết giới hạn này, các nhà đầu tư xem xét thêm một tỷ lệ khác gọi là chỉ số PEG.

Nếu P/E cho bạn biết cổ phiếu đó là đang mắc hay là rẻ trong thời điểm hiện tại. Thì PEG cho bạn biết cổ phiếu đó là đang mắc hay là rẻ trong tương lai.

Nói cách khác, chỉ số PEG cho phép các nhà đầu tư tính toán xem giá cổ phiếu có được định giá cao hay bị định giá thấp hay không bằng cách phân tích cả thu nhập ngày nay và tốc độ tăng trưởng dự kiến ​​của công ty trong tương lai.

Cách tính chỉ số PEG

PEG=(P/E) chia cho G

Trong đó G chính là tốc độ tăng trưởng trong 1 giai đoạn

Nếu PEG = 1 thì công ty đang ở mức giá bình thườngNếu PEG Nếu PEG Nếu PEG > 1 là đắt tương đối

Bây giờ thì xin mời các bạn xem một ví dụ cụ thể.

Một mã cổ phiếu nọ có EPS=10, thị giá hiện tại là 200 từ đó suy ra P/E = 200/10 =20.

Giả sử mã cổ phiếu đó có tốc độ tăng trường bình quân là khoảng 25%/năm. Khi đó PEG = 20/25 Các công ty có P/E cao là một dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư mong đợi tăng trưởng thu nhập cao hơn trong tương lai.Ngược lại, P/E thấp có thể đại diện cho một công ty bị định giá thấp hoặc đang hoạt động tốt hơn so với công ty đã làm trong những năm gần đây.

Hạn chế của chỉ số P/E

Hạn chế lớn nhất của tỷ lệ P/E là khiến cho các nhà đầu tư rất dễ phạm sai lầm, nếu đánh giá không đúng về triển vọng tăng trưởng của công ty.

Nếu công ty đang phát triển nhanh chóng, nhà đầu tư có thể thoải mái mua nó với tỷ lệ P/E cao, kỳ vọng tăng trưởng EPS sẽ đưa P/E trở lại mức thấp hơn. Nếu thu nhập không tăng đủ nhanh, bạn có thể tìm một cổ phiếu có P/E thấp hơn.

Nợ hoặc đòn bẩy cũng có thể làm chỉ số P/E bị lệch lạc một cách gián tiếp. Nợ cao hơn (rủi ro lớn hơn) có thể làm giảm mức độ sẵn lòng của nhà đầu tư trả giá cao hơn cho cổ phiếu và làm giá giảm, nhưng đòn bẩy thường làm tăng EPS của công ty và do đó có thể làm P/E trở nên hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu lợi nhuận thay vì giảm, phần dành cho các cổ đông sẽ giảm vì chủ nợ sẽ phải trả trước.

Thật khó để biết liệu P/E cao có phải là kết quả của sự tăng trưởng dự kiến ​​hay nếu cổ phiếu chỉ đơn giản là được định giá quá cao. Để giải quyết bài toán này, chỉ số PEG ra đời để cải tiến chỉ số P/E, bạn cũng có thể đọc thêm tại phần chỉ số PEG là gì.

Xem thêm: Lợi Suất Trái Phiếu Là Gì ? Đặc Điểm Và Một Số Lưu Ý Đặc Điểm Và Phân Loại Trái Phiếu

Lạm dụng trong sử dụng P/E

Không một tỷ lệ nào hoàn hảo để định giá một cổ phiếu. Các bạn nên sử dụng nhiều tỷ lệ khác nhau để đi đến một bức tranh hoàn chỉnh về sức khỏe tài chính của công ty và định giá cổ phiếu của công ty.

Khi nhận định về sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam, các chuyên gia phân tích hầu hết đều sử dụng chỉ số P/E bình quân toàn thị trường như một công cụ định giá thị trường.

Một trích đoạn quen thuộc của các chuyên gia tài chính: “P/E bình quân TTCK Việt Nam theo thống kê của Bloomberg đang là 16.5 lần, thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực, chẳng hạn như Phillipines hay Indonesia với mức P/E trên 20 lần; điều đó chứng minh rằng cổ phiếu trên TTCK Việt Nam đang khá rẻ.”

Cách nhìn nhận này thoạt nhiên nghe có vẻ hợp lý và thậm chí được sử dụng rộng rãi trên các phương tiện đại chúng như một thông lệ bình thường.

Tuy nhiên, nếu hiểu rõ hơn về bản chất của chỉ số P/E và điểm khác biệt về kinh tế giữa các quốc gia, sẽ nhận thấy chỉ nhìn vào chỉ số P/E để so sánh sự đắt hay rẻ thì đây là một cách so sánh chưa đúng về mặt bản chất, dẫn tới những dự báo và nhận định lệch lạc.

Định giá cổ phiếu bằng chỉ số P/E

Có rất nhiềuphương pháp định giá chứng khoán, ví dụ như ước lượng giá trị tài sản thực, chiết khấu dòng tiền, phương pháp P/E… Trong đó phương pháp P/E khá hiệu quả trong việc đánh giá nhanh một doanh nghiệp, sử dụng dễ dàng cho dân không chuyên về tài chính và sử dụng được trên đa số các cổ phiếu.

Ví dụ về cách định giá bằng P/E

Quay lại ví dụ về Bank of America ở trên, theo cách tính thì Bank of America có P/E=19. Tuy nhiên, bản thân P/E=19 khó có thể nhìn nhận là đang định giá cao hay thấp nếu thiếu con số so sánh.

Một số cách so sánh phổ biến là so sánh với P/E chung của nhóm ngành chứng khoán (do nghiệp vụ chính của Bank of America là chứng khoán).

Ngoài ra có thể so sánh với chỉ số chuẩn toàn thị trường, hoặc P/E bình quân trong lịch sử của cổ phiếu này.

Nói về so sánh về chỉ số chuẩn của thị trường và bình quân P/E lịch sử của cổ phiếu thì khá đơn giản

P/E cổ phiếu định giá thấpP/E cổ phiếu > trung bình thị trường, P/E bình quân lịch sử của cổ phiếu =>định giá cao
Video hướng dẫn định giá cổ phiếu bằng phương pháp PE cơ bản

So sánh P/E cổ phiếu với trung bình ngành

Bản thân P/E đứng riêng lẻ là khá vô dụng; con số không cho bạn biết bất cứ điều gì trừ khi bạn so sánh nó với P/E của các công ty khác trong cùng ngành.

Các công ty có P/E thấp hơn được coi là “rẻ hơn” để mua – với số tiền họ kiếm được, giá cổ phiếu của họ rẻ hơn

Ví dụ: Cổ phiếu ABC đang giao dịch ở mức 15 đô la/cổ phiếu và có P/E là 50. Cổ phiếu XYZ đang giao dịch ở mức 85 đô la/cổ phiếu và có P/E là 35.

Nhận thấy rẻ hơn là mua Cổ phiếu XYZ, dù giá cổ phiếu cao hơn Cổ phiếu ABC?. Với Cổ phiếu XYZ, một người trả 35 đô la cho mỗi 1 đô la thu nhập, trong khi với Cổ phiếu ABC, một người trả 50 đô la cho mỗi 1 đô la thu nhập.

Lưu ý: Tìm hiểu sâu về P/E sẽ thấy rằng rằng việc so sánh tỷ lệ P / E giữa các công ty không liên quan là vô ích, dù chúng có cùng 1 ngành. Do định giá và tốc độ tăng trưởng rất khác nhau giữa các ngành, các công ty được so sánh phải rất giống nhau về cả quy mô và lĩnh vực để có thể so sánh bằng cách sử dụng tỷ lệ P/E.

So sánh P/E cổ phiếu với P/E trung bình ngành thì khó hơn, có nhiều trường hợp khác nhau cần lưu ý.

Dù các công ty trong cùng 1 ngành, thông thường có kết cấu tương đối giống nhau về doanh thu và kì vọng lợi nhuận. Nhưng trong cùng 1 ngành cũng lại chia ra các phân khúc đầu ngành, trung ngành và cuối ngành.

Cần so sánh P/E của cổ phiếu cần phân tích với P/E trung bình của các công ty cùngphân khúc.

Ví dụ: P/E của SSI, VCI và HCM tương đối giống nhau quanh mốc 15-20 trong giai đoạn 2018. Đều là các công ty đầu ngành chứng khoán, có thể so sánh với nhau được.

Tuy nhiên, Nếu so sánh P/E của cổ phiếu SHS và VND, có thể xếp vào diện tầm trung của ngành, đang ở quanh vùng 7–8, so với P/E ở mức 15 của cổ phiếu SSI và HCM, dễ dàng thấy rằng P/E của SHS và VND đang khá rẻ so với tiềm năng của 2 cổ phiếu này, đặc biệt trong những giai đoạn chứng khoán sôi động, hứa hẹn đem lại lợi nhuận khủng.

Các lưu ý về chỉ số P/E

Không phải lúc nào cổ phiếu P/E cao cũng là được cho là định giá cao. Các công ty tăng trưởng nhanh thường có P/E cao hơn bình quân chung của thị trường.

Ví dụ như các công ty công nghệ chẳng hạn, tỷ lệ P/E cao hơn cho thấy các nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cổ phiếu cao hơn hiện nay vì kỳ vọng tăng trưởng trong tương lai.

P/E trung bình cho VNIndex dao động từ 12 đến 20. Vì vậy, đối với 1 công ty tăng trưởng có P/E là 25, cho thấy các nhà đầu tư mong đợi sự tăng trưởng cao hơn từ công ty so với thị trường chung.

P/E còn xác định tăng trưởng thu nhập trong tương lai. Ví dụ, nếu thu nhập dự kiến​​ tăng, kết quả là các nhà đầu tư có thể mong đợi công ty tăng cổ tức. Thu nhập cao hơn và cổ tức tăng thường dẫn đến giá cổ phiếu cao hơn.

Định giá một số cổ phiếu bằng P/E

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (HOSE:VNM)

Hiện tại VNM có mức P/E 30, và mức tăng trưởng bình quâncủa VNM trong những năm gần đây hiện cũng là xấp xỉ 25–30%. Nếu tính theo PEG lấy hằng số bằng 1 thì vừa đúng mức P/E hiện tại đang rất hợp lí, nếu lấy hằng số 0.7 như của tôi thì lại là hơi đắt.

Nhưng cổ phiếu VNM này rất đặc biệt, theo quan điểm của người viết nên dùng hằng số là 1 sẽ hợp lí. Vì VNM là công ty có vốn hóa rất lớn, lợi nhuận hàng năm đều đặn, tính minh bạch cao và tiềm năng phát triển trong dài hạn.

Do đó VNM được các tổ chức lớn nắm giữ nhiều, họ chỉ mua thêm chứ ít khi bán ra, do vậy giá cổ phiếu cao làm P/E tăng lên. Đặc biệt giai đoạn gần đây tăng từ 150–200 đã làm cho P/E của VNM tăng rất nhiều.

Công ty cổ phần SMC (Mã ck: SMC)

Công ty thép này hiện có EPS gần 10k và P/E bằng 2.6

Thấp đến mức khó tin. Nhưng hãy đào sâu 1 chút vào lợi nhuận.

SMC hoạt động kinh doanh rất yếu vào giai đoạn 2013-2015. Thậm chí 2015 lỗ.

Năm 2016 lợi nhuận của SMC cực kì đột biến, đặc biệt ở quý 2 và 4. Chủ yếu là do giá vốn giảm sâu, và chi phí lãi vay giảm mạnh 60 tỉ so với 2015.

Nhưng sang đến năm 2017, các quý 1 2 3 tổng lãi đạt cỡ xấp xỉ 210 tỉ, rõ ràng đã sụt giảm rất nhiều so với 2016.

Nếu tính chia ra EPS năm nay vẫn có thể đạt cỡ 6.5k. Nếu nhân với 1 mức P/E khiêm tốn là 6 thì SMC cũng có giá gần 40k. Tuy nhiên giai đoạn 2016 giá đã tăng gần 5 lần, do đó phần nào tạo tâm lí lo ngại cho 1 số nhà đầu tư khi giá tăng quá nhiều, họ không biết liệu đây đã là đỉnh hay chưa.

Do vậy nhiều nhà đầu tư không dám mua cổ phiếu này, làm cho giá cp SMC đang ở mức tương đối thấp. Tuy nhiên lợi nhuận của doanh nghiệp này chưa thể hiện được sự chắc chắn, và phụ thuộc rất nhiều vào giá vốn cũng như lãi vay, hơn nữa doanh thu của SMC trong mấy năm qua cũng không hề được cải thiện rõ rệt.

Nhưng nếu SMC tiếp tục duy trì được đà lợi nhuận tốt, không cần đột biến, chỉ cần đều đặn và tăng nhẹ, thì mức giá 27 hiện tại khá rẻ cho 1 cổ phiếu như thế này.

Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Mã CK: VNS)

Một số bạn hỏi tôi rằng thấy DN làm ăn cũng tương đối nhưng sao có lúc P/E còn có 4. Tôi xin trả lời luôn là 4 có khi còn đắt. Vì nhìn trên bctc, dễ dàng nhận ra doanh thu và lợi nhuận mấy quý gần đây giảm dần dần do sự cạnh tranh của uber và grab.

Với sự mở rộng của đối thủ là Taxi công nghệ ,nếu không sớm thay đổi VNS sẽ phải đối mặt với sự lao dốc của hoạt động kinh doanh.

Những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số P/E

Khôngtồn tạicái gọi là giá trị thựctrong định giá cổ phiếu

Giá trị thực về bản chất không phải là con số chính xác. Mỗi chuyên gia phân tích, hay kể cả các tổ tức lớn, 100 tổ chức định giá có thể đưa ra 100 mức định giá khác nhau. Không nên tôn sùng thần thánh hóa định giá của bất cứ tổ chức nào, công thức cũng chỉ là công thức, quan trọng là cái hồn, cái tầm của người địnhgiá.

Cần ước lượng khoảng giá trị thực, chứ đừng nên tính một con số chính xác

Ta sẽ có 4 con số, con số về mức lợi nhuận bi quan nhất và lạc quan nhất, P/E bi quan nhất và P/E lạc quan nhất. Lấy 4 số này nhân từng cặp ta sẽ ra được 4 giá trị giá. Ta lấy trong vùng này để đạt hiệu quả tối ưu.

Ví dụ: Ta có 2 mức EPS bi quan và lạc quan nhất lần lượt là 2k và 2,5kTa có mức P/E dự phóng bi quan và lạc quan nhất lần lượt là 6 và 7. Vậy sẽ ra được 4 giá trị của cổ phiếu: 12k, 14k, 15k và 17,5k. Chúng ta nên xem xét cả 4 mức giá trị này.

Lợi nhuận sau thuế phải tính trên thu nhập bền vững

Loại bỏ những thu nhập bất thường vì trong dài hạn nó không có nhiều ý nghĩa, chỉ có ý nghĩa trong ngắn hạn. Khi doanh nghiệp thường xuyên bán tài sản ra thu tiền, doanh nghiệp đó đang gặp vấn đề gì đó và hết sức cẩn trọng khi áp dụng đầu tư giá trị.

Phải định giá trước khi mua

Con người là động vật rất nguy hiểm, rất hay làm những gì thật đơn giản và theo phong trào. Vậy nên cố gắng định giá trước khi mua chứ không nên mua xong mới định giá để đảm bảo kết quả khách quan. Hơn nữa là phải cực kì cẩn trọng. Trongđịnh giá, thận trọng tốt hơn lạc quan.

Xem thêm: Những Cổ Phiếu Trả Cổ Tức Cao 2017, Những Doanh Nghiệp Chia Cổ Tức Cao

Nên đảm bảo biên an toàn 20–30% thấp hơn so với giá trị hợp lý

Ví dụ định giá được vùng giá trị tầm 25–30 thì nên mua khi điều chỉnh về vùng giá 20. Để dự phòng biến động xấu của thị trường hoặc những yếu tố không mong đợi khác. P/E chỉ là 1 phương pháp định giá, không thể áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp. Phải áp dụng cực kì linh hoạt, và phối hợp nhiều phương pháp đánh giá khác nhau để đạt hiệu quả.

Video liên quan

Chủ đề