Cách bấm huyệt chữa đau bụng kinh

Bấm huyệt được biết đến như một phương pháp điều trị bệnh không cần dùng thuốc, rất an toàn và sử dụng rộng rãi từ xưa đến nay.

  • Phụ nữ khi tắm rửa nên vệ sinh 2 bộ phận này nhiều hơn, có tác dụng thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, tránh đau bụng kinh
  • 3 tư thế ngủ giúp giảm đau bụng kinh, tốt cho xương chậu, phụ nữ rất nên biết để áp dụng
  • Cô gái trẻ bị cơn đau bụng kinh hành hạ suốt nhiều năm, bác sĩ thăm khám xong thì lắc đầu "sẽ rất khó có thai"

Đau bụng kinh là tình trạng rất phổ biến ở phụ nữ, nhiều người thường bị đau rất dữ dội mỗi khi đến kỳ. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, có một số phương pháp bấm huyệt giảm đau bụng kinh rất hiệu quả, cách làm rất đơn giản và dễ thực hiện tại nhà.

Ngoài việc bấm huyệt giảm đau bụng kinh, việc xoa bóp thường xuyên cũng rất tốt cho tử cung. Thông thường, bạn nên xoa bóp để giảm đau bụng kinh bắt đầu từ 5-7 ngày trước khi hành kinh và dừng lại sau khi hết đau bụng. Mục đích của việc xoa bóp này là để tống máu xuống phía dưới, nhanh thoát hết ra ngoài. Việc xoa bóp tập trung ở vùng bụng dưới, chi dưới, nếu thực hiện đúng kỹ thuật, lượng máu có thể ra hết hoàn toàn trong 1-2 ngày. Cơn đau biến mất hoặc giảm dần sau khi máu được thải ra ngoài.

Sau đây là 4 huyệt đạo nếu xoa bóp đúng cách có thể giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

1. Huyệt Tam Âm Giao

Huyệt Tam Âm Giao là nơi có 3 kinh mạch âm gặp nhau, một huyệt tiêu biểu trong việc điều trị các bệnh phụ khoa.

Huyệt Tam Âm Giao là nơi có 3 kinh mạch âm gặp nhau.

Vị trí: Khoảng 4 ngón tay mặt trong mắt cá chân, chỗ tiếp giáp của xương bắp chân và cơ.

Điều trị: Đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, đau thắt lưng, cảm mạo, rối loạn nội tiết, hiếm muộn, chống động thai, xung huyết não, nóng gan, hồi hộp, viêm bàng quang.

Phương pháp: Dùng 2 tay nắm chặt cổ chân, ấn sâu bằng 2 ngón tay cái chồng lên nhau chỗ huyệt Tam Âm Giao.

2. Huyệt Tử Cung

Huyệt Tử Cung cũng là một huyệt đạo tiêu biểu trong sản phụ khoa.

Huyệt Tử Cung cũng là một huyệt đạo tiêu biểu trong sản phụ khoa.

Vị trí: Vùng bụng dưới, dưới rốn khoảng chưa tới 10cm như hình (chỗ dấu màu đỏ).

Điều trị: Thúc đẩy tuần hoàn máu, tiêu ứ, điều khí, giảm đau.

Phương pháp: Dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn vào huyệt tử cung 2 bên, xoa bóp từ từ trong 5 phút.

3. Huyệt Huyết Hải

Huyệt Huyết Hải có chức năng dẫn khí huyết trở về kinh mạch, chữa các bệnh về khí huyết, ấn huyệt này có thể làm dịu cơn đau bụng dưới khi hành kinh.

Huyệt Huyết Hải có chức năng dẫn khí huyết trở về kinh mạch, chữa các bệnh về khí huyết, giảm đau bụng kinh.

Vị trí: Ngồi trên ghế và khụy gối sẽ thấy có một chỗ lõm xuất hiện bên trong đầu gối, nếu nâng chân lên sẽ thấy rõ ràng hơn.

Điều trị: Đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, rối loạn nội tiết, hội chứng mãn kinh, chảy máu bất thường, phù nề, đau đầu, chóng mặt, ù tai, đau vai gáy, đổ mồ hôi đêm, hồi hộp, mất ngủ, thiếu máu.

Phương pháp xoa bóp: Khi ấn huyệt Huyết Hải có cảm giác đau nên rất dễ tìm. Nắm chặt đầu gối, 2 ngón tay cái chồng lên nhau, dùng các đầu ngón tay ấn và ép đùi theo chiều dọc.

4. Huyệt Thái Xung

Xoa bóp huyệt Thái Xung không chỉ giúp giảm đau bụng kinh mà còn có thể chữa các bệnh phụ khoa khác. Từ 9-11 giờ đêm là khoảng thời gian tốt nhất để xoa huyệt này, nó giúp cơ thể thư giãn, dễ ngủ hơn, tốt cho gan và khí huyết đang ngưng trệ. Còn đối với phụ nữ đang hành kinh, xoa bóp huyệt đạo này sẽ giảm đau rất tốt.

Xoa bóp huyệt Thái Xung không chỉ giúp giảm đau bụng kinh mà còn có thể chữa các bệnh phụ khoa khác.

Vị trí: Vị trí huyệt Thái Xung rất dễ tìm, nhìn mu bàn chân, giữa ngón thứ nhất và thứ 2, rộng khoảng 2 ngón tay, khi ấn xuống có cảm giác đau nhức hoặc sưng tấy.

Điều trị: Nó có tác dụng hạ huyết áp, dịu gan, thanh nhiệt, cũng rất hiệu quả đối với phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh. Thường xuyên xoa bóp để kích thích nó có thể làm dịu gan, giảm trầm cảm, giảm sự bốc hỏa quá mức của gan.

Phương pháp: Dùng ngón tay cái day day huyệt từ 3-5 phút, hoặc có thể dùng ngón trỏ ấn vào huyệt và trượt qua lại, xoa bóp nhẹ nhàng trong 5-10 phút.

Nên ăn gì để giảm đau bụng kinh?

Một số bằng chứng cho thấy rằng, một số thực phẩm có thể giúp giảm bớt các triệu chứng đau bụng kinh như:

- Nước ấm.

- Cá hồi.

- Rau có màu xanh đậm: cải xoăn, cải bó xôi…

- Chuối, dứa, kiwi.

- Sản phẩm từ sữa: sữa chua, pho mát.

- Yến mạch.

- Trứng.

- Socola đen.

- Bơ đậu phộng.

Theo Zhihu, Insider, Health

3 tư thế ngủ giúp giảm đau bụng kinh, tốt cho xương chậu, phụ nữ rất nên biết để áp dụng

Trong y học cổ truyền, đau bụng kinh được xếp vào chứng thống kinh, là do sự mất điều hòa khí huyết ở hai mạch nhâm và xung. Chứng này gây nhiều khó chịu và đau đớn cho chị em phụ nữ. Tuy vậy, xoa, xát, bấm huyệt có thể khắc phục được chứng này cho chị em trong những ngày “đèn đỏ”.

Bấm huyệt: Trước kỳ kinh hoặc khi có cơn đau bấm day sâu, nhẹ nhàng huyệt thái xung 3 - 5 phút, sau đó lần lượt bấm các huyệt huyết hải, tam âm giao, tử cung 1 - 3 phút rồi nắm tay nắm đấm xát giáp tích L1 và L2 cho ấm nóng lên là được. Ngày có thể tác động 1 - 2 lần.

Day bấm huyệt tử cung.

Xoa bụng: dùng hai bàn tay đặt chồng lên nhau xoa bụng dưới theo chiều kim đồng hồ với một lực vừa phải, từ nhẹ đến nặng trong 1 - 2 phút với cường độ chịu đựng được. Nếu có cảm giác lạnh bụng và tay chân có thể dùng một chút dầu nóng thoa bụng và lòng bàn tay, bàn chân trước khi xoa bóp.

Xát bụng: dùng một bàn tay với các ngón tay khép chặt xát bên phải bụng dưới sang bên trái bụng dưới rồi xát xuống điểm giữa bờ trên xương mu rồi lại xát lên trên bên phải bụng dưới sao cho thành hình “tam giác”, cứ luân phiên như vậy trong 1 - 2 phút với cường độ chịu được sao cho vùng bụng dưới nóng lên là được.

Vị trí tác dụng huyệt:

Tam âm giao: nằm ở cổ chân, cách đỉnh mắt cá trong lên 3 thốn sát với bờ sau xương chày ra sau ngang một khoát ngón tay.

Huyết hải: nằm ở mặt trong đầu gối cách điểm giữa bờ trên xương bánh chè lên trên 1 thốn vào phía trong 2 thốn.

Tử cung: dưới rốn 4 thốn, đo sang hai bên mỗi bên 3 thốn.

Thái xung: sau khe giữa ngón chân 1 và 2 đo lên 1,5 thốn huyệt chổ hõm tạo nên bởi 2 đầu xương ngón chân cái và ngón liền kề.

Huyệt thái xung.

Giáp tích L1 - L2: từ xương sườn cụt thứ 12 gióng ra sau lưng.

Chú ý: Không ăn đồ chua, cay nóng... vì tăng co bóp tử cung gây lượng kinh nhiều và kéo dài, tăng cơn đau. Không vệ sinh bộ phận sinh dục bằng nước lạnh. Tránh quan hệ tình dục trong kỳ kinh. Ngoài ra, có thể dùng ngải cứu hơ các huyệt trên để tăng tác dụng.

Trong y học cổ truyền, đau bụng kinh được xếp vào chứng thống kinh, là do sự mất điều hòa khí huyết ở hai mạch nhâm và xung. Chứng này gây nhiều khó chịu và đau đớn cho chị em phụ nữ. Tuy vậy, xoa, xát, bấm huyệt có thể khắc phục được chứng này cho chị em trong những ngày “đèn đỏ”.


Lương y Chu Văn Tiến

Video liên quan

Chủ đề