Cách sao lưu dữ liệu điện thoại android lên máy tính

Bạn đang muốn chuyển file từ điện thoại sang máy tính nhưng chưa nắm rõ cách thực hiện? Vậy hãy thử ngay một trong các cách chuyển dữ liệu từ điện thoại sang máy tính nhanh chóng và bảo đảm an toàn dữ liệu sau đây. 

4 cách chuyển file từ điện thoại sang máy tính trong tích tắc

Việc chuyển dữ liệu từ điện thoại sang máy tính giúp người dùng dễ dàng sao lưu dữ liệu, tránh bị mất hoặc giúp xử lý một số công việc chỉ có thể thao tác trên máy tính, cần dùng máy tính làm thiết bị trung gian. Một số cách chuyển file từ điện thoại sang máy tính dành cho người dùng tham khảo như sau:

1. Chuyển file từ điện thoại sang máy tính qua Bluetooth

Chuẩn kết nối Bluetooth được trang bị cho hầu hết các dòng điện thoại và laptop hiện nay. Đây được coi là phương thức chuyển dữ liệu đơn giản và được nhiều người lựa chọn sử dụng. 

Chuyển dữ liệu từ điện thoại sang máy tính bằng kết nối Bluetooth

Các bước thực hiện kết nối Bluetooth với điện thoại và máy tính như sau:

Bước 1: Bật tính năng kết nối Bluetooth trên Laptop và điện thoại.

Bước 2: Tiến hành kết nối ghép đôi Bluetooth với laptop và điện thoại.

Bước 3: Truyền file dữ liệu từ điện thoại sang laptop.

XEM THÊM:

2. Sử dụng dây cáp USB

Một trong những cách đơn giản nhất để chuyển dữ liệu nhanh từ điện thoại sang máy tính chính là sử dụng dây cáp USB kết nối trực tiếp điện thoại với máy tính. Cách thực hiện chi tiết như sau: 

Bước 1: Kết nối một đầu dây USB với điện thoại tương ứng và đầu dây sạc USB còn lại kết nối với cổng USB của máy tính.

Sử dụng dây cáp USB kết nối trực tiếp máy tính và điện thoại

Bước 2: Sau khi kết nối xong dây cáp USB, người dùng vuốt mở thanh thông báo trên điện thoại rồi chọn kết nối và chọn Chuyển tệp hoặc phương thức sao chép dữ liệu tùy chọn.

Bước 3: Trên máy tính sau đó sẽ hiển thị thư mục tập tin điện thoại, người dùng chỉ cần sao chép dữ liệu mong muốn là xong.

3. Sử dụng thẻ nhớ để chuyển dữ liệu

Để chuyển dữ liệu từ điện thoại sang máy tính không cần ứng dụng hoặc dây nối bạn có thể sử dụng thẻ nhớ MicroSD của điện thoại để sao chép dữ liệu. Điều kiện để sử dụng phương thức trao đổi dữ liệu này cần một bộ chuyển đổi thẻ nhớ microSD sang SD và đầu đọc thẻ nhớ. 

Sử dụng thẻ nhớ MicroSD của điện thoại để sao chép dữ liệu

Người dùng chỉ cần lưu các file vào thẻ SD điện thoại rồi tắt thiết bị, tháo thẻ nhớ và lắp thẻ vào đầu đọc thẻ PC hoặc đầu nhận thẻ nhớ trên laptop để sao lưu dữ liệu sang máy tính.

4. Sử dụng các dịch vụ lưu trữ đám mây hoặc email

Để sử dụng các dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây như Google Drive, iCloud hay Dropbox thì trước hết bạn cần đăng nhập các ứng dụng và tải tập tin cần chuyển từ điện thoại lên. Tiếp đó, người dùng truy cập dịch vụ bằng trình duyệt web trên máy tính và tải tập tin về máy tính. 

Sử dụng các dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây để truyền dữ liệu

Bên cạnh các phương thức truyền dữ liệu trên, người dùng cũng có thể sử dụng email để chia sẻ dữ liệu lên máy tính hoặc người dùng khác. Người dùng chỉ cần chọn tập tin đính kèm là file cần gửi và chọn người nhận là chính bạn. Sau đó, người dùng đăng nhập email cá nhân trên máy tính và tải tập tin về máy. 

Như vậy trên đây là toàn bộ hướng dẫn cách chuyển file từ điện thoại sang máy tính nhanh chóng. Người dùng có thể chọn lựa cách thức phù hợp để chuyển dữ liệu an toàn và nhanh nhất!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Cách sao lưu dữ liệu trên điện thoại Android

Để sao lưu dữ liệu trên điện thoại Android tránh mất dữ liệu, khôi phục dữ liệu Android, tăng bộ nhớ lưu trữ. Hãy thực hiện theo các cách được hướng dẫn dưới đây.

1. Sao lưu nhật kí cuộc gọi

Để sao lưu nhật ký cuộc gọi, bạn cần cài thêm ứng dụng để hỗ trợ. Hiện nay có nhiều ứng dụng giúp cho bạn có thể sao lưu nhật ký cuộc gọi, ở đây tôi sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng ứng dụng miễn phí Call Log Backup & Restore.

Sau khi tải và cài đặt ứng dụng từ CH Play, bạn chọn Backup để tiến hành lưu lại dữ liệu, khi cần lấy lại dữ liệu bạn chọn Restore, sau đó dẫn đến file đã backup từ trước.

Cài đặt ứng dụng từ CH Play

Tùy chọn để sao lưu nhật ký cuộc gọi

Phần mềm còn cho phép đặt lịch để tự động thực hiện sao lưu dữ liệu.

2. Sao lưu tin nhắn

Để sao lưu tin nhắn, chúng ta có thể dùng ứng dụng SMS Backup & Restore để chép tin nhắn vào thẻ nhớ, sau đó phục hồi lại khi cần. So với những ứng dụng khác, tốc độ của phần mềm rất nhanh và chuyên nghiệp. Ứng dụng còn cho phép bạn đặt lịch để thiết bị tự động sao lưu SMS.

Cài đặt và chọn Sao lưu để bắt đầu sao lưu tin nhắn

Các bước thực hiện sao lưu tin nhắn

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng phần mềm SMS Backup+. Sau khi cài đặt, bạn sẽ được yêu cầu đăng nhập vào tài khoản Google. Sau đó, toàn bộ SMS sẽ được chép lên máy chủ của Google như với Danh bạ & Lịch. Nếu muốn tự động sao lưu, bạn có thể chọn Auto Backup và trên Gmail bạn còn có thể tạo một hộp thư là SMS.

3. Sao lưu danh bạ, lịch

Điều đầu tiên cần làm khi bắt đầu sao lưu dữ liệu là sao lưu danh bạ và lịch, bởi đây là những dữ liệu cơ bản và quan trọng. Vì vậy việc sao lưu địa chỉ danh bạ và lịch là việc cần phải thực hiện thường xuyên. Hiện tại trên hệ điều hành Android, bạn có thể trực tiếp sao lưu danh bạ và lịch lên trên hệ thống của Google thông qua tài khoản Gmail, hoặc sao lưu dữ liệu lên bộ nhớ máy/ thẻ SD

Cách 1: Sao lưu trực tiếp lên tài khoản Gmail

Để thực hiện, bạn vào Quản lý tài khoản, nếu chưa có tài khoản hoặc trên thiết bị đang đăng nhập tài khoản của người dùng khác thì bạn cần tạo mới hoặc đăng nhập vào bằng tài khoản của bạn để có thể đồng bộ dữ liệu trên máy của bạn. Sau đó bạn cần chọn những gì mà bạn cần sao lưu, danh bạ, email, lịch... trên điện thoại sẽ được đưa lên đám mây của Google, và bạn có thể dễ dàng đồng bộ lại chúng trên bất cứ thiết bị nào khi đăng nhập bằng tài khoản Gmail của bạn.

Sao lưu danh bạ, lịch lên tài khoản Gmail

Cách 2: Sao lưu dữ liệu lên bộ nhớ máy/ thẻ SD

Ngoài việc sao lưu dữ liệu lên mạng, bạn còn có thể đưa danh bạ sang thẻ nhớ hoặc bộ nhớ trong, và đưa ra ngoài máy tính để sao lưu khi cần thiết. Tùy các thiết bị khác nhau sẽ có các cách làm khác nhau. Bạn có thể kiểm tra trong phần Danh bạ, chọn vào Cài đặt, chọn Xuất/nhập lên thẻ nhớ/bộ nhớ trong để tiến hành tạo tập tin sao lưu. Tập tin được tạo ra sẽ có đường dẫn hiển thị và có định dạng là VCF.

4. Sao lưu ảnh, video

Trên các thiết bị sử dụng hệ điều hành Android, có một công cụ mặc định để sao lưu ảnh và video làGoogle+ Photos. Bạn có thể sao lưu toàn bộ ảnh của mình lên máy chủ của Google.
Để kích hoạt tính năng, bạn mở ứng dụng Google+, chọn vào dấu 3 chấm trên góc bên phải của ứng dụng để vào phần cài đặt, trong cài dặt chọn Auto Backup và bật ON. Tiếp theo, để sao lưu ảnh có kích thước đầy đủ bạn kéo xuống dưới tìm đến mục Sao lưu bộ nhớ và chọn kích thước ảnh đầy đủ, hoặc bạn có thể chọn ảnh có kích thước tiêu chuẩn bằng cách chọn sang Kích thước chuẩn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các ứng dụng lưu trữ dữ liệu đám mây như Dropbox để lưu trữ ảnh, video của mình. Để sử dụng ứng dụng, bàn cần tải về và cài đặt ứng dụng từ CH Play.

Tải và cài đặt ứng dụng từ CH Play

Dropbox mặc định sẽ tự động sao lưu ảnh full-size, đảm bảo kho ảnh của bạn sẽ được lưu giữ lại toàn bộ. Hạn chế của Dropbox đó là dung lượng ban đầu hơi nhỏ, chỉ có 2GB, nếu bạn đang sử dụng máy HTC hay Samsung thì bạn sẽ có thêm 25GB lưu trữ. Có một cách khác để tăng thêm dung lượng lưu trữ là mời bạn bè sử dụng ứng dụng. Để sử dụng, bạn chạy Dropbox, chọn Menu, Settings, Turn on Camera Upload. Sau đó, ứng dụng sẽ tự động sao lưu tất cả ảnh của bạn.

Chạy ứng dụng Dropbox, chọn Menu, Settings, Turn on Camera Upload

Ngoài ra, bạn còn có thể sao lưu ảnh trực tiếp qua ứng dụng Facebook mà bạn đang sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên kích thước ảnh sẽ bị thay đổi về kích thước 2048 pixel. Để sử dụng tính năng này, bạn vào phầnCài đặt trên Facebook, chọn Thiết lập ứng dụng, chọn Đồng bộ hóa ảnh, chọn Đồng bộ ảnh và ứng dụng sẽ tự động sao lưu ảnh của bạn lên tài khoản Facebook.

Bạn có thể sao lưu trực tiếp ảnh lên Facebook, tuy nhiên kích thước ảnh sẽ bị thay đổi về tối đa 2048 pixel

5. Sao lưu ứng dụng

Nếu thiết bị của bạn gặp trục trặc, bạn phải cài đặt lại máy về cài đặt gốc thì những ứng dụng trên thiết bị sẽ bị mất hết. Nếu không muốn mất những ứng dụng và các save game trên thiết bị thì sao lưu ứng dụng là một việc rất quan trọng. Hiện nay trên CH Play có nhiều ứng dụng giúp bạn có thể sao lưu lại dữ liệu của mình, như Helium hay Titanium Backup. Các ứng dụng trên đều yêu cầu thiết bị của bạn cần được Root trước khi sử dụng. Tuy nhiên nếu bạn chưa root thiết bị của mình, bạn cần phải cài đặt thêm ứng dụng Helium trên máy tính và kết nối điện thoại để có thể sử dụng.

Cài đặt thêm ứng dụng Helium trên máy tính trước khi sử dụng Helium trên thiết bị Android

Sau khi cài đặt ứng dụng Helium trên thiết bị chạy Android và máy tính, bạn kết nối thiết bị với máy tính thông qua cáp USB, khởi động ứng dụng, ứng dụng sẽ kiểm tra thông tin thiết bị của bạn đã được Root hoặc đã cài Helium trên máy tính hay chưa, sau đó ứng dụng sẽ chuyển về giao diện sao lưu. Tại đây, bạn chọn những ứng dụng cần được sao lưu, bạn cũng có thể sao lưu cả tin nhắn, danh bạ... qua ứng dụng. Sau khi đã xác định được những ứng dụng cần sao lưu, bạn bấm vào nút Backup để Helium tiến hành sao lưu dữ liệu của bạn.

Chọn ứng dụng, chọn Backup để bắt đầu sao lưu dữ liệu

Sau khi dữ liệu đã được sao lưu, bạn có thể khôi phục lại bất kỳ lúc nào bằng cách chọn vào cài đặt, chọn các ứng dụng cần khôi phục và chọn Restore.

Bạn có thể khôi phục lại dữ liệu bất cứ lúc nào

Ngoài ra, bạn có thể cài đặt để Helium tự động sao lưu mỗi khi bạn cài đặt một ứng dụng nào đó vào máy. Ngay cả khi cập nhật phiên bản mới cho các ứng dụng khác gặp lỗi thì bạn cũng có thể sử dụng Helium để khôi phục lại trạng thái chưa cập nhật của ứng dụng

Với những ứng dụng được giới thiệu trên, bạn có thể tìm thấy tại kho ứng dụng Google Play bằng việc tìm kiếm tên phần mềm để tải về cài đặt trên máy.

Chúc bạn thành công.

Video liên quan

Chủ đề