Cách điều trị cho người bị tai biến

Nhiều người bị tai biến nhẹ thường chủ quan bỏ qua, hậu quả là cơn tai biến nặng khởi phát, dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc. Vậy có cách điều trị tai biến nhẹ nào hiệu quả, giúp ngăn ngừa tai biến nặng xảy ra? Trong bài viết này, mời quý độc giả cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh tai biến nhẹ để có hướng phòng ngừa và xử trí kịp thời, đúng cách. 

Tai biến nhẹ là gì?

Tai biến mạch máu não (hay đột quỵ não) là tình trạng xảy ra khi dòng máu cung cấp lên não đột ngột bị ngưng trệ, làm mất oxy và dinh dưỡng của mô não, ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể.

Tai biến mạch máu não được chia thành 2 mức độ: Tai biến nhẹ và tai biến nặng. Tai biến nặng xảy ra do tắc hoặc vỡ mạch máu não, nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong hoặc phải gánh chịu những di chứng nặng nề như liệt, méo miệng,… Trong khi đó, tai biến nhẹ (còn gọi là thiếu máu não thoáng qua) có các triệu chứng giống hệt trường hợp nặng, nhưng chỉ kéo dài một vài phút (không quá 24 giờ) và phục hồi nhanh, không để lại di chứng. Nguyên nhân gây tai biến nhẹ thường do các cục máu đông nhỏ làm tắc nghẽn mạch máu đến não, hiếm khi do xuất huyết não gây ra.

>>>Xem thêm: Tai biến mạch máu não là gì? Chẩn đoán như thế nào?

Triệu chứng của tai biến nhẹ

Các triệu chứng của bệnh tiến triển và hồi phục rất nhanh do tình trạng tắc nghẽn chỉ xảy ra tạm thời. Những dấu hiệu này thường là: 

- Suy giảm thị lực, mù thoáng qua

- Suy giảm trí nhớ hoặc mất trí nhớ tạm thời

- Tê, yếu một bên cơ thể bao gồm: Tay, chân, mặt,…

- Rối loạn ngôn ngữ: Khó nói, không nói được và không hiểu lời người khác nói

- Đau đầu, chóng mặt, nôn ói

- Mất thăng bằng, đứng không vững, run tay chân.

>>>Xem thêm: 10 dấu hiệu tai biến mạch máu não không phải ai cũng biết

Tai biến nhẹ nguy hiểm như thế nào?

Triệu chứng của tai biến nhẹ thường không rõ ràng và dữ dội như trường hợp nặng, lại diễn ra nhanh chóng nên nhiều người lầm tưởng rằng bệnh không nguy hiểm và đó chỉ là biểu hiện của tình trạng trúng gió hoặc bệnh tiền đình nên dễ bỏ qua. Quan điểm tai biến nhẹ lành tính, không ảnh hưởng đến sức khỏe là hoàn toàn sai.

Hơn nữa, tuy không để lại di chứng nhưng tai biến nhẹ vẫn rất nguy hiểm bởi đây là dấu hiệu cảnh báo cơn tai biến thực sự có thể xảy đến trong tương lai gần. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, khoảng 10-15% bệnh nhân tai biến nhẹ sẽ bị tai biến nặng trong vòng 3 tháng. Nguy hiểm hơn, khi cơn tai biến nặng xảy ra, người bệnh có nhiều nguy cơ tử vong và các di chứng để lại cũng thường rất nặng nề, chẳng hạn như: Liệt nửa người, mất trí nhớ, rối loạn nhận thức,…

>>>Xem thêm: Liệt nửa người sau tai biến mạch máu não- Làm sao khỏi?

Cách điều trị tai biến nhẹ

Khi các triệu chứng xảy ra, người bệnh không thể xác định được đó là một cơn tai biến mạch máu não nhẹ hay nặng. Chính vì vậy, dù cho các triệu chứng bệnh chỉ xảy ra trong vài phút, bạn cũng nên nhấn 115 để gọi cấp cứu ngay lập tức. Việc xử lý, thăm khám và điều trị dự phòng sớm sẽ góp phần giảm nguy cơ tai biến nặng sau này.

Với tai biến mạch máu não dạng nhẹ, người bệnh thường được chỉ định uống thuốc chống đông máu, đặc biệt là những trường hợp có bệnh về tim hoặc chứng phình mạch bóc tách. Điều quan trọng là người bệnh cần sử dụng đúng thuốc, đúng liều theo chỉ dẫn của bác sĩ bởi nhóm thuốc này tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, dược tính mạnh và có thể tương tác với các loại thuốc khác. Bệnh nhân và người nhà không được tự ý sử dụng thuốc vì hành động này có thể sẽ làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài dùng thuốc, người bệnh cũng có thể cần phẫu thuật để ngăn ngừa cơn tai biến nặng trong tương lai. Các phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng là đặt stent hoặc cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh bởi đây là nơi chứa nhiều chất béo và mảng bám, dễ dẫn đến tắc động mạch.

Bên cạnh đó, để ngăn chặn nguy cơ tai biến nặng, người bệnh nên xây dựng lối sống lành mạnh, cải thiện sức khỏe bằng cách:

- Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh: Tránh thức khuya dậy muộn, hạn chế làm việc quá sức, nên bố trí thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý.

- Chế độ ăn ít muối, giàu trái cây, rau xanh, hạn chế mỡ động vật.

- Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia. 

- Tập thể dục thường xuyên, vừa sức.

- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần, thực hiện đều đặn các xét nghiệm kiểm tra huyết áp, mỡ máu, đường huyết, nhịp tim,… theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên: Ngoài những phương pháp trên, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm tự nhiên để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não, tiêu biểu là dòng sản phẩm có thành phần nattokinase.

Nattokinase là một enzyme chiết xuất từ món ăn truyền thống của người Nhật có tên gọi Natto được làm bằng cách lên men đậu tương (đậu nành). Khi đi vào cơ thể, nattokinase có khả năng làm tan huyết khối, tăng tuần hoàn và lưu thông máu, từ đó hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tai biến mạch máu não và ngăn ngừa bệnh tái phát, nhất là ở người cao tuổi.

>>>Xem thêm: Điều trị tai biến mạch máu não tại nhà như thế nào?

Nattospes giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não

Điều trị tai biến nhẹ, phòng ngừa tai biến nặng là việc bạn cần làm để giữ gìn sức khỏe. Như đã nhắc đến ở trên, sản phẩm chứa nattokinase giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não hiệu quả, lại an toàn, không gây tác dụng phụ. Tại Việt Nam, sản phẩm tiêu biểu chứa nattokinase là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes

Dưới dạng viên nang tiện dùng, sản phẩm Nattospes có tác dụng phòng ngừa và làm tan cục máu đông, giúp ổn định huyết áp, hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não; cải thiện các di chứng liệt, nói ngọng, méo miệng, đau đầu, đãng trí sau cơn tai biến và ngăn ngừa bệnh tái phát.

THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN

Người dùng Nattospes chia sẻ kinh nghiệm 

Trong những năm qua, nhiều người đã sử dụng Nattospes để cải thiện sức khỏe sau tai biến. Điển hình như trường hợp của ông Võ Văn Tám ở TP.HCM (số điện thoại anh Thảo – con rể ông Tám: 0919272701). Mời bạn cùng xem câu chuyện của ông Tám tại video dưới đây:

 

>>>>Xem thêm chia sẻ của người dùng Nattospes cải thiện bệnh tai biến mạch máu và phục hồi chức năng hiệu quả TẠI ĐÂY

Giới chuyên gia đánh giá thế nào về tác dụng của nattokinase trong sản phẩm Nattospes?

Theo PGS. TS Nguyễn Minh Hiện, enzyme nattokinase có trong sản phẩm Nattospes có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tai biến mạch máu não. Hãy cùng theo dõi phân tích của PGS.TS. Nguyễn Minh Hiện trong video dưới đây:

>>>> Xem thêm: Đánh giá của các chuyên gia về công dụng của Nattospes TẠI ĐÂY.

Tai biến mạch máu não dù nặng hay nhẹ cũng đều nguy hiểm. Việc điều trị phức tạp và phải tuân thủ những nguyên tắc nghiêm ngặt. Vì vậy, hãy chủ động xây dựng lối sống lành mạnh để khắc phục tai biến nhẹ, phòng ngừa tai biến nặng, bạn nhé!

Để được giải đáp mọi thắc mắc về cách điều trị tai biến nhẹ và đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số: 0917185170.

Đột quỵ não (tai biến mạch máu não) là vấn đề thời sự của các nước đang phát triển. Đây là tình trạng mất đột ngột lưu lượng máu tới não hoặc chảy máu bên trong sọ dẫn đến giảm, mất chức năng hoặc chết các tế bào não, là nguyên nhân gây liệt, rối loạn ngôn ngữ, mất cảm giác, trí nhớ, hôn mê và khả năng gây tử vong cao.


Bệnh gây gánh nặng cho xã hội

PGS.TS. Nguyễn Hoàng Ngọc – Giám đốc Trung tâm Đột quỵ não – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, đến nay đột quỵ não (ĐQN) vẫn là một vấn đề thời sự cấp thiết vì lẽ số lượng các bệnh nhân ĐQN ngày một tăng, tỷ lệ tử vong cao. Trên thế giới, tử vong do ĐQN đứng hàng thứ ba sau bệnh tim mạch và ung thư. Những người thoát khỏi tử vong, thường để lại di chứng nặng nề cả về thể xác, tâm thần cũng như là gánh nặng cho gia đình và xã hội… do chi phí điều trị quá lớn; đầu tư thời gian, tiền của cũng như đòi hỏi về kỹ thuật y học cao; khả năng hồi phục thấp khiến người bệnh mất khả năng lao động và còn phải có người chăm sóc thường xuyên...

Nhận biết dấu hiệu sớm để cấp cứu kịp thời

PGS. Nguyễn Hoàng Ngọc cho biết, các dấu hiệu của đột quỵ não bao gồm: đột ngột tê hay yếu của mặt, tay hay chân, đặc biệt ở một nửa cơ thể; đột ngột lú lẫn, rối loạn hay không hiểu lời nói; đột ngột rối loạn thị giác ở một bên hay hai bên; đột ngột rối loạn việc đi đứng, choáng váng, mất thăng bằng hay mất khả năng phối hợp động tác; đột ngột đau đầu nhiều không biết nguyên nhân...

Đột quỵ là một cấp cứu y tế khẩn cấp. Vì vậy khi phát hiện các dấu hiệu báo động đột quỵ, cần chuyển ngay tới các cơ sở y tế gần nhất sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong và tàn phế. Nếu được cấp cứu đúng thời điểm giờ vàng (3 - 4,5 giờ đầu) bằng các thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch, hoặc trong cửa sổ 6 giờ đầu áp dụng lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học đối với các bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não thì khả năng cứu sống cũng như hạn chế được di chứng càng cao. Tuy nhiên khi đột quỵ xảy ra, việc vận chuyển bệnh nhân cũng cần lưu ý đảm bảo an toàn và có ý kiến của các chuyên gia thần kinh. Khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế, việc cấp cứu điều trị phải được tiến hành khẩn trương đúng quy trình.

Cục máu đông gây đột quỵ não.


Can thiệp yếu tố nguy cơ sẽ hạn chế được bệnh

Tuy ĐQN là một bệnh nguy hiểm, nhưng có thể dự phòng được khi chúng ta lưu tâm đến việc điều trị dự phòng các yếu tố nguy cơ của ĐQN. Các yếu tố nguy cơ của ĐQN không thể tác động bao gồm: tuổi, gen, dân tộc, di truyền và những yếu tố nguy cơ có thể tác động được như: bệnh tăng huyết áp động mạch, đái tháo đường, các bệnh tim mạch, tăng lipid máu, hút thuốc lá... Bằng cách thay đổi lối sống tĩnh tại, ít vận động sang tập thể dục, vận động thường xuyên làm giảm các yếu tố nguy cơ gây vữa xơ động mạch, giảm tỷ lệ tăng huyết áp, giảm cân nặng chống béo phì, tăng cholesterol có lợi, giảm cholesterol có hại, do đó làm giảm các yếu tố nguy cơ của ĐQN. Đồng thời, cần lưu tâm đến các vấn đề sau: kiểm soát huyết áp; không hút thuốc; kiểm soát đường máu nếu có đái tháo đường, ăn thức ăn có hàm lượng chất béo thấp, hạn chế uống rượu…

Một lời khuyên cho tất cả các bệnh nhân bị tăng huyết áp hoặc có nhiều các yếu tố nguy cơ của đột quỵ như đã nói ở trên phải được khám, theo dõi điều trị thường xuyên tại các cơ sở y tế. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ ĐQN cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất tránh suy nghĩ nhầm lẫn cho là cảm mạo, làm kéo dài thời gian quý giá can thiệp điều trị, để lại di chứng nặng nề cho bệnh nhân.


Điều trị đột quỵ não

Mục đích của điều trị ĐQN là giảm tỷ lệ tử vong và hạn chế tối đa mức độ tàn phế. Để đạt được tiêu chí trên, cần tuân theo các nguyên tắc chung là: điều trị cấp cứu và tối ưu hoá tình trạng thần kinh, hạn chế lan rộng ổ tổn thương; bảo đảm tưới máu não; phòng ngừa biến chứng; phục hồi chức năng và phòng ngừa tái phát.
Đối với ĐQN có hai thể chính là chảy máu não và nhồi máu não. Điều trị đặc hiệu cho mỗi thể khác nhau nhưng phác đồ điều trị tổng hợp chung cho cả hai thể của ĐQN giống nhau:
Điều trị tổng hợp: nhằm duy trì chức năng sống, chống phù não. Chiến thuật chống phù não tích cực bao gồm: kê đầu giường cao 25- 30 độ, hạn chế kích thích, hạn chế dịch truyền, tăng thông khí, phẫu thuật giảm ép, dẫn lưu và dùng thuốc...
Ngoài ra, cần chú ý duy trì đường máu hợp lý; lưu thông đường thở cho bệnh nhân có rối loạn chức năng hô hấp, thiếu ôxy vùng tranh tối - tranh sáng càng rõ rệt, cần cho thở ôxy và làm thông thoáng đường thở, hút đờm rãi và chống nhiễm trùng phế quản ngay lập tức, triệt để. Nên tránh cho ăn đường miệng sau đó hoặc để sau 2-3 ngày, phòng viêm phổi do trào ngược; nuôi dưỡng qua đường sonde dạ dày bằng các chất dinh dưỡng lỏng, giúp tăng cường chuyển hoá cơ thể, tránh viêm dạ dày, ruột.
Điều trị đặc hiệu (chủ yếu cho thể đột quỵ thiếu máu não): bằng các thuốc tiêu huyết khối và điều trị dự phòng tái phát bằng các thuốc chống kết tập tiểu cầu. Các tác nhân này làm giảm kết tập tiểu cầu, làm giảm sự lan rộng của huyết khối động mạch, tiêu biểu là aspirin. Đây là thuốc cơ bản để điều trị dự phòng và điều trị tắc mạch, nhưng có khả năng làm tăng nguy cơ chảy máu. Dùng thuốc chống đông làm giảm cục máu đông và dùng thuốc điều trị tiêu cục huyết khối. Tuy nhiên việc sử dụng các loại thuốc này đòi hỏi bệnh nhân đến viện sớm trước 3 – 4,5 giờ và tuân theo những chỉ định rất chặt chẽ, được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên sâu có phương tiện theo dõi các xét nghiệm tin cậy, phòng tai biến chảy máu ồ ạt.
Các thuốc bảo vệ tế bào thần kinh cũng được các nghiên cứu cho thấy có vài cơ chế cùng tồn tại song song, mục đích giúp đỡ chuyển hoá ở mô bị rối loạn và có nguy cơ bị rối loạn dẫn đến phá huỷ tế bào thứ phát; dùng các thuốc tăng dinh dưỡng thần kinh...
Các kỹ thuật điều trị đột quỵ - dự phòng đột quỵ: kỹ thuật tạo hình động mạch não qua da; giải phóng, làm tiêu cục tắc huyết khối gây tắc mạch; nong rộng lòng mạch ở các động mạch bị hẹp; điều trị các phình mạch, dị dạng động -tĩnh mạch bằng kỹ thuật gây tắc mạch hoặc nút mạch bằng coil kim loại; kỹ thuật khai thông động mạch; kỹ thuật lấy bỏ các cục máu tụ, giảm ép não bằng phẫu thuật; kỹ thuật điều trị các u mạch, dị dạng mạch bằng phẫu thuật định vị. Tuy nhiên các phương pháp này chỉ được thực hiện ở các bệnh viện có đầy đủ trang thiết bị hiện đại và đội ngũ các chuyên gia về thần kinh mạch máu có kinh nghiệm như Bệnh viện TƯQĐ 108, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện 115…

Xử trí tại nhà như thế nào?

Nhiều người thường nhầm lẫn các dấu hiệu của đột quỵ với hiện tượng trúng gió, nên xoa dầu nóng, cạo gió, cắt lể hoặc cúng bái… Điều này là hoàn toàn sai lầm, có thể làm cho tình trạng bệnh trầm trọng thêm và nguy hiểm đến tính mạng. PGS. Ngọc nhấn mạnh: Quan điểm hiện nay là khi đã phát hiện bệnh nhân ĐQN, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở điều trị chuyên sâu sớm, để tận dụng được thời gian vàng trong điều trị ĐQN, góp phần hạn chế tỷ lệ tử vong và tàn phế cho bệnh nhân. Khi nghi ngờ người bệnh bị đột quỵ thì người nhà hoặc những người ở cạnh bệnh nhân cần nhanh chóng để người bệnh không bị ngã gây chấn thương. Đặt người bệnh nằm chỗ thoáng, nghiêng một bên nếu bị nôn, móc hết đờm nhớt cho bệnh nhân dễ thở. Đối với người bị ĐQN, trong 3 giờ đầu thời gian là vàng, vì vậy, hãy đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Đối với địa bàn miền núi, vùng sâu nếu không có điều kiện hãy di chuyển bệnh nhân bằng cáng, không nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện bằng xe máy, tránh xóc khi di chuyển. Khi di chuyển, nên để bệnh nhân trên mặt phẳng, nghiêng mặt sang một bên, nới bớt quần áo cho thoáng. Nếu bệnh viện gần nhà có đủ điều kiện chữa trị thì không nên chuyển đến viện xa, trừ khi có chỉ định của bác sĩ, vì càng di chuyển xa càng có thể làm bệnh nặng hơn. Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác, không để nằm chờ xem bệnh nhân có khỏe lại không.

Hy vọng với sự hiểu biết về mối nguy hiểm của bệnh đột quỵ và các phương pháp điều trị, các biện pháp phòng chống bệnh có hiệu quả, sẽ không còn nhiều người bệnh và gia đình họ phải đối mặt với hậu quả của ĐQN, để chất lượng cuộc sống của người cao tuổi càng được nâng cao.
Theo SKĐS.

Chia sẻ

Video liên quan

Chủ đề