Cách chạm khắc được các nghệ nhân diễn tả như thế nào

Trong 8 ngôi đình tiêu biểu nhất nước, Bắc Giang có 3 đình là: Phù Lão, Thổ Hà và Đông Lỗ. Điểm nổi bật ở những di tích quốc gia này là kiến trúc cổ, phong cách độc đáo, đặc biệt là còn lưu giữ được nhiều chạm khắc gỗ tinh xảo với đề tài phong phú.

Mỗi bức chạm đều phản ánh câu chuyện gần gũi trong đời sống người dân, qua đó thể hiện trình độ đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc dân gian Việt Nam.

Linh khí của đất trời

Bốn tác phẩm chạm khắc ở đình Phù Lão xã Đào Mỹ (Lạng Giang) được xem là độc nhất vô nhị vì có nét không thể lẫn với bất cứ đình nào khác. Ở đó có thể xem là đã hội tụ được linh khí của vũ trụ gồm: Đông, Tây, Nam, Bắc và bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông. Dưới thời phong kiến, rồng được suy tôn là biểu tượng của vương quyền nên mô típ đó cũng không ngoại lệ ở đình Phù Lão... 

Đó là những hình rồng lưỡi đao lửa xoắn xuýt, đan ken đầy ắp trên khuôn tranh nhưng lại rất uyển chuyển. Bức thứ nhất được cách điệu “mai hoá long”, hai rồng to khiến ta liên tưởng đến gốc và thân cây hoa mai, các râu rồng hình thanh mảnh như cành mai. Hình rồng con uốn lượn, thân tung tẩy như những búp non xuân, đầu và miệng há tròn như bông hoa mai nở.

Vẫn đề tài rồng ổ nhưng ở một bức chạm khác lại thể hiện cách điệu “cúc hoá long”. Râu rồng to hơn, mỏng hơn, đặc biệt là mềm mại như hoa cúc. Cô tiên có cánh cưỡi trên lưng rồng con và hai chú sóc rất ngộ nghĩnh. Phía sau là hai người cởi trần, đóng khố như thể đang diễn ra một trận đấu vật, xung quanh có bốn rồng con bao bọc. Tất cả gợi cho người xem một không gian mùa thu trong lành, yên ả, thanh bình.

Ở tác phẩm cách điệu “tùng hoá long” được cấu tạo bởi các họa tiết đao mác to, gợi cảm giác vững chắc, trường tồn như cây tùng, cây bách. Còn tác phẩm “trúc hóa long” thoạt nhìn giống như khóm trúc đang lay động trong nắng hè, nhưng thực ra vẫn là đề tài rồng ổ với những hình râu của rồng mẹ, rồng con tạc thanh vuốt như cành trúc, lá trúc. 

Cùng đó là cảnh sinh hoạt múa võ, bắt trăn, săn thú được các nghệ nhân thể hiện rất sinh động, lột tả được đầy đủ cái ý của trời đất “mùa hạ vạn vật trưởng thành”. Để rồi thiên nhiên ban tặng cho con người mưa thuận, gió hoà, mùa màng bội thu thoả nguyện ước mong của người dân vùng lúa nước.

Bức chạm khắc cảnh thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh ở đình Phù Lão.

Tuyệt tác trên gỗ

Đình Đông Lỗ còn có tên gọi là đình Lỗ Hạnh. Đình thuộc làng Lỗ Hạnh, xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Là ngôi đình cổ có niên hiệu sớm nhất vùng Kinh Bắc xưa- Bắc Giang ngày nay. 

Đình được  khởi dựng thời Lê Trung Hưng, thế kỷ XVI (1576). Các tác phẩm điêu khắc ở đình cho thấy sự phong phú của các đề tài: Bức chạm hoa, lá, mây ở đầu các con giường, ổ xà nách, ở ván gió; rồng mẹ, rồng con quấn quýt ở các đầu dư; hình nghê ở chân cột, giá chiêng và vì nóc; chim, phượng ở các bức cốn; hươu, nai, hổ xen kẽ được bố cục hợp lý. 

Trên các bức chạm khắc trong đình, hình tượng cô gái cưỡi rồng và người chơi đàn đáy, hai bức sơn mài bát tiên không chỉ cho ta thấy sự độc đáo của nghệ thuật điêu khắc mà còn khẳng định loại trang sơn mài có từ rất sớm trên vùng đất Kinh Bắc xưa cũng như nghệ thuật âm nhạc dành cho ca trù một loại hình âm nhạc dân gian ở thế kỷ XVI. Với giá trị nghệ thuật độc đáo, các bức phù điêu ở đình Đông Lỗ đã minh chứng cho thành tựu của nền mỹ thuật cổ Việt Nam. Đó là nghệ thuật hướng tới nhân sinh.

Trong các tác phẩm phù điêu và tranh sơn mài, các nghệ nhân bố cục rất hợp lý giữa các đề tài vào những vị trí thích hợp trong nội thất ngôi đình. Những hình tượng rồng trong mây, tiên cưỡi rồng, tiên cưỡi phượng, các thiếu nữ múa râu rồng… mang đậm phong cách của nghệ thuật dân gian là sự bứt phá trong tư tưởng và nghệ thuật ở thế kỷ XVI một cách tinh tế. Thể hiện cuộc sống muôn màu, muôn vẻ của người dân nơi làng quê thôn dã cũng như ước vọng của họ muốn vươn tới cái chân-thiện-mỹ.

"Tiên" ở đình Thổ Hà

Khó có thể đếm hết những họa tiết hoa văn tầng tầng, lớp lớp ở đình Thổ Hà (Việt Yên). Công trình kiến trúc mang dấu ấn thế kỷ XVII này tiêu biểu với những hình ảnh về con người và thiên nhiên. Ngoài các đề tài về “Long- ly- quy- phượng”… có tại hầu khắp các kết cấu vì, kèo, đấu kê, kẻ, đầu dư thì các nàng tiên ở nhiều tư thế khác nhau là điểm độc đáo của ngôi đình. 

Đó là những hình chạm thiếu nữ mặc váy dài, yếm, tóc búi hoặc chít khăn với nét mặt rạng rỡ trong tư thế cưỡi phượng, đè rồng, hoặc đang nhảy múa giữa các lớp mây bồng bềnh. Qua đó phản ánh rõ tư tưởng “cha rồng mẹ tiên” trong dân gian. 

Trang trí đình Thổ Hà có điểm chung là đường nét khoẻ, với những khối nổi cao, có độ tương phản giữa nổi và chìm do trình độ điêu luyện của kỹ thuật chạm lộng, bong kênh tài hoa của các nghệ nhân xưa. 

Các cô tiên ở đầu dư 3 gian giữa đình và ở xà nách đều núp trong râu rồng. Có nàng thì cưỡi mây, cưỡi lưng phượng, lại có nàng tiên trong tư thế đang múa. Nét đáng chú ý là các  tiên đều có gương mặt trái xoan, tóc búi tó, bàn tay mềm mại, mặc váy để lộ chân trần, gót son trông đẹp…  

Ngoan Phạm

Tiết 6: thường thức mĩ thuậtBài 6: chạm khắc gỗ đìng làng việt nam * I/ Khái quát về đình làng Việt Nam:- Em hãy cho biết đình thường được xây dựng ở đâu?+ ở vùng đồng bằng miền Bắc và miền Trung Việt Nam, theo truyền thống, mỗi làng thường xây một ngôi đình riêng. Đình là nơi thờ Thành hoàng của địa phương, đồng thời là nơi hội họp, giải quyết công việc của làng xã._ Đình làng có kiến trúc như thế nào?+ Kiến trúc đình làng thường kết hợp với trang trí. Đây là nghệ thuật của những người thợ là nông dân nên mang đặc điểm mộc mạc, khoẻ khoắn, sinh động. _ Em hãy kể tên một số ngôi đình mà em biết?+ Đình Bảng (Bắc Ninh), Phù Lão (Bắc Giang), Tây Đằng, Chu Quyến (Hà Tây), Hưng Lộc (Nam Định) * Đình làng là niềm tự hào, là hình ảnh thân thuộc, gắn bó trong tình yêu của người dân đối với quê hương. Những ngôi đình đẹp và nổi tiếng như: Đình Lỗ Hạnh, Phù Lão (Bắc Giang), Đình Tây Đăng, Chu Quyến (Hà Tây), Đình Bảng(Bắc Ninh). Là những công trình độc đáo của nền nghệ truyền thống Việt Nam. Đình Lỗ Hạnh (Bắc Giang) Đình Tây Đằng (Hà Tây) Đình Phù Lão (Bắc Giang) Đình Bảng (Bắc Ninh) *II/ Vài nét về nghệ thuật chạm khắc đình làng:_ Các bức chạm khắc phản ánh nội dung, đề tài gì?+ Phản ánh cuộc sống đời thường của nhân dân . Các bức chạm khắc thể hiện về đề tài sinh hoạt xã hội và các hình tượng trang trí thể hiện đầy sáng tạo của các nghệ nhân xưa như là Đấu vật, Đánh cờ, uống rượu, Chọi gà._ Cách thể hiện chạm khắc ở đình làng có đặc điểm gì?+ Khoẻ khoắn, mộc mạc, phóng thoáng nhưng rất ý nhị hóm hỉnh và tự do, thoát khỏi những chuẩn mực chặt chẽ, khuôn mẫu của nghệ thuật cung đình chính thống. Chạm khắc đình làng là chạm khắc dân gian, do người dân sáng tạo nêncho chính họ, vì thế đối lập với chạm khắc cung đình, với những qui tắc nghiêm ngặt, mang tính tượng trưng và được chau chuốt nhằm phục vụ các tầng lớp vua quan phong kiến.Nội dung các bức chạm khắc đình làng miêu tả những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Đó là cảnh sinh hoạt xã hội như gánh con, đánh cờ, uống rượu, đấu vật, các trò chơi dân gian như nam nữ vui đùa Nghệ thuật chạm khắc rất sinh động với các nhát chạm dứt khoát, chắc tay đã tạo ra độ nông, sâu khác nhau khiến các bức phù điêu đạt tới mức phong phú về hình mảng và hiệu quả không gian. Nghệ thuật chạm khắc đình làng mang đậm tính dân gian và bản sắc dân tộc.

25HOẠT ĐỘNG 2:Hướng dẫn HS tìm hiểu về nghệ thuật chạm khắc gỗđình làng. - GV cho HS quan sát tranhảnh về các bức chạm khắc gỗ đình làng, chia nhóm học tậpvà phân công nhiệm vụ: Nhóm 1: Nghệ thuật chạmkhắc gỗ đình làng xuất xứ từ đâu? Mang đặc điểm gì nổibật? Nhóm 2: Nội dung các bứcchạm khắc gỗ đình làng miêu tả những gì? Cách tạo hìnhnhư thế nào? Nhóm 3: Em có cảm nhận gìvề các tác phẩm chạm khắc đình làng? Nêu cảm nhận cụthể về 1 tác phẩm? Nhóm 4: Nghệ thuật chạmkhắc đình làng so với nghệ thuật điêu khắc cung đình cónhững điểm gì khác nhau? - GV cho các nhóm trình bàykết quả thảo luận của nhóm mình.- Dựa trên tranh ảnh GV tóm tắt và phân tích cụ thể nhữngđặc điểm chính và giá trò nghệ thuật của nghệ thuậtchạm khắc đình làng. - Qua tranh aûnh GV nhấnmạnh: Nghệ thuật chạm khắc đình làng mang dáng vẻ mộcmạc, giản dò và rất gần gũi với đời sống của nhân dân laođộng nên mang tính dân gian, đậm đà bản sắc dân tộc.- HS quan sát tranh ảnh và chia nhóm học tậpnhận nhiệm vụ thảo luận.Nhóm 1: Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làngxuất xứ từ đâu? Mang đặc điểm gì nổi bật?Nhóm 2: Nội dung các bức chạm khắc gỗ đìnhlàng miêu tả những gì? Cách tạo hình như thếnào? Nhóm 3: Em có cảmnhận gì về các tác phẩm chạm khắc đình làng?Nêu cảm nhận cụ thể về 1 tác phẩm?Nhóm 4: Nghệ thuật chạm khắc đình làng sovới nghệ thuật điêu khắc cung đình có nhữngđiểm gì khác nhau? - GV cho các nhóm trìnhbày kết quả thảo luận.- HS quan sát GV tóm tắt và phân tích đặcđiểm, giá trò nghệ thuật của các bức chạm khắcđình làng.

II. Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng.

- Chạm khắc đình làng do nhân dân sáng tạo nên đốilập với sự trau chuốt của chạm khắc cung đình.Chạm khắc đình làng thường có những nội dungnhư: Gánh con, đánh cờ, uống rượu, đá cầu, tấunhạc… được mô tả rất sinh động và giàu tính hiệnthực. Cách chạm khắc dứt khoát, phóng khoáng vớinhiều độ nông sâu khác nhau nên tạo được hiệuquả không gian và phong phú về hình mảng.- Chạm khắc gỗ đình làng mang đậm đà tính dân gianvà bản sắc dân tộc.Nguyễn Ánh Hồng Giaùo án Mỹ Thuật 9 235HOẠT ĐỘNG 3:Hướng dẫn HS tìm hiểu một số đặc điểm của chạm khắcgỗ đình làng. - GV cho HS quan sát tranhảnh, yêu cầu HS tóm tắt lại những đặc điểm chính về nộidung và hình thức thể hiện. - GV chốt lại những đặc điểmchính của nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng- HS quan sát tranh ảnh và tóm tắt lại những đặcđiểm của chạm khắc đình làng.- Quan saùt GV hướng dẫn bài.- Các bức chạm khắc gỗ đình làng có nội dung chủyếu là cảnh sinh hoạt của nhân dân lao động, vớinghệ thuật chạm khắc mộc mạc, chắc khỏe, phóngkhoáng và giàu tính dân tộc.3HOẠT ĐỘNG 4:Đánh giá kết quả học tập. - GV nhận xét chung tiết họcvà khen ngợi những nhóm hoạt động tích cực và các cánhân có nhiều ý kiến xây dựng bài. Nhắc nhở HS nêncó thái độ trân trọng, yêu quý và giữ gìn những tinh hoa vănhóa mà cha ông đã dày công tạo lập.- HS nêu nhiệm vụ của mình đối với việc bảotồn và phát huy những giá trò nghệ thuật củadân tộc.+ Bài tập về nhà: - Học sinh về nhà sưu tầm tranh ảnh, các bài viết về chạm khắc gỗđình làng.+ Chuẩn bò bài mới: HS về nhà đọc trước bài “Tượng chân dung Thạch cao Tiết 1:Vẽ hình”, sưu tầm ảnh chụp tượng chân dung, chuẩn bò chì, tẩy, vở bài tập.RÚT KINH NGHIỆM………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………Ngày soạn: 03.10.2008 Tiết: 07 Bài: 07– Vẽ theo mẫu.I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm của tượng chân dung bằng chất liệuthạch cao và nắm bắt phương pháp vẽ tượng chân dung.Nguyễn Ánh Hồng Giaùo án Mỹ Thuật 9 24TƯNG CHÂN DUNG Tượng thạch cao - Vẽ hình2. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc nắm bắt đặc điểm của mẫu, thể hiện vậtmẫu đúng về hình dáng, tỷ lệ, diễn tả được hình khối của mẫu.3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, cảm nhận được vẻ đẹp của tượng chân dungtrong tranh và vẻ đẹp của chất liệu bút chì. II. CHUẨN BỊ:1. Giáo viên: Vật mẫu, bài vẽ của HS năm trước. 2. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh về tượng chân dung.:1 Giáo viên kiểm tra só số và sự chuẩn bò của học sinh.2. Kiểm tra bài cũ: 2 GV cho HS nêu cảm nhận về các bức chạm khắc gỗ đình làng.3. Bài mới: + Giới thiệu bài: Các em đã thực hiện vẽ theo mẫu rất nhiềuTIẾN TRÌNH TIẾT DẠY TGHOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HSKIẾN THỨC7HOẠT ĐỘNG 1:Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.- GV cho HS xem moät số ảnh chụp và giới thiệu vài nét để HSthấy được tượng là tác phẩm nghệ thuật điêu khắc. Tượng chân dunggồm có: Tượng bán thân, tượng đầu và tượng toàn thân và đượclàm bằng nhiều chất liệu khác nhau Gỗ, đá, thạch cao, ximăng… - GV cho HS kể tên 1 số bứctượng mà mình biết và nêu chất liệu của bức tượng đó.- GV giới thiệu mẫu vẽ và tiến hành sắp xếp một vài cách khácnhau để HS nhận ra hình dáng tượng ở các hướng nhìn: nhìnchính diện, nhìn nghiêng, nghiêng 23.- GV gợi ý để HS quan sát và nhận xét về: Cấu trúc, tỷ lệ củatượng. - GV giới thiệu một số bài vẽ củaHS năm trước để HS nhận ra cách vẽ tượng trong lứa tuổi HS.- HS quan sát GV giới thiệu về tượng chân dungvà các chất liệu làm tượng.- HS kể tên 1 số bức tượng mà mình biết vànêu chất liệu của bức tượng đó.- HS nhận xét hình dáng tượng ở các hướng nhìn:nhìn chính diện, nhìn nghiêng, nghiêng 23.- HS quan sát và nhận xét về: Cấu trúc, hình dáng,tỷ lệ của tượng. - HS nhận ra cách vẽtượng trong lứa tuổi HS.

Video liên quan

Chủ đề