Cách tính điểm tín chỉ đại học công đoàn năm 2022

Rời xa bạn bè thầy cô cấp Trung học phổ thông, các bạn sinh viên bước chân vào môi trường mới – môi trường đại học. Có rất nhiều điều mới, giảng viên, bạn học, môi trường sống,.. và cả cách giảng dạy theo tín chỉ. Việc học theo tín chỉ ở các trường đại học đã trở nên phổ biến và quen thuộc hơn.

Tuy nhiên để hiểu rõ vấn đề này thì không phải ai cũng biết, đặc biệt là cách tính điểm tín chỉ. Vậy cách tính điểm tín chỉ như thế nào chắc hẳn là câu hỏi được quan tâm. Bài viết của Luật Hoàng Phi xin được đưa ra giải đáp thắc mắc và giúp các bậc phụ huynh cũng như các bạn sinh viên nắm được rõ vấn đề.

Tín chỉ là gì?

Tín chỉ là đơn vị dùng để đo lường khối lượng kiến thức, kỹ năng và kết quả học tập đã tích lũy được trong một khoảng thời gian nhất định.

Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 – 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 – 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 – 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp.

Quy chế về tín chỉ được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định như sau:

+ Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được 1 tín chỉ SV phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.

+ Hiệu trưởng các trường quy định cụ thể số tiết, số giờ đối với từng học phần cho phù hợp với đặc điểm của trường.

+ Đối với những chương trình, khối lượng của từng học phần đã được tính theo đơn vị học trình, thì 1,5 đơn vị học trình được quy đổi thành 1 tín chỉ.

+ Một tiết học được tính bằng 50 phút.

Đặc điểm của tín chỉ?

Trước khi tìm hiểu về cách tính điểm tín chỉ, bài viết xin được đưa ra nội dung xoay quanh vấn đề tín chỉ để bạn đọc có thể hiểu rõ.

– Ở Việt Nam hiện nay, các bạn học sinh Trung học cơ sở, trung học phổ thông  vẫn học theo tiết học các môn và mỗi tiết thường kéo dài khoảng 45 phút.

– Một số trường đại học hiện nay vẫn được đào tạo theo niên chế. Tức là sinh viên sẽ được đào tạo theo năm học, mỗi chương trình đào tạo của một ngành học được quy định đào tạo trong một số năm nhất định.

– Tuy nhiên, hầu hết các trường đại học hiện nay đều sử dụng hình thức đào tạo theo tín chỉ “lấy người học làm trung tâm”. Việc học theo tín chỉ đã không còn xa lạ với sinh viên. Để có hành trang tốt nhất bước chân vào môi trường mới, chúng tôi xin đồng hành cùng các bạn đưa ra khái niệm của tín chỉ hiện nay.

– Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tín chỉ được đưa ra. Hiện nay, ở Việt Nam tín chỉ được hiểu và có những đặc điểm như sau:

+ Tín chỉ là đơn vị dùng để đo lường khối lượng học tập.

+ Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết, 30 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận, bằng 60 giờ thực tập tại cơ sở hoặc bằng 45 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án hoặc khoá luận tốt nghiệp.

+ Để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị ngoài giờ lên lớp.

+ Đào tạo theo tín chỉ không tổ chức theo năm học mà theo học kỳ, một năm có thể có 2-3 kỳ do người học lựa chọn hoặc do nhà trường tổ chức.

+ Chương trình đào tạo của ngành học không tính theo năm mà tính theo sự tích lũy kiến thức và số tín chỉ của sinh viên. Một số trường hiện nay khi sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ quy định cho một ngành học thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học, được ra trường trước thời hạn chứ không nhất thiết học 4 năm.

+ Mỗi môn học sẽ có số tín chỉ khác nhau, có 2-3 tín chỉ hoặc thậm chí 4-5 tín chỉ.

+ Việc học tín chỉ thường được đăng kí trước mỗi kì học

+ Lịch học các môn do sinh viên tự lựa chọn và sắp xếp sao cho phù hợp và đảm bảo đủ sĩ số lớp học sẽ được mở lớp.

Cách tính điểm môn học theo tín chỉ mới nhất?

Cách tính điểm tín chỉ được đông đảo sinh viên quan tâm. Việc xác định cách tính điểm tín chỉ quyết định việc học tập phù hợp để đạt kết quả tốt nhất cho các bạn sinh viên.

– Ở cấp trung học cơ sở hay trung học phổ thông, học lực học sinh được đánh giá dựa trên điểm trung bình môn cuối học kỳ hay cuối năm.

– Bước vào môi trường đại học và học theo tín chỉ, sinh viên được đánh giá dựa trên điểm tích lũy của từng môn theo hệ số 4. Điểm tích lũy là điểm trung bình chung tất cả các môn học trong cả khóa học của mình, dựa vào điểm tích lũy để xác định bằng khi ra trường của người học.

– Điểm theo hình thức tín chỉ được xác định dựa trên thang điểm 10 (bao gồm điểm chuyên cần, điểm bài tập lớn, điểm thi cuối kỳ,..) và sẽ được quy đổi sang thang chữ và thang điểm hệ 4 để xác định bằng khi ra trường của sinh viên.

– Để dễ hình dung hơn, bài viết đưa ra cách tính điểm theo bảng quy chiếu trên để sinh viên có thể căn cứ điểm theo hệ 10 và quy đổi sang hệ 4 dễ dàng hơn.

+ Thông thường, theo thang điểm 10 nếu sinh viên có điểm tích lũy dưới 4,0 sẽ học lại hoặc thi lại học phần đó. Việc này do tùy trường quyết định số lần thi lại của sinh viên hoặc sẽ học lại môn học đó mà không được thi lại.

+ Từ 4.0 – dưới 5.0 được quy sang điểm chữ là D và theo hệ số 4 sẽ được 1.0.

+ Từ 5.0 đến dưới 5.5 quy sang điểm chữ là D+ và hệ số 4 là 1.5.

+ Từ 5.5 đến dưới 6.5 quy sang điểm chữ là C và hệ số 4 là 2.0

+ Từ 6.5 đến dưới 7.0 quy sang điểm chữ là C+ và hệ số 4 là 2.5.

+ Từ 7.0 đến dưới 8.0 quy sang điểm chữ là B và hệ số 4 là 3.0

+ Từ 8.0 đến dưới 8.5 quy sang điểm chữ là B+ và hệ số 4 là 3.5.

+ Từ 8.5 đến dưới 9.0 quy sang điểm chữ là A và hệ số 4 là 3.7.

+ Từ 9.0 trở lên quy sang điểm chữ là A+ và hệ số 4 là 4.0.

(Tùy thuộc vào mỗi trường đại học sẽ có thêm mức điểm C+, B+, A+ nhưng đại đa số các trường đều quy đổi điểm như điểm chúng tôi đưa ra).

– Sau mỗi học kỳ và sau khi tích lũy đủ số tín, căn cứ vào điểm trung bình chung tích lũy, học lực của sinh viên được xếp thành các loại sau:

+ Xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00;

+ Giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59;

+ Khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19;

+ Trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49;

+ Yếu: Điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 2,00 nhưng chưa thuộc trường hợp bị buộc thôi học.

Cách tính điểm trung bình tích lũy

Trong đó

+ “A” chính là số điểm trung bình chung các môn của mỗi học kỳ, hoặc A cũng có thể là điểm trung bình tích lũy.

+ “i” chính là số thứ tự của các môn học trong chương trình học.

+ “ai” chính là điểm trung bình của môn học thứ “i”.

+ “ni” là kí hiệu của số tín chỉ của môn học thứ “i” đó.

+ “n” chính là tổng toàn bộ các môn học được học trong học kỳ đó hoặc tổng toàn bộ tất cả các môn học đã được tích lũy.

Cách tính và quy đổi điểm trung bình học kỳ, năm học

Căn cứ khoản 2 Điều 10 Quy chế đào tạo trình độ đại học, để tính điểm trung bình, điểm chữ của học phần được quy đổi về điểm số như dưới đây:

– A quy đổi thành 4;

– B quy đổi thành 3;

– C quy đổi thành 2;

– D quy đổi thành 1;

– F quy đổi thành 0.

Những điểm chữ không thuộc một trong các trường hợp trên thì không được tính vào các điểm trung bình học kỳ, năm học hoặc tích lũy. Những học phần không nằm trong yêu cầu của chương trình đào tạo không được tính vào các tiêu chí đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

Đại học Công Đoàn là trường đầu ngành trong hệ thống các trường công đoàn khu vực, các trường cao đẳng, trung cấp nghề và các trung tâm đào tạo giới thiệu việc làm tại các LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành nghề toàn quốc.

ĐH Công Đoàn

I. Giới thiệu trường Đại học Công Đoàn

  • Địa chỉ: Số 169 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội

  • Điện thoại: 02438573204

  • Website trường Đại học Công Đoàn: //dhcd.edu.vn

  • Tên tiếng Anh: Trade Union University

Logo đại học Công Đoàn

Đại học Công Đoàn 


II. Điểm chuẩn Đại học Công Đoàn

    1. Điểm chuẩn trường đại học Công Đoàn 2018

TT

Ngành

Mã ngành

Mã tổ hợp môn thi

Điểm Trúng tuyển

Theo Quy chế tuyển sinh: điểm c, khoản 1, Điều 13 quy định (*)

1

Quan hệ lao động

7340408

A00, A01, D01

18.25

TTNV<=3

2

Bảo hộ Lao động

7850201

A00, A01

15

TTNV<=4

7850201M

D01

15

3

Quản trị Kinh doanh

7340101

A00, A01, D01

18.25

TTNV<=3

4

Quản trị nhân lực

7340404

A00, A01, D01

18.20

TTNV<=4

5

Kế toán

7340301

A00, A01, D01

18.80

TTNV<=3

6

Tài chính Ngân hàng

7340201

A00, A01, D01

18.20

TTNV<=4

7

Xã hội học

7310301M

A01

15.25

TTNV<=6

7310301

C00

16.25

D01

15.25

8

Công tác xã hội

7760101M

A01

17.25

TTNV<=2

7760101

C00

18.25

D01

18.75

9

Luật

7380101M

A01

19.50

TTNV<=3

7380101

C00

20.05

 

D01

19.05

        => Nhận xét: Năm 2018, điểm chuẩn ĐH công đoàn cao nhất là ngành Luật với 20,05 điểm và thấp nhất là 2 ngành quan hệ lao động và bảo hộ lao động với 15 điểm.

    2. Điểm chuẩn trường đại học Công Đoàn 2017

TT

Ngành

Mã ngành

Mã tổ hợp môn thi

Điểm Trúng tuyển

Theo Quy chế tuyển sinh: điểm c, khoản 1, Điều 13 quy định (*)

1

Quan hệ lao động

52340408

A00, A01, D01

16.25

TTNV<=2

2

Bảo hộ Lao động

52850201

A00, A01

15.50

TTNV<=2

52850201M

D01

15.50

3

Quản trị Kinh doanh

52340101

A00, A01, D01

20.50

TTNV<=2

4

Quản trị nhân lực

52340404

A00, A01, D01

20.25

TTNV<=4

5

Kế toán

52340301

A00, A01, D01

20.75

TTNV<=3

6

Tài chính Ngân hàng

52340201

A00, A01, D01

19.75

TTNV<=9

7

Xã hội học

52310301M

A01

20.50

TTNV<=6

52310301

C00

221.50

D01

20.50

8

Công tác xã hội

52760101M

A01

21.75

TTNV<=1

52760101

C00

22.75

D01

21.75

9

Luật

52380101M

A01

23.75

TTNV<=3

52380101

C00

24.75

D01

22.75

       => Nhận xét: Năm 2017, điểm chuẩn ĐH Công đoàn cao nhất là ngành Luật với 23,75 điểm với khối A1 và D1, 24,75 điểm với khối C0 và thấp nhất là ngành bảo hộ lao động với 15,05 điểm.

    3. Điểm chuẩn trường đại học Công Đoàn 2016

TT

Ngành

Mã ngành

Mã tổ hợp môn thi

Điểm Trúng tuyển NV1

Điểm Trúng tuyển NV2

1

Quan hệ lao động

D340408

A00, A01, D01

15.75

16.25

2

Bảo hộ Lao động

D850201

A00, A01

16.50

17.00

D850201M

D01

16.75

17.25

3

Quản trị Kinh doanh

D340101

A00, A01, D01

19.50

20.00

4

Quản trị nhân lực

D340404

A00, A01, D01

18.75

19.25

5

Kế toán

D340301

A00, A01, D01

20.50

21.00

6

Tài chính Ngân hàng

D340201

A00, A01, D01

19.25

19.75

7

Xã hội học

D310301M

A01

16.75

17.25

D310301

C00

19.50

20.00

D01

17.50

18.00

8

Công tác xã hội

D760101M

A01

17.50

18.00

D760101

C00

20.75

21.25

D01

18.75

19.25

9

Luật

D380101M

A01

19.25

19.75

D380101

C00

23.00

23.50

D01

21.00

21.50

       => Nhận xét: Năm 2016, điểm chuẩn của Đại học công đoàn cao nhất vẫn là ngành Luật với 23 với khối C0, 19,25 điểm cho khối A1, 21 điểm cho khối D01 và thấp nhất là ngành quan hệ lao động với 15,75 điểm.

III. Các ngành đào tạo trường ĐH Công đoàn

    1. Đào tạo đại học

Trường Đại học Công Đoàn đào tạo những ngành sau

  • Ngành Quản trị kinh doanh

  • Ngành Bảo hộ lao động

  • Ngành Xã hội học

  • Ngành Công tác xã hội

  • Ngành Kế toán

  • Ngành Tài chính - Ngân hàng

  • Ngành Luật

    2. Đào tạo sau đại học

Hiện chưa có thông tin về việc đào tạo sau Đại học của trường.

    3. Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn

  • Bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn

  • Đào tạo ngắn hạn theo từng phần chương trình

    4. Đào tạo cán bộ công đoàn quốc tế

 Trường đào tạo cho khá nhiều quốc gia trong năm 1979: như Vương quốc Campuchia và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

IV. Học phí trường Đại học Công đoàn năm 2018-2019

    1. Mức học phí năm 2016 – 2017

  • 200.000đ/tín chỉ tùy theo số tín chỉ mà bạn đã đăng ký

  • Sinh viên sẽ phải nộp khoảng 3.200.000 đồng đến 4.000.000 đồng/ học kì

    2. Mức học phí năm 2017-2018

  • Mức học phí dự kiến cho năm học 2017-2018 đối với đại học chính quy: 7,4 triệu/ năm.

  • Đối với sinh viên hệ Đào tạo chính quy đào tạo theo địa chỉ 320.000 đồng/tín chỉ/sinh viên

  • Đối với sinh viên hệ Cao đẳng chính quy mức thu là: 130.000 đồng/tín chỉ/sinh viên

V. Tuyển sinh Đại học Công đoàn năm 2018

    1. Đối tượng tuyển sinh

  • Thí sinh tham gia kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 và đã tốt nghiệp THPT

    2. Phạm vi tuyển sinh

    3. Chỉ tiêu tuyển sinh

TT

Ngành học

Mã ngành

Tổ hợp môn

xét tuyển

Chỉ tiêu

(*)

Ghi chú

I.

Trình độ Đại học

2000

1

Bảo hộ lao động

7850201

Toán + Lý + Hóa (Khối A00)

Toán + Lý + Anh (Khối A01)

Toán + Anh + Văn (Khối D01)

210

2

Quản trị kinh doanh

7340101

265

3

Quản trị nhân lực

7340404

190

4

Kế toán

7340301

255

5

Tài chính - Ngân hàng

7340201

255

6

Quan hệ lao động

7340408

150

7

Xã hội học

7310301

Toán + Lý + Anh (Khối A01)

Văn + Sử + Địa (Khối C00)

Toán + Anh + Văn (Khối D01)

170

8

Công tác xã hội

7760101

170

9

Luật

7380101

335

    4. Phương thức tuyển sinh

  • Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018

    5. Điều kiện Đăng Ký Xét Tuyển

  • Xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

    6. Tổ chức tuyển sinh

  • Thời gian đăng ký xét tuyển đợt 1: Trường dựa theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

  • Xét tuyển đợt bổ sung (nếu có): Thí sinh theo dõi trên cổng thông tin:  //dhcd.edu.vn

  • Trường có tới 360 phòng ký túc xá

    7. Hồ sơ, lệ phí xét tuyển

  • Theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

    8. Quy định độ lệch điểm trúng tuyển

  • Đối với các tổ hợp môn thi Toán - Lý - Hóa; Toán - Lý - Anh; Toán - Anh - Văn điểm trúng tuyển cùng một ngành bằng nhau.

  • Đối với tổ hợp môn thi Văn - Sử - Địa: Điểm trúng tuyển cao hơn 01 điểm so với các tổ hợp khác cùng ngành.

    9. Chính sách ưu tiên xét tuyển

  • Xét tuyển thẳng; ưu tiên xét tuyển theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

VI. Quy mô trường

    1. Lịch sử hình thành

Trường ĐH Công Đoàn là cơ sở đào tạo công lập lâu đời trong hệ thống các trường Đại học Việt Nam tên quốc tế của trường là VietNam University thành lập ngày 15 tháng 5 năm 1946 đến nay đã trải qua hơn 70 năm xây dựng và trưởng thành lúc đầu là cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ của hệ thống công đoàn Việt Nam nay trường đào tạo cán bộ công đoàn vừa đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

Trường ĐH Công Đoàn

    2. Mục tiêu đào tạo, sứ mệnh

 Sứ mệnh chính của Nhà trường là đào tạo đội ngũ cán bộ cho tổ chức Công đoàn và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế - xã hội, nghiên cứu khoa học về công nhân, công đoàn, quan hệ lao động; tham gia với Tổng Liên đoàn xây dựng các chính sách về người lao động.

Lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam

    3. Cơ sở vật chất

Đây là một ngôi trường lâu đời nhất trong hệ thống các trường đại học Việt Nam. Ngoài trang bị cơ sở hạ tầng và thiết bị học tập, trường còn đầu tư khuôn viên rộng lớn, nhiều mảng xanh, tạo điều kiện cho các bạn sinh viên thư giãn sau những giờ học mệt mỏi.

Hiện nay, Nhà trường đã đầu tư được 70 phòng học với hệ thống máy chiếu hiện đại; 01 thư viện với số đầu sách gần 8.300 cuốn; 02 phòng máy vi tính với gần 300 máy tính có kết nối internet; 01 phòng học ngoại ngữ với các thiết bị hiện đại; 01 phòng thực tập, thực hành với hơn 100 bộ thiết bị thực hành.

Thư viện của trường ĐH Công Đoàn

    4. Đội ngũ nhân sự, cán bộ giảng viên

  • Môi trường sư phạm tốt. Giáo viên nhiệt tình tận tâm với học sinh. Có nhiều bài giảng hay, phù hợp với học sinh.

  • Trường đẹp, cách xây dựng và kiến trúc hiện đại, cơ sở vật chất tốt, các khóa học đa dạng. Giáo viên dạy dễ hiểu, chất lượng tốt, có trình độ chuyên môn cao lại còn dễ tính, rất tâm huyết với học sinh

Đội ngũ, cán bộ giảng viên của trường

    5. Chương trình học bổng

    5.1.  Học bổng khuyến khích học tập

Nhà trường có các mức học bổng như sau:

HỌC BỔNG

BẬC ĐẠI HỌC

BẬC CAO ĐẲNG

XUẤT SẮC

3.850.000đ/5 tháng

3.100.000đ/5 tháng

GIỎI

3.750.000đ/5 tháng

3.000.000đ/5 tháng

KHÁ

3.700.000đ/5 tháng

2.950.000đ/5 tháng

    5.2. Chương trình học bổng Thắp sáng niềm tin

Căn cứ tiêu chí xét chọn của Chương trình học bổng, nhà trường thông báo tới các tân sinh viên 2018-2022 như sau:

Số lượng học bổng

Nhà trường dành 80-100 suất cho sinh viên tất cả các trường đại học trong cả nước trị giá 12.000.000 VNĐ/suất với điều kiện:

  • Kết quả học tập đạt loại khá trở lên.

  • Sinh viên thuộc gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

  • Sinh viên trúng tuyển có điểm xét tuyển từ 20 điểm trở lên cho 3 môn thi (không tính điểm ưu tiên, các môn đạt từ 5 điểm trở lên)

  • Kết quả học tập Trung Học Phổ Thông đạt danh hiệu học sinh tiên tiến trở lên trong 3 năm Trung Học Phổ Thông.

  • Sinh viên chưa nhận học bổng thường kỳ của các tổ chức, cá nhân khác

Mong rằng với những thông tin của bài viết về trường Đại học Công Đoàn trên đây sẽ giúp các bạn học sinh, sinh viên, quý vị phụ huynh sắp, đã và đang chuẩn bị lựa chọn ngành nghề và trường học có những sự lựa chọn đúng đắn và sáng suốt nhất cho riêng mình.

Video liên quan

Chủ đề