Các yếu tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu

Chia sẻ trên:    17164

Giá trị cổ phiếu, hay giá trị của công ty có ý nghĩa quan trọng đối với nhà đầu tư. Khi đưa ra quyết định đầu tư, nhà đầu tư sẽ so sánh giá trị cổ phiếu với giá cổ phiếu đang giao dịch trên sàn, nếu giá đang giao dịch thấp hơn giá trị, cổ phiếu đó được gọi là “undervalued” và ngược lại là đã “overvalued”. Vậy yếu tố nào ảnh hưởng tới giá trị cổ phiếu? Để trả lời được câu hỏi này còn tùy thuộc vào từng lĩnh vực và cách tiếp cận của từng nhà đầu tư:

• Trước hết, đối với những nhà đầu tư muốn đi mua các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả hay sắp phá sản để vực dậy công ty, giá trị doanh nghiệp (DN) thường được định giá trên cơ sở giá trị tài sản mà DN này đang nắm giữ như bất động sản, mỏ dầu hay mỏ kim loại với trữ lượng còn lớn.

• Bên cạnh đó, rất nhiều loại tài sản vô hình nhưng cũng có giá trị rất lớn như thương hiệu công ty, hệ thống phân phối, bản quyền sáng chế… Ví dụ như năm 2017, tỷ phú người Thái đã phải chi ra gần 110,000 tỷ đồng để mua 53% cổ phần SAB với giá 320,000/cổ phiếu, mức PE 2018 vào khoảng 40 lần. Với nhiều nhà đầu tư, đây được xem là mức giá quá đắt cho cổ phiếu SAB. Tuy nhiên, thương hiệu SABECO, thị phần chi phối trong thị trường bia tại Việt Nam, hệ thống phân phối rộng khắp mà nếu làm từ đầu sẽ phải mất rất nhiều thời gian và công sức cũng chưa chắc xây dựng được là những yếu tố mang lại giá trị gia tăng cực lớn cho cổ phiếu SAB.

• Tuy nhiên, đứng trên góc độ nhà đầu tư cá nhân, mua/bán cổ phiếu để kiếm lời trên thị trường chứng khoán, chúng tôi cho rằng có 3 yếu tố mang lại giá trị cho cổ phiếu:

Yếu tố mang lại giá trị của cổ phiếu

- Thứ nhất, cổ tức bằng tiền DN trả lại cho chủ sở hữu. Thông thường, cổ tức cao là tốt, tuy nhiên, nếu cổ phiếu quá cao thì lại là yếu tố cẩn trọng do thể hiện doanh nghiệp thiếu các ý tưởng kinh doanh để mang lại tăng trưởng lợi nhuận hoặc doanh nghiệp khó có thể duy trì được mức cổ tức cao trong dài hạn.

- Thứ hai, giá trị hiện tại của doanh nghiệp, thể hiện thông qua các chỉ số định giá hiện tại như PE hay PB. Đây là các chỉ số để so sánh giữa các DN, hay giữa các ngành. Các cổ phiếu/ngành có chỉ số định giá thấp thể hiện cổ phiếu/ngành đó đang được định giá ở mức thấp hơn các DN khác cùng ngành, hoặc các ngành khác.

- Thứ ba, tăng trưởng lợi nhuận/dòng tiền của doanh nghiệp. Các DN có mức tăng trưởng lợi nhuận cao sẽ thường được định giá ở mức PE PB cao hơn ở hiện tại. Ví dụ khi so sánh 2 cổ phiếu A và B với mức PE hiện tại lần lượt là 10 lần và 11 lần. Nếu chỉ so sánh trên số hiện tại thì dễ thấy cổ phiếu A đang rẻ hơn cổ phiếu B. Tuy nhiên, nếu trong năm tới cổ phiếu B có thể tăng trưởng lợi nhuận với tốc độ 30%, trong khi cổ phiếu A chỉ tăng trưởng với tốc độ thấp hơn là 10% thì PE dự kiến 1 năm sau của 2 cổ phiếu (giả định giá cổ phiếu không thay đổi) lần lượt sẽ giảm xuống là 9.09 và 8.46. Như vậy, với mức tăng trưởng tốt hơn, sau 1 năm, PE của cổ phiếu B lại thấp và đang rẻ hơn cổ phiếu A.

Tóm lại, giá trị cổ phiếu là một phạm trù học thuật cũng tương đối phức tạp và có nhiều yếu tố tác động cần phải xem xét tổng thể. Tuy nhiên, đứng trên góc độ nhà đầu tư cá nhân, mua/bán cổ phiếu ngắn hạn để kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá mua/bán thì 3 yếu tố chính tác động đến giá trị cổ phiếu là: cổ tức bằng tiền, giá trị hiện tại, và tăng trưởng.

>> Có thể bạn sẽ quan tâm:

Cách chọn cổ phiếu tốt

Cách đầu tư cổ phiếu

Các tiêu chí lựa chọn cổ phiếu theo trường phái đầu tư tăng trưởng

Giá cổ phiếu luôn biến động không ngừng do chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng từ vĩ mô cho đến vi mô. Biết được những yếu tố nào ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ càng lượng hoá được cơ hội và rủi ro cho mỗi quyết định đầu tư của mình.

Sự biến động lên xuống của nền kinh tế thị trường tác động không nhỏ đến giá cổ phiếu tại thị trường chứng khoán. Cụ thể, khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, tối ưu lợi nhuận và tăng khả năng quay vòng vốn, từ đó có những ảnh hưởng tích cực đến giá cổ phiếu. Từ đó thu hút nhiều nhà đầu tư hơn nhờ vào tiềm năng trả cổ tức cho cổ đông cao hơn.

Ngược lại, nếu nền kinh tế thị trường có dấu hiệu suy thoái, khủng hoảng hay lạm phát cao gây khó khăn cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Từ đó, dẫn đến giá cổ phiếu cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực và các nhà đầu tư có xu hướng bán tháo cổ phiếu để cắt lỗ, chuyển sang các công cụ đầu tư ít rủi ro hơn. Vì vậy, có thể nói nền kinh tế thị trường đóng một vai trò quan trọng trong việc điều tiết thị giá trên thị trường chứng khoán.

GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định trong một thời kỳ nhất định. Khi mức tăng trưởng GDP có xu hướng phát triển tốt đồng nghĩa với việc người lao động tăng thêm thu nhập.

Khi thu nhập trở nên ổn định hơn nhiều người sẽ có xu hướng tìm kiếm thêm các kênh đầu tư để tiền sinh lời. Ngoài ra khi GDP tăng cao, nền kinh tế phát triển, thu nhập cá nhân gia tăng sẽ kích thích nhu cầu hàng hóa, tiêu dùng.

Đi kèm là sự thúc đẩy sản xuất, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển, lợi nhuận tăng trưởng sẽ đẩy giá cổ phiếu tăng cao. Do đó có thể thấy mức tăng trưởng GDP là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.

Một trong những yếu tố quan trọng về chính sách ảnh hưởng đến giá cổ phiếu là lãi suất. Có thể hiểu rằng, doanh nghiệp khi hoạt động sẽ cần tiền để xoay vòng vốn, do đó cần phải vay một khoản tiền từ ngân hàng.

Nếu lãi suất ngân hàng tăng sẽ làm tăng chi phí doanh nghiệp. Từ đó, hạ thấp lợi nhuận mà doanh nghiệp dẫn đến việc ảnh hưởng đến nguồn lợi nhuận của các cổ đông trong công ty.

Tỷ giá được hiểu là giá trị của một đồng tiền khi chuyển đổi sang một đồng tiền khác. Đặc biệt với các doanh nghiệp lớn thì việc xuất, nhập khẩu tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh. Do đó tỷ giá cũng ảnh hưởng khá lớn đến giá cổ phiếu.

Ví dụ một đồng đô la rớt giá có nghĩa là giá trị của nó giảm so với giá trị thực của nó. Nếu bình thường 1 đô la có thể mua được 1 hộp bánh thì khi đồng đô la mất giá bạn phải mất 1,5 đô la để mua hộp bánh đó.

Tương tự đối với các loại hàng hoá khác và cổ phiếu cũng không ngoại lệ. Khi tỷ giá giảm giá trị cổ phiếu không đổi nhưng thị giá của cổ phiếu đều tăng. Từ đó gây ảnh hưởng lớn đến giá cổ phiếu nói riêng và cả thị trường kinh tế nói chung.

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào đang có cổ phiếu trên sàn giao dịch họ rất ngại những thông tin truyền thông xấu. Giá cổ phiếu cũng sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các thông tin truyền thông về doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp đang có cổ phiếu trên sàn nhưng vướng phải những tin tức truyền thông xấu (ví dụ như trốn thuế, sản phẩm trục trặc không tốt..v.v.) sẽ khiến niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp bị giao động, nhà đầu tư sẽ ra sức bán để tránh rủi ro từ đó cổ phiếu doanh nghiệp đó sẽ có xu hướng giảm mạnh.

Có rất nhiều trường hợp giá cổ phiếu bị ảnh hưởng mạnh bởi các thông tin truyền thông. Do đó truyền thông cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu mà nhà đầu tư cần xem xét.

Đầu tư cổ phiếu đồng nghĩa với việc gián tiếp đầu tư vào các công ty, các sản phẩm dịch vụ của công ty đó. Do đó yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu đó là tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.

Công ty làm ăn tốt giá cổ phiếu sẽ tăng và ngược lại. Do đó để lựa chọn được cổ phiếu tốt, nhà đầu tư cần tìm hiểu các báo cáo tài chính, các chỉ số tài chính và định hướng tương lai của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính của công ty sẽ nói lên lợi nhuận, doanh thu từ các dự án, quay vòng vốn ..v.v. thể hiện sự phát triển của doanh nghiệp.

Nếu một doanh nghiệp có kết quả hoạt động kinh doanh tốt, có khả năng vẫn sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai thì giá cổ phiếu của công ty đó sẽ có xu hướng tăng mạnh. Ngược lại, khi doanh nghiệp có kết quả hoạt động kinh doanh không phát triển, có xu hướng bị đình trệ thì cổ phiếu của doanh nghiệp đó sẽ giảm.

Cổ phiếu cũng chịu tác động bởi quy luật cung cầu trên thị trường tương tự các loại hàng hóa khác. Nếu số lượng nhà đầu tư mua cổ phiếu (cầu) nhiều hơn lượng nhà đầu tư bán cổ phiếu đó (cung) thì giá của cổ phiếu đó sẽ có xu hướng tăng lên và ngược lại.

Quy luật cung cầu là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu. Việc theo dõi quy luật cung cầu trên thị trường và nhạy bén trước những thông tin tài chính giúp nhà đầu tư có thể có cơ hội mua thấp bán cao và thu về cho mình lợi nhuận tối ưu khi đầu tư./.

  • Tìm hiểu về sàn giao dịch UpCOM

Xác định đúng đắn các yếu tố ảnh hưởng giá cổ phiếu sẽ tạo cơ sở giúp các nhà đầu tư đưa ra sự lựa chọn hợp lý hơn. Vậy các yếu tố nào là đáng quan tâm và vì sao nó lại ảnh hưởng đến giá cổ phiếu? Hãy theo dõi bài viết sau của ngân hàng số Timo để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hơn!

Xem thêm: 11 cách chọn cổ phiếu tốt để đầu tư

5 yếu tố ảnh hưởng giá cổ phiếu

Giá cổ phiếu thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, chủ yếu là quy luật cung cầu, nền kinh tế, tài chính của công ty,… Cụ thể 5 yếu tố tác động thường xuyên đến giá cổ phiếu như sau: 

1. Sự phát triển của nền kinh tế

Sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế quốc dân nói riêng là một trong các yếu tố quyết định đến giá cổ phiếu. Giá cổ phiếu cũng thường có xu hướng tỉ lệ thuận với sự phát triển của nền kinh tế. Nghĩa là giá cổ phiếu thường sẽ tăng khi nền kinh tế trở nên phát triển và giảm hơn khi kinh tế chậm phát triển.

Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế thuận lợi sẽ mang về cho các doanh nghiệp mức lợi nhuận cao hơn, thu nhập tốt, từ đó làm cho cổ phiếu của họ có sự hấp dẫn hơn. Các nhà đầu tư cũng sẽ dễ dàng tìm thấy sự tiềm năng từ cổ phiếu của họ vì doanh nghiệp có đủ khả năng trả cổ tức nhiều hơn cho các cổ đông. Trước khi tiến hành chia cổ tức, trước tiên doanh nghiệp phát hành phải công bố số tiền cổ tức và cả ngày trả cổ tức cho cổ đông. Việc công bố cổ tức và các khoản thu nhập định kỳ cũng là cách thu hút và giữ chân các nhà đầu tư.

Tuy vậy, nếu nền kinh tế trở nên chậm phát triển sẽ dẫn đến doanh nghiệp làm ăn đi xuống và có xu hướng cắt giảm cổ tức. 

Các yếu tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu
Các yếu tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu
Sự phát triển của nền kinh tế quốc gia là một trong các yếu tố quan trọng quyết định đến giá cổ phiếu (Nguồn: Internet)

Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng cao, các doanh nghiệp trên thế giới cũng có xu hướng hợp tác kinh doanh, đầu tư sâu rộng hơn. Tình hình chính trị sẽ có sự chi phối nền kinh tế trong nước, qua đó gây ra tác động nhất định đến giá cổ phiếu trên thị trường. Khi tình hình chính trị của đất nước ổn định thì nhà đầu tư mới có đủ tự tin để tiếp tục đầu tư. Ngược lại nếu chính trị trở nên bất ổn, nhà đầu tư trở nên e ngại thì giá cổ phiếu cũng sẽ có xu hướng giảm đi. 

3. Quy luật cung cầu của thị trường

Quy luật cung cầu luôn có sự ảnh hưởng mạnh tới toàn bộ thị trường hàng hóa trong nước nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Nếu có nhiều người muốn mua một mặt hàng, cầu trở nên nhiều hơn cung thì giá có xu hướng tăng và ngược lại. Đối với chứng khoán cũng vậy, nếu mã cổ phiếu được nhiều nhà đầu tư săn đón thì giá cổ phiếu đó sẽ có xu hướng tăng. Mặc dù quy luật cung cầu là một yếu tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu, tuy nhiên nhà đầu tư cũng cần cẩn thận vì không phải cổ phiếu nào được lựa chọn mua nhiều đều là cổ phiếu cốt. Hãy tìm hiểu thật kỹ và kết hợp nhiều yếu tố với nhau để có thể đưa ra quyết định đúng đắn hơn. 

Các yếu tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu
Các yếu tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu
Mã cổ phiếu được nhiều nhà đầu tư săn đón thì giá cổ phiếu đó sẽ có xu hướng tăng (Nguồn: Internet)

Nếu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thể hiện rằng họ đang phát triển tốt qua doanh thu, lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng cao và có khả năng tiếp tục trong tương lai. Thì giá cổ phiếu của họ sẽ được các nhà đầu tư quan tâm và lựa chọn giao dịch một cách nhanh chóng. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường rất quan tâm đến kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp để định giá cổ phiếu. Ngược lại, nếu kết quả kinh doanh giảm sút thì giá cổ phiếu sẽ giảm do công ty đó không giành được lòng tin của các nhà đầu tư. Vì thế, đây là một trong các yếu tố ảnh hưởng khá mạnh đến giá cổ phiếu. 

Xem thêm: Cách chọn lọc cổ phiếu theo phương pháp đầu tư Canslim

5. Thông tin truyền thông và tâm lý nhà đầu tư

Thị trường chứng khoán là một thị trường nhạy cảm, luôn xuất hiện nhiều loại thông tin khác nhau. Vì vậy, nhà đầu tư cần phải biết lựa chọn, tìm hiểu và phân tích đúng đắn các thông tin để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý, chính xác hơn. Trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư nếu không chuyên thường sẽ rất nhạy cảm với thông tin. Đôi khi, thông tin tiêu cực về một công ty nào đó dù chưa được xác thực cũng có thể khiến giá cổ phiếu giảm mạnh. Do đó, nhà đầu tư cần chọn lọc kỹ thông tin để tránh trường hợp bị thao túng và đưa ra quyết định sai lầm.

Các yếu tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu
Các yếu tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu
Nhà đầu tư cần chọn lọc kỹ thông tin trên thị trường để đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả hơn (Nguồn: Internet)

Tìm hiểu và nhận biết được các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu sẽ góp phần giúp bạn trở nên thận trọng hơn trong việc đưa ra quyết định mua bán, đầu tư cổ phiếu. Trước khi đầu tư, bạn cần phải nghiên cứu sâu rộng và phân tích kỹ lưỡng để đánh giá một cách chính xác “giá trị thực” của cổ phiếu. Bên cạnh đó, hiểu biết và nghiên cứu đầy đủ về các yếu tố ảnh hưởng trên sẽ giúp bạn tránh được cái nhìn cảm tính về các cổ phiếu khi đầu tư. Đồng thời, nhà đầu tư cũng sẽ có tâm lý vững chắc hơn khi đối diện với các thông tin gây nhiễu trên thị trường. 

Qua bài viết trên, bạn đã được tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng giá cổ phiếu thường thấy trên thị trường chứng khoán. Hãy đọc kỹ các thông tin trên để góp phần giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định một cách đúng đắn và chính xác hơn. Ngoài ra, nếu bạn mong muốn đầu tư an toàn và hiệu quả sinh lời ổn định hơn, có thể tham khảo việc đầu tư vào Quỹ mở do VinaCapital quản lý. Đây sẽ là một giải pháp giúp bạn sinh lời hiệu quả hơn cho đồng tiền nhàn rỗi của mình. Xem chi tiết Đầu tư Quỹ mở là gì?

Tham khảo hiệu quả hoạt động của các Quỹ VinaCapital: 

Tại ngày 02-12-2021Lợi nhuận từ đầu năm (2021) (%)Lợi nhuận 1 năm (%)Lợi nhuận trung bình 3 năm (%)Lợi nhuận trung bình 5 năm (%)Lợi nhuận trung bình từ ngày thành lập 
VFF (Thành lập ngày 01-04-2013)6,87,17,07,37,6
VIBF (Thành lập ngày 02-07-2019)37,042,419,6
VEOF (Thành lập 01-07-2014)57,069,224,217,214,1
VESAF (Thành lập ngày 18-04-2017)68,083,231,123,2
Nguồn: VinaCapital

Tham gia đầu tư vào quỹ của VinaCapital và theo dõi quá trình đầu tư công khai và uy tín tại app Timo Digital Bank ngay nhé! 

Đầu tư tích lũy VinaCapital Gia tăng thu nhập cùng Timo

Quỹ đầu tư uy tín, chất lượng dịch vụ hàng đầu.
Đầu tư an toàn, đa dạng hóa rủi ro.
Được hỗ trợ gần như hoàn toàn bởi các chuyên gia quản lí quỹ.
Các giải pháp đầu tư hấp dẫn với giá trị đầu tư tối thiểu chỉ 2 triệu VNĐ.