Cach đánh giá chương trình tiếng anh moi năm 2024

Thực hiện Chương trình GDPT 2018, ở cấp tiểu học, môn tiếng Anh đã trở thành môn học bắt buộc đối với học sinh lớp 3,4,5. Theo lộ trình, năm học 2023-2024, môn Tiếng Anh đã thực hiện đối với lớp 3, 4 và năm học 2024-2025 sẽ tiếp tục với lớp 5 - đây là điểm mới so với chương trình GDPT 2006.

Để triển khai có hiệu quả Chương trình, thời gian qua, Sở GD&ĐT Yên Bái đã tham mưu, chỉ đạo chuẩn bị tốt các điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất, thiết bị; tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên về Chương trình GDPT 2018, tập huấn sử dụng sách giáo khoa; tổ chức các hội thảo nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên tiếng Anh; tổ chức dạy bổ trợ cho học sinh lớp 5 trước khi vào lớp 6…

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, Yên Bái gặp khó khăn do thiếu nhiều giáo viên tiếng Anh. Trong 2 năm học 2022-2023, 2023- 2024, Sở GD&ĐT đã khắc phục bằng cách bố trí giáo viên dạy liên trường, liên cấp; tham mưu UBND tỉnh biệt phái giáo viên tiếng Anh từ vùng thuận lợi lên hỗ trợ 2 huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu; phối hợp với các tỉnh Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội dạy học trực tuyến cho các trường. Đồng thời, chỉ đạo các phòng GD&ĐT, các trường chủ động áp dụng các mô hình dạy học trực tuyến trong trường, trực tuyến liên trường trong huyện, trực tiếp kết hợp...

Cach đánh giá chương trình tiếng anh moi năm 2024

Cán bộ quản lý, giáo viên tiếng Anh cấp tiểu học của tỉnh đã được giảng viên Công ty Cổ phần Giáo dục EDUCA truyền đạt những điểm mới quan trọng của Chương trình tiếng Anh tiểu học.

Để giải quyết triệt để việc thiếu giáo viên tiếng Anh, Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái, MobiFone tỉnh Yên Bái và Công ty Cổ phần Giáo dục EDUCA đã phối hợp tổ chức Hội thảo Giáo dục với nội dung tập huấn: dạy học và kiểm tra đánh giá môn Tiếng Anh theo chương trình GDPT 2018 nhằm mang đến cơ hội giao lưu, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, cung cấp các định hướng giáo dục và phương pháp mới trong việc giảng dạy và đánh giá môn tiếng Anh cho đội ngũ giáo viên cấp tiểu học tỉnh Yên Bái.

Tại Hội thảo, các thầy, cô đã được nghe các báo cáo viên, các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đặc biệt là trong dạy học tiếng Anh, trao đổi các chuyên đề, như: những điểm mới quan trọng của Chương trình tiếng Anh tiểu học; đặc điểm học tập của học sinh tiểu học trong thế kỷ 21; dạy học và kiểm tra, đánh giá theo xu thế mới; giới thiệu giải pháp học tiếng Anh MobiEnglish…

Qua Hội thảo giúp các thầy cô nắm vững các kỹ năng tiếng Anh theo Chương trình GDPT của Bộ GD&ĐT và định hướng theo chương trình mới liên quan đến dạy học và kiểm tra đánh giá môn tiếng Anh. Đây cũng là nguồn động lực cho đội ngũ giáo viên của tỉnh nâng cao năng lực, kỹ năng và chất lượng dạy học Tiếng Anh ở cấp tiều học, góp phần quan trọng để các em học sinh tự tin và thành công trên con đường học tập và hội nhập quốc tế trong hiện tại và tương lai.

Theo chương trình GDPT mới đã được công bố, thời lượng cho môn Tiếng Anh ở cấp tiểu học và cấp THCS là 140 tiết/năm, cấp THPT là 105 tiết/năm (tổng số là 1295 tiết).

So sánh với môn Tiếng Anh trong chương trình hiện hành là chương trình 7 năm (từ lớp 6 đến lớp 12) với thời lượng học 3 tiết/tuần. Tổng thời lượng môn học này trong toàn bộ chương trình chỉ có 700 tiết là quá ít. Theo các chuyên gia, tới lớp 6 học sinh mới bắt đầu được học tiếng Anh cũng là một hạn chế khiến cho năng lực ngoại ngữ của học sinh học theo chương trình hiện hành còn hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu trong học tập và giao tiếp.

Thêm vào đó, việc tích hợp, lồng ghép nội dung các môn học khác vào môn Tiếng Anh cũng chưa được chú trọng, khiến cho cơ hội thực hành của học sinh ngay trong quá trình học tập còn hạn chế.

Theo GS Nguyễn Lộc - Tổng Chủ biên môn tiếng Anh chương trình GDPT mới, trong chương trình mới sẽ khắc phục được những hạn chế này. Cụ thể, với thời lượng gần gấp đôi chương trình hiện hành, học sinh được bắt đầu học sớm từ lớp 3 (chưa kể có thể học tự chọn từ lớp 1).

Mục tiêu cơ bản của môn Tiếng Anh trong chương trình GDPT mới là giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và kiến thức ngôn ngữ, như: Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; qua đó giúp các em đạt bậc 3 khi kết thúc cấp THPT theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Đồng thời, môn Tiếng Anh bậc phổ thông giúp học sinh hiểu biết khái quát về đất nước, con người và nền văn hóa của một số quốc gia nói tiếng Anh.

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GDĐT cho biết, đối với việc kiểm tra đánh giá môn học Tiếng Anh trong chương trình GDPT mới sẽ bao gồm cả các kỳ thi và đánh giá trong quá trình dạy học.

Cụ thể, việc đánh giá kết quả học tập sẽ được thực hiện theo hai hình thức đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ.

Các loại hình kiểm tra, đánh giá được thiết kế phù hợp với định hướng về phương pháp dạy học được áp dụng trong lớp học, đảm bảo đánh giá đủ kỹ năng ngôn ngữ gồm nghe, nói, đọc, viết, và kiến thức ngôn ngữ gồm ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm.

Sắp tới, hoạt động kiểm tra đánh giá môn Tiếng Anh thuộc chương trình GDPT mới sẽ được thiết kế nhằm đảm bảo đánh giá toàn diện việc học của học sinh.