Cách làm đan dược

Luyện Dược Sư trong Đấu Phá Thương Khung là một cái nghề vô cùng cao quý, vô cùng quyền lực và khả năng ảnh hưởng vô cùng lớn. Sức ảnh hưởng cao gấp nhiều lần một cao thủ luyện khí, ngoại trừ Đấu Đế. Lý do đơn giản là bởi vì Yêu cầu để trở thành luyện dược sư cực kì hà khắc, người bình thường đều chỉ có một loại thuộc tính mà Luyện Dược Sư nhất định phải có 2. Đầu tiên, thuộc tính của bản thân nhất định phải là thuộc tính hỏa, sau đó bên trong Hỏa Thể nhất định phải xen lẫn một tia đấu khí thuộc tính Mộc để thôi hóa hiệu quả, đồng thời còn nhất định phải có lực cảm giác linh hồn xuất sắc.

Cách làm đan dược

Ba điều kiện luyện dược: Vật liệu, hỏa chủng, lực cảm giác linh hồn. Vật liệu tức là các loại thiên tài địa bảo, hỏa chủng là đấu khí hỏa diễm, cũng có thể là thú hỏa, tốt nhất là Dị hỏa. Lực cảm giác linh hồn tức là khả năng điều khiển, khống chế hỏa diễm. Việc khống chế hỏa diễm lại có liên quan tới cảnh giới linh hồn. Cảnh giới Linh hồn được chia từ Phàm cảnh → Linh cảnh → Thiên Cảnh → Đế Cảnh, mỗi cảnh lại phân Sơ kỳ → Trung kỳ → Hậu kỳ → Đỉnh phong → Đại viên mãn.


Ví dụ: Linh cảnh luyện chế bát phẩm đan dược, Thiên Cảnh luyện chế cửu phẩm đan dược, Đế Cảnh luyện chế đế phẩm đan dược, Cấp Đế Cảnh được coi là truyền thuyết trong truyền thuyết, thời đại của Tiêu Viêm không còn ai có thể đạt tới cảnh giới này. Về phần Nhân Vật Chính thì ngoại lệ, Tại bên trong Thiên Mộ, Tiêu Huyền đã rút ra bản nguyên linh hồn của Thiên Mộ Chi Hồn giúp cho Tiêu Viêm bước vào Đế Cảnh.

Cách làm đan dược

Vậy thì Đan Dược thì sao? Phẩm cấp đan dược chia làm 10 phẩm: Nhất phẩm → Nhị phẩm → Tam phẩm → Tứ phẩm → Ngũ phẩm → Lục phẩm → Thất phẩm → Bát phẩm → Cửu phẩm → Đế phẩm

Nhất phẩm: Mùi thuốc cực kỳ mỏng manh, có hiệu quả trị liệu hoặc tăng phúc nhất định.

Nhị phẩm: Mùi thuốc vẫn cực kỳ mỏng manh, bất quá so với nhất phẩm thì dược hiệu cao hơn nhiều.

Tam phẩm: Dược hiệu tốt hơn so với nhị phẩm, hiệu quả đan dược tăng nhiều, giá cả tương đối cao.

Tứ phẩm: Mùi thuốc lan tỏa bốn phía, kèm theo năng lượng ba động, đan hương càng dày đặc thì nói rõ phẩm chất đan dược càng cao.

Ngũ phẩm: Lúc thành hình bởi vì ẩn chứa năng lượng quá lớn mà sinh ra năng lượng thực chất gợn sóng.

Lục phẩm: Thời gian luyện chế rất dài, lúc đan dược thành hình lại dẫn phát thiên địa dị biến, từ đó đưa tới cường giả ngấp nghé. Công hiệu chủ yếu là phá giải phần phong ấn, sau khi phục dụng thì ở trong cơ thể hình thành một loại kháng tính, ngày sau nếu có tao ngộ lần nữa loại phong ấn cũng có thể có chút tỷ lệ miễn dịch.

Thất phẩm: Sẽ dẫn tới Đan Lôi, có vài Đan Lôi phân màu. Sau khi đan dược thành hình đã có sơ bộ linh trí, hiểu được việc chạy chốn trong tay luyện dược sư.

Bát phẩm: Có được linh trí cực mạnh, thậm chí sẽ cùng người đánh nhau chết sống. Phẩm chất đan dược quyết định từ lúc đan dược thành hình đưa tới bao nhiêu màu sắc Đan Lôi, từ nhị sắc đến cửu sắc Đan Lôi.

Cửu phẩm: Căn cứ phẩm chất từ thấp đến cao có thể chia làm Bảo đan, Huyền đan, Kim Đan. Linh trí đan dược có thể so với nhân loại, có thể hóa thành hình người hoặc hình thú, lão tổ Đan Tháp là biến dị Huyền đan biến thành. Lúc luyện chế cửu phẩm bảo đan lại xuất hiện Hắc Ma Lôi, uy lực cao hơn cửu sắc Đan Lôi. Luyện chế cửu phẩm Huyền đan cần ngưng tụ lực lượng thiên địa, lúc đan dược thành hình lại xuất hiện đan vũ. Luyện chế cửu phẩm Kim Đan thì sẽ đưa tới Cửu Huyền Kim Lôi.

Đế phẩm: Chỉ tồn tại trong truyền thuyết, trong sách gần như chỉ ở Cổ Đế động phủ xuất hiện qua một viên đế phẩm Sồ Đan. Linh trí cùng nhân loại không khác, sau khi hóa thành hình người thì thực lực Sồ Đan dị thường cường hãn, có thể đồng thời ngăn cản mấy cửu tinh Đấu Thánh cường giả liên thủ công kích. Ở trong đan dược chứa vị diện nguyên khí, có thể trợ giúp người trở thành Đấu Đế.

Lò Luyện Đan và Thiên Đỉnh Bảng

Cách làm đan dược

Lò luyện đan nói dễ hiểu là một cái nồi, việc bạn sở hữu một cái nồi tốt cũng tương đương với tỷ lệ thành công cao hơn, tất nhiên là tỷ lệ thành công còn tùy thuộc vào người luyện chế, nhưng lò luyện đan dẫu sao cũng là một phần vô cùng quan trọng và cũng có xếp hạng giống như Dị Hỏa. Bảng xếp hạng được các Luyện Dược Sư gọi là Thiên Đỉnh Bảng.

Bên trong Thiên Đỉnh bảng tổng cộng có 13 đỉnh, mỗi một dược đỉnh đều có ma lực khiến cho vô số luyện dược sư chạy theo như vịt. Nhưng trong tiểu thuyết chỉ đề cập ba đỉnh: Hắc Ma Đỉnh, Vạn Thú Đỉnh, Sơn Dung Đỉnh. Trong truyện tranh “Dược Lão Truyền Kỳ” xuất hiện thêm Thánh Diệu Đỉnh.

Thánh Diệu Đỉnh: Xếp hạng 7, xuất hiện ở tập thứ tư “Dược Lão Truyền Kỳ“. Quang ảnh không gian sản xuất, do bổn nguyên Quang Minh thế giới phân hóa mà ra.

Hắc Ma Đỉnh: Xếp hạng 8, do Dược Lão chấp chưởng. Dược đỉnh màu đen, toàn thân ẩn ẩn lượn lờ một tia khí tức trầm ổn, bề ngoài khắc đồ đằng hỏa diễm

Vạn Thú Đỉnh: Xếp hạng không rõ, Tiêu Viêm giết Hàn Phong đạt được. Thể tích dược đỉnh tương đối lớn, quanh thân có đủ loại đường vân kỳ dị, phía trên thân đỉnh khắc mãnh thú há mồm

Sơn Dung đỉnh: Xếp hạng không rõ, do Đường Chấn chấp chưởng. Dược đỉnh khổng lồ, ước chừng hơn một trượng, toàn thần đỏ rực. Tại trên vách tròn dược đỉnh có đồ văn núi lửa phun trào, nhìn qua một chút, một cỗ khí tức cuồng bạo phả vào mặt.

(VoThuat.vn) – “Ðan điền”, là danh từ thường thấy trong thư tịch của Ðạo gia hay trong y thư cổ đại Trung Hoa. Nội dung của nó nói lên quan điểm luyện tĩnh dưỡng sinh. Theo luận thuyết của Ðạo gia: dưới lỗ rốn khoảng ba tấc (hoặc một tấc mấy phân) có khoảng không gian trong bụng gọi là đan điền. Ðây là nơi tu luyện nội đan nên gọi là đan điền.

Ðan điền còn được phân biệt thượng, trung, hạ. Dưới rốn là hạ đan điền, dưới tim là trung đan điền, khoảng giữa hai đầu lông mày là thượng đan điền. Nhưng thông thường các môn quyền thuật khi nói đến đan điền thì ý ám chỉ là hạ đan điền.

Khoa giải phẩu học cho thấy rằng trong xoang bụng ở dưới rốn, ngoài tiểu trường, đại trường, bì niệu sinh thực khí, thì không còn vật gì khác. Như thế phải chăng đan điền chỉ là sự tưởng tượng của cổ nhân, không có tính cách khoa học ?

Về chữ “khí” trong “khí tụ đan điền” thì khí ở đây là cái gì ? Tuyệt đối không phải là không khí do sự hô hấp. Bởi vì không khí do sự hô hấp chỉ có thể thông qua khí quản, thanh quản và xoang mũi mà ra vào phổi, tuyệt không thể vào xoang bụng. Hiển nhiên, lý thuyết này cũng không có tính khoa học.

Thế thì, làm thế nào mà ý niệm “đan điền” phát sinh được? Nguyên nhân chính là: Trong lúc hít thở sâu, vì hoành cách mô hạ xuống, bụng phồng ra; phần bụng dưới rốn tương đối nở rõ hơn, và do sự luyện tập lâu ngày, cơ năng thần kinh phát triển mạnh. Dưới sự khống chế của hệ thần kinh, các cơ bụng có thể căng thẳng một cách cực độ, đàn tính rất cao, thậm chí không sợ đấm đá nữa. Các bậc Ðạo gia khi xưa không hiểu rõ sinh lý học, gọi chổ đó là đan điền, họ nghĩ rằng khí có thể chìm xuống đan điền. Ðiều này rõ ràng là không phù hợp với khoa học ngày nay.

Cách làm đan dược

“Khí tụ đan điền” là thuật ngữ thường dùng của giới quyền thuật, cho nên quyển sách này cũng nương theo đấy mà dẫn dụng, mượn nó để làm sáng tỏ vấn đề. Chúng ta nên thẳng thắn phê phán những lý thuyết sai lầm, và mặt khác xiển minh những nhận định đúng đắn, mà có thể gồm lại trong ba đìểm sau đây:

1. Hít thở sâu khi vận động, kết hợp hô hấp với vận động, hạ hoành cách mô xuống một cách có ý thức, tất cả đưa đến các kết quả là khoáng đại phế hoạt lượng, thay đổi phúc áp, xúc tiến sự tuần hoàn của máu, tăng gia cơ hội hoạt động của các khí quan trong cơ thể.

2. Bất luận lúc đi đứng hay nghỉ ngơi, lúc nào cũng ý thức về bụng dưới (đan điền). Như vậy làm cho tinh thần nội liểm, tránh được tâm viên ý mã, hồ tư loạn tưởng, tầng ngoài đại não có thể nghỉ ngơi một cách cục bộ. Lợi dụng lúc được nghỉ ngơi ấy, thông qua hệ thần kinh tương ứng với các cơ quan nội tạng, làm cho cơ năng của nội tạng được điều hòa và cải tiến và do đó mà dần dần nâng cao mức sức khỏe toàn diện của cơ thể, nói văn hoa hơn là thực hiện được cái đạo lý “bồi dưỡng nguyên khí”. Kỳ thực chính là tạo ra một ảnh hưởng quyết định đối với sự hoạt động của hệ thần kinh cao cấp, có thế mới làm thân thể tráng kiện.

3. Hễ khí hạ xuống (tức là hoành cách mô hạ xuống) thì trọng tâm đi xuống, như thế bàn chân mới ổn cố, đến khi cùng bạn tập thôi thủ, mới không bị daođộng trọng tâm mà té ngã.

Người học nên chú ý: Luyện tập Thái Cực Quyền (TCQ)  không phải là tụ khí đan điền từ đầu đến cuối, mà tùy theo sự vận động, tùy sự thay đổi của hô hấp, để cho hoành cách mô lúc lên lúc xuống. Khi thì khí nổi, khi thì khí trầm, đều là tự nhiên nhi nhiên, hình thành một cách hữu ý vô ý. Có như vậy mới khiến cho thân thể nổi chìm và biến hóa hư thực. Trải qua sự luyện tập bền bỉ, mới có thể nâng cao tính linh hoạt của động tác và hiệu quả của sự vận động.

Cách làm đan dược

Ở phần trên đã nói rằng lý thuyết về đan điền không phù hợp với cái nhìn khoa học, nó chỉ là một thiết tưởng của người xưa. Ngày nay chúng ta không tin suông thuyết củ một cách mù quáng mà nhìn một cách soi mói. Bản thân của thuyết đan điền có được cái sắc thái bền bỉ. Là vì xưa khoa học chưa phát triển, người ta mượn nó để gán vào cái mục đích tập tĩnh dưỡng sinh. Nay, trên khía cạnh sinh lý học mà nhìn, tuy nó thiếu khoa học tính nhưng còn có chỗ dùng tích cực nhất định. Còn cái gọi là “luyện đan” của Ðạo gia, thực sự chỉ là thần bí hóa vấn đề, làm nhận thức của người khác thêm mơ hồ.

Tổng hợp

Tin liên quan: