Cách cài linux trong win 10

Hướng dẫn cài đặt và thiết lập môi trường Linux trên Windows 10 Anniversary, sử dụng công cụ Bash on Ubuntu on Windows khởi tạo môi trường Linux để sử dụng và tìm hiểu Linux trên hệ điều hành Windows 10.

Windows Subsystem cho Linux là một tính năng mới được tích hợp kèm bản Windows 10 Anniversary Update 64-bit - build 1607 trở lên dành cho các nhà phát triển. 

Windows Subsystem cho Linux cung cấp một nền tảng Linux được tích hợp vào Windows 10 mà bản thân nền tảng đó có khả năng khởi tạo để chạy các câu lệnh và ứng dụng Linux thông qua hệ điều hành Ubuntu. Điều này khiến Windows 10 Aniversary có thể tích hợp một hệ thống Linux con cùng chạy với Windows 10.

Hướng dẫn cài đặt Windows Subsystem cho Linux

Yêu cầu Window

Cài đặt Windows 10 Anniversary Update bản 64-bit với bản build 1607 trở lên.

Thiết lập Developer mode cho môi trường Windows

Windows Subsystem cho Linux là một tính năng dành cho nhà phát triển, do đó để cài đặt và sử dụng cần thiết lập chế độ Nhà phát triển - Developer mode.

Vào Settings → Update & Security → For developers và bật Install apps from any source, including loose files (hoặc bật nút Developer mode nếu là phiên bản Windows cũ hơn).

Sau khi bật chế độ Install apps from any source, including loose file, Windows sẽ hỏi để xác nhận, chọn Yes.

Thiết lập yêu cầu được dùng chức năng Windows Subsystem for Linux

Do môi trường Linux không được thiết lập mặc định trên môi trường Windows 10 nên cần bật thiết lập khởi tạo môi trường Linux thông qua tính năng Windows Subsystem for Linux.

Vào Control Panel → Programs and Features → Turn Windows features on or off và chọn Windows Subsystem for Linux.

Sau khi bật Windows Subsystem for Linux, Windows sẽ yêu cầu khởi động lại, tiến hành khởi động lại Windows.

Cài đặt Ubuntu cho Windows

Sau khi Windows khởi động lại, truy cập và ứng dụng Microsoft Store tìm ứng dụng Ubuntu.

Tiến hành cài đặt như 1 ứng dụng thông thường: đăng nhập tài khoản Microsoft Store, nhấn Get và chờ đợi.

Sử dụng

Tìm kiếm Ubuntu và chạy ứng dụng vừa cài đặt bằng Windows Search.

Tạo tài khoản để đăng nhập Ubuntu bao gồm username và password.

Đến đây việc cài đặt đã hoàn tất và có thể bắt đầu sử dụng môi trường này để thực hiện những công việc cần môi trường Linux như viết chương trình.

Trong các bài viết trước Taimienphi.vn đã hướng dẫn bạn cách cài đặt và sử dụng Kali Linux bằng VmWare, bài viết dưới đây Taimienphi.vn sẽ hướng dẫn bạn cách cài Kali Linux trên Windows 10 nhé.

Bài viết liên quan

  • Cách chạy openSUSE Linux trên Windows 10
  • Kích hoạt Windows Subsystem for Linux trên Windows 10 Fall Creator
  • Your Phone hiện hoạt động trên Windows 10
  • Cách mở Windows Spotlight trong Windows 10
  • Tùy chỉnh Start Menu, Tùy biến giao diện Start Menu trên Windows 10

Kali Linux hiện có sẵn trong kho ứng dụng Microsoft App Store cho Windows 10. Vì vậy trong bài viết dưới đây Taimienphi.vn sẽ hướng dẫn bạn cách cài Kali Linux trên Windows 10.

Hướng dẫn cách cài Kali Linux trên Windows 10

Thực hiện theo các bước dưới đây để cài Kali Linux trên Windows 10:

Bước 1: Bước đầu tiên chúng ta phải cài đặt WSL. Để làm được điều này, kích chuột phải vào nút Start, chọn Windows PowerShell (Admin).

Bước 2: Sao chép và dán lệnh dưới đây vào rồi nhấn Enter:

1. Enable-WindowsOptionalFeature -Online -FeatureName Microsoft-Windows-Subsystem-Linux

Bước 3: Khởi động lại máy tính.

Bước 4: Bước tiếp theo cài đặt Kali Linux. Tìm Kali Linux trên ứng dụng Microsoft App Store.

Bước 5: Click chọn nút Get để bắt đầu tải và cài đặt Kali Linux.

Bước 6: Sau khi cài đặt xong Kali Linux, click chọn nút Launch. Hoặc cách khác bạn có thể sử dụng shortcut Start menu, hoặc mở PowerShell hoặc Command Prompt và nhập lệnh kali vào đó rồi nhấn Enter. Trong quá trình chạy đầu tiên, quá trình cài đặt phải hoàn tất. Điều này sẽ mất một khoảng thời gian.

Bước 7: Sau khi quá trình cài đặt hoàn tất, bước tiếp theo là thiết lập tên người dùng và mật khẩu WSL. Sử dụng tên người dùng và mật khẩu bất kỳ khác với mật khẩu Windows. Nhớ lưu lại thông tin này vì bạn sẽ phải dùng với lệnh sudo, đăng nhập trình quản lý máy tính.

Bước 9: Tiếp theo thiết lập trình quản lý XFCE, nhưng trước hết chúng ta phải cài đặt một số tiện ích. Chạy lệnh dưới đây để cài đặt wget, tiện ích có thể tải xuống các file thông qua HTTP. Nhập mật khẩu mà bạn đã tạo ở bước trên, khi được thông báo, nhấn phím Y để tải xuống và cài đặt:

2. sudo apt-get install wget

Bước 9: Chạy lệnh dưới đây để tải và cài đặt script:

wget //kali.sh/xfce4.sh

Bước 10: Chạy lệnh dưới đây để thực thi script đã tải xuống. Bước này sẽ mất nhiều thời gian, và bạn sẽ phải trả lời một số câu hỏi về layout bàn phím:

sudo sh xfce4.sh

Bước 11: Khởi động máy chủ xrdp để kết nối với trình quản lý máy tính XFCE bằng Remote Desktop. Chạy lệnh dưới đây và lưu lại các cổng được liệt kê trong đầu ra:

3. sudo /etc/init.d/xrdp start

Bước 12: Sau khi máy chủ xrdp đã khởi động, mở Remote Desktop (mstsc) trên máy tính PC của bạn và kết nối với 127.0.0.1:3390 trong đó 3390 là cổng được hiển thị trong bước 11.

Bước 13: Đăng nhập bằng thông tin đăng nhập Unix mà bạn đã tạo ở bước 7.

Bước 14: Click chọn Use default config để hoàn tất quá trình.

Như vậy bạn đã có thể sử dụng Kali Linux trên Windows 10. Sau khi sử dụng xong Kali Linux, sử dụng lệnh sudo /etc/init.d/xrdp stop tại dấu nhắc lệnh Kali Linux Rolling để tắt máy chủ xrdp.

Bài viết trên đây Taimienphi.vn vừa hướng dẫn bạn cách cài Kali Linux trên Windows 10. Ngoài ra nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào cần giải đáp, bạn đọc có thể để lại ý kiến của mình trong phần bình luận bên dưới bài viết.

//thuthuat.taimienphi.vn/huong-dan-cach-cai-kali-linux-tren-windows-10-45372n.aspx
Bạn tham khảo thêm bài viết hướng dẫn cài Kali Linux bằng VmWare, quá trình này khá phức tạp, đòi hỏi bạn cần tỉ mỉ và chính xác trong từng thao tác, việc cài Kali Linux bằng VmWare sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm một hệ điều hành khá thú vị.

Chủ đề