Các văn bản quy phạm pháp luật sai lố bịch

Thời gian qua, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) trên địa bàn tỉnh tiếp tục được quan tâm chỉ đạo và đạt được những chuyển biến tích cực đã dần đi vào nền nếp, đảm bảo quy định pháp luật. Hệ thống văn bản pháp luật được ban hành đã tác động tích cực đến mọi mặt của đời sống xã hội, phát huy hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, thúc đẩy kinh tế - văn hoá - xã hội phát triển, củng cố quốc phòng - an ninh, giữ vững trật tự, an toàn xã hội và hội nhập quốc tế ở địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình soạn thảo có khá nhiều văn bản QPPL đã được soạn thảo gặp một số sai sót cụ thể như sau:

Thứ nhất, về căn cứ ban hành văn bản

Tại khoản 1 Điều 61 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Căn cứ ban hành văn bản là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn đang có hiệu lực hoặc đã được công bố hoặc ký ban hành chưa có hiệu lực nhưng phải có hiệu lực trước hoặc cùng thời điểm với văn bản được ban hành. Căn cứ ban hành văn bản bao gồm văn bản quy phạm pháp luật quy định thẩm quyền, chức năng của cơ quan ban hành văn bản đó và văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn quy định nội dung, cơ sở để ban hành văn bản.

Như vậy, căn cứ pháp lý không phải là sự liệt kê các văn bản đã ban hành trước đó làm cơ sở cho việc ban hành văn bản sau mà là xác định những nội dung pháp lý được ban hành trong các văn bản cấp trên có liên quan trực tiếp, có tính chỉ đạo thực hiện đối với nội dung của văn bản soạn thảo. Do đó, căn cứ của các văn bản QPPL của tỉnh phải là những văn bản QPPL của cấp trên, tức là các văn bản do các cơ quan Trung ương (Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương) ban hành. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy một số cơ quan soạn thảo đã sử dụng Nghị quyết của HĐND tỉnh, Quyết định của UBND tỉnh ban hành trước đó để làm căn cứ cho việc ban hành Nghị quyết, Quyết định lần này hoặc văn bản hành chính (nghị quyết chỉ đạo, điều hành; quyết định hành chính phê duyệt đề án, kế hoạch… Bên cạnh đó vẫn có những trường hợp sử dụng văn bản QPPL đã hết hiệu lực làm căn cứ pháp lý, văn bản không cần thiết, không liên quan để làm căn cứ ban hành văn bản. Việc sử dụng các văn bản này làm căn cứ ban hành văn bản QPPL đều không phù hợp với quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung Luật ban hành văn bản QPPL năm 2020 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.

Thứ hai: Sai sót về hiệu lực đối với văn bản quy phạm pháp luật.

Tại điều 151 Luật ban hành văn bản QPPL quy định thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đối với văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành. Tuy nhiên, trong quá trình soạn thảo một số cơ quan soạn thảo không thực hiện đúng theo quy định này, có trường hợp quy định hiệu lực từ ngày ký ban hành, có trường hợp không đảm bảo được thời gian theo quy định.

Thứ ba: sai thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản

Quy định về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản được nêu rõ tại chương V Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, kèm theo đó là phụ lục các biểu mẫu cụ thể. Tuy nhiên, trong quá trình soạn thảo các cơ quan, đơn vị chưa tuân thủ đúng theo quy định của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP như: Căn cứ ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải được trình bày bằng chữ in thường, kiểu chữ nghiêng, cỡ chữ 14, trình bày dưới phần tên của văn bản; sau đó mỗi căn cứ phải xuống dòng có dấu chấm phẩy (;), dòng cuối cùng kết thúc bằng dấu chấm (.), Trình bày số thứ tự các khoản, điểm không đúng quy định tại khoản 2, điểm d và đ khoản 5 Điều 62 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020); phần kết thúc của Quy định/Quy chế kèm theo có ghi chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền ký ban hành văn bản…

Ai quy định văn bản quy phạm pháp luật?

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, ...

Ai có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật?

Mọi cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương đều là cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật, có thể kể điển hình như: QUốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội, chính phủ, Chủ tịch nước, tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân...

Có bao nhiêu văn bản quy phạm pháp luật?

Theo điều 4 Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm 26 loại văn bản : Hiến pháp.

Các văn bản có chứa quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành được gọi là gì?

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.