Các tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh lotus năm 2024

Khi con người ngày càng nâng cao nhận thức về “sống xanh” thì các công trình xanh cũng là điều thu hút được sự quan tâm của đông đảo mọi người. Có lẽ bạn đã từng ít nhất một lần nghe thấy người khác nhắc đến “công trình xanh”. Vậy một công trình như thế nào thì được đánh giá đủ tiêu chuẩn công trình xanh?

Công trình xanh (Green Building), theo định nghĩa của Hội đồng Công trình xanh thế giới (WGBC), là công trình trong thiết kế, xây dựng hoặc vận hành giảm thiểu các tác động xấu và có thể tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu và môi trường của chúng ta. Nó bảo tồn tài nguyên thiên nhiên quý giá và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Các tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh lotus năm 2024

Công trình xanh theo định nghĩa của WGBC

Tương tự, khái niệm công trình xanh đưa ra bởi Hội đồng công trình xanh Việt Nam (VGBC) là công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường; đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường xây dựng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên.

Tiêu chí cơ bản

Có thể nói, một công trình xanh cần đáp ứng được một số tiêu chỉ cơ bản dưới đây:

  • Sử dụng hiệu quả năng lượng, nước và các tài nguyên khác
  • Tìm kiếm và sử dụng các năng lượng thay thế như năng lượng mặt trời, năng lượng gió,…
  • Có các giải pháp giảm thiểu tối đa ô nhiễm, phế thải; đồng thời có các biện pháp tái chế, tái sử dụng hợp lý.
  • Các vật liệu sử dụng cho công trình phải là các vật liệu không độc hại và bền vững.
  • Môi trường bên trong của công trình phải có chất lượng không khí đảm bảo.
  • Trong quá trình thiết kế, thi công và vận hành cần phải tính đến các yếu tố môi trường và tính đến chất lượng cuộc sống.
  • Thiết kế đảm bảo phù hợp với sự biến đổi của môi trường.

Các tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh lotus năm 2024

Công trình xanh cần đảm bảo đáp ứng đủ các tiêu chí kể trên

Các tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá công trình xanh

Các tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá công trình xanh phổ biến hiện nay có thể kể đến như:

LEED – Leadership in Energy & Environment Design

Đây là tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh của Mỹ, do USGBC (US Green Building Council) ban hành. Trên thế giới hiện nay, đây được coi là bộ tiêu chuẩn phổ biến nhất. Mặc dù không phải là bộ tiêu chuẩn tiên phong nhưng nó lại được chấp nhận nhanh chóng và sử dụng rộng rãi nhờ vào việc thương mại hóa, cho phép đánh giá, chứng nhận các công trình bên ngoài nước Mỹ.

BREEAM – BRE Environment Assessment Method

BREEAM là bộ tiêu chuẩn của Anh, được BRE (Building Research Establishment) ban hành và là bộ tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh đầu tiên trên thế giới. Ty nhiên, phạm vi áp dụng của bộ luật này không được phổ biến ở nhiều nước mà chỉ trong phạm vi Vương Quốc Anh.

Các tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh lotus năm 2024

BREEAM là bộ tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh đầu tiên trên thế giới

Green Star

Green Star được xem là phiên bản LEED của nước Úc, do GBCA (Green Building Council of Australia) ban hành với phạm vi áp dụng là các công trình xây dựng trong phạm vi nước Úc. Chính vì lý do này mà Green Star cũng chưa được phổ biến ở các nước khác trên thế giới.

Lotus

Cùng với nhận thức về sự biến đổi của khí hậu toàn cầu, VGBC (Vietnam Green Building Council) cũng đã ban hành bộ tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh riêng, có tên là Lotus. Bộ tiêu chuẩn này còn khá mới và đang từng bước được đưa vào ứng dụng thực tiễn nên vẫn chưa được phổ biến rộng rãi trên thế giới.

BCA Green Mark

Các tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh lotus năm 2024

Với tham vọng trở thành nước đi đầu về công nghệ kỹ thuật trong khu vực và trên toàn thế giới, BCA (Building and Construction Authority) của Singapore đã ban hành bộ tiêu chuẩn công trình xanh của riêng mình với những tiêu chí đánh giá phù hợp và dành riêng cho khu vực các nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Một số tiêu chuẩn khác

  • CASBEE – Comprehensive Assessment System for Built Environment Efficiency của Nhật Bản.
  • Malaysia Green Building Index của Malaysia.
  • LEED India của Ấn Độ
  • BREEAM Gulf, BREEAM Europe của các nước vùng Vịnh và Châu Âu
  • HQE – High Quality Environmental Standard của Pháp
  • EDGE
  • Earthcheck
  • Green Globe
  • BEE
  • KCL Eco
  • BEAT
  • ….

Những vật liệu phổ biến được sử dụng trong công trình xanh

Kính cách âm

Ngay từ tên gọi đã cho chúng ta thấy được đâu là đặc tính nổi trội của loại kính này. Kính cách âm (hay còn gọi là kính chống ồn) là loại kính có cấu tạo bởi 2 hay nhiều tấm kính ghép lại, có thanh đệm nhôm chứa hạt hút ẩm ngăn cách giữa các lớp kính này.

Không chỉ có khả năng chống ồn tốt, kính cách âm còn sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội khác như khả năng chịu lực tốt, khả năng chống cháy tốt, cách nhiệt, tính thẩm mỹ cao, an toàn cho người sử dụng,…

Các tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh lotus năm 2024

Kính cách âm thường có cấu tạo phức tạp, ứng dụng chủ yếu là cửa khung nhôm kính

Kính cách nhiệt

Loại kính cách nhiệt phổ biến và được nhiều người biết đến chắc hẳn là kính LOW E. Đây là loại sở hữu tính năng ưu việc có khả năng làm giảm sự hấp thụ nhiệt cũng như quá trình truyền tải nhiệt lượng.

Kính LOW E trong quá trình gia công sẽ được phủ một lớp metalic siêu mỏng lên trên bề để làm chậm sự phát tán nhiệt và ngăn ngừa sức nóng từ ánh sáng mặt trời. Tại những khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam thì kính cách nhiệt có thể nói là đặc biệt phù hợp, giúp giữ nhiệt vào mùa đông và chống nóng vào mùa hè.

Các tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh lotus năm 2024

Mẫu cửa khung nhôm kính sử dụng kính cách nhiệt LOW E phù hợp với khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa

Tiên phong phát triển VLXD công nghệ xanh, Công ty Kính nổi Viglacera đã hợp tác với Nhà cung cấp thiết bị và giải pháp công nghệ kính phủ hàng đầu thế giới – Tập đoàn Von Ardenne GmbH (CHLB Đức ) – để xây dựng và vận hành nhà máy kính Tiết kiệm năng lượng đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á. Với những tính năng ưu việt có được từ Công nghệ phủ mềm thế hệ mới, 2 sản phẩm kính Low-e Glass và Solar Control của Viglacera được Viện nghiên cứu IFT Rosenheim kiểm tra và chứng nhận đạt tiêu chuẩn DIN 1096:2012 (CHLB Đức), góp phần bảo vệ sức khỏe con người và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Liên hệ ngay với Công Ty Kính Nổi Viglacera theo hotline dưới đây để được chúng tôi hỗ trợ 24/7 nhé! Hy vọng những thông tin chi tiết về các công trình xanh trên đây sẽ hữu ích với bạn!