Các phương pháp và kĩ thuật đánh giá thường xuyên năm 2024

 Giáo viên quan sát thường xuyên công việc của HS giúp cung cấp thông tin liên tục về sự tiến bộ của học sinh.  GV có thể sửa chữa các lỗi và giúp HS giải quyết những khó khăn nảy sinh trong quá trình học tập.  Phương pháp này thuận lợi trong việc đánh giá về mặt thái độ, kĩ năng của HS;  Đồng thời giúp nhà nghiên cứu thu thập những sự kiện về hành vi tự nhiên, sự kiện diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của HS.

 Phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan của người quan sát nên đánh giá có thể mang tính chủ quan.  Ngoài ra, giáo viên chỉ có thể theo dõi được những biểu hiện bên ngoài của tâm lí HS qua những hành động, cử chỉ, điệu bộ, hay lời nói.

  1. Công cụ đánh giá 3 loại công cụ để thu thập thông tin quan sát:
  2. Nhật kí ghi chép, bảng tiêu chí đánh giá, thang đo
  3. Thang đo hoặc công cụ cho phép GV thu thập thông tin về kết quả học tập của HS theo những tiêu chí được mô tả thành mức độ rõ ràng.
  4. Bảng kiểm tra (bảng kiểm) hướng người đánh giá trả lời câu hỏi với Có/Không để ghi lại xem 1 phẩm chất có biểu hiện hay không, thường được dùng trong đánh giá quá trình quan sát như khi học sinh làm việc nhóm hoặc thuyết trình.
  5. Ví dụ
  6. Nội dung: Thực hiện nội quy trường lớp (Đạo đức1)
  7. Yêu cầu cần đạt: Thực hiện đúng nội quy trường lớp
  8. Cách tiến hành:

PHIẾU QUAN SÁT Ngày...áng....ăm..... Người quan sát: Đối tượng quan sát: Môn: Lớp: Nội dung: Thực hiện đúng nội quy trường lớp

Nội dung Mức độ đánh giá Không tham gia Có tham gia nhưng ít Tham gia nhiều Học sinh đi học đúng giờ Học sinh bỏ rác đúng nơi quy định Học sinh lễ phép, kính trọng thầy cô Học sinh quan tâm, giúp đỡ bạn bè Học sinh giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường Học sinh đủ đồ dùng học tập khi đến lớp ......

 Minh họa phiếu quan sát dành cho giáo viên (bao gồm thang chấm)

Tiêu chí Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

Chủ đề

Xác định chủ đề phù hợp với yêu cầu và đúng trọng tâm.

Xác định chủ đề phù hợp với yêu cầu.

Xác định chủ đề chưa phù hợp với yêu cầu.

Nội dung

Tất cả nội dung đều đáng tin cậy và phong phú.

Hầu hết nội dung đáng tin cậy và phong phú.

Nội dung không đáng tin cậy, chưa phong phú.

Hình thức trình bày

Trình bày các nội dung chính một cách logic, sáng tạo, sinh động với các chi tiết minh họa

Trình bày được hầu hết các nội dung chính tương đối logic.

Chỉ trình bày được một số nội dung chính nhưng chưa logic.

Thuyết trình

Cách thuyết trình dễ hiểu, ấn tượng, cuốn hút người nghe; đảm bảo thời gian quy định.

Cách thuyết trình dễ hiểu, chưa ấn tượng; đảm bảo thời gian quy định.

Cách thuyết trình khó hiểu, không đảm bảo thời gian quy định.

  1. Phương pháp vấn đáp

bị kĩ thuật... ở trên lớp, trong phòng thí nghiệm, xưởng trường trường và ngoài thiên nhiên.

  • Kiểm tra thực hành nhằm mục đích: kiểm tra kỹ năng, kỹ xảo thực hành ở học sinh, như đo đạc, thí nghiệm lao động.
  • Lưu ý:  PP thực hành phản ánh GV chia nhóm HS, phải đảm bảo quan sát được hết HS  GV tự ghi những sự vật, sự việc cho HS khi:
  • Giới hạn trong những thứ không an toàn
  • Giới hạn thời gian
  • GV định hướng cho HS
  • GV tổng hợp & đánh giá thực trạng  Tùy vào mục tiêu GV muốn, HS sẽ tự ghi khi thực hành là phương tiện để học sinh tự QS  PP thực hành phải có thang đánh giá:
  • Có “mức độ” -> DT: “mức độ” hoàn thành/chưa hoàn thành/hoàn thành tốt
  • Không có “mức độ” -> phải liên kết thành 1 câu trong Rubric  PP thực hành PHẢI CÓ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
  • Kiểm tra kiến thức của HS trong 1 khoảng thời gian
  • Công cụ đánh giá: Bảng kiểm, bảng tiêu chí đánh giá, thang đo, phiếu quan sát các kĩ năng thực hành, phiếu quan sát
  • Phương pháp đánh giá hồ sơ học tập, sản phẩm của HS
  • Đây là một trong những phương pháp đánh giá phi truyền thống phổ biến trên thế giới, nhưng chưa được áp dụng nhiều ở nước ta. Với phương pháp này, học sinh có cơ hội để thể hiện những phẩm chất và năng lực của mình thông qua các sản phẩm, hồ sơ học tập dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của giáo viên. Việc đánh giá của giáo viên bao gồm cả đánh giá quá trình thực hiện và đánh giá sản phẩm của học sinh. Phương pháp Ưu, nhược điểm Yêu cầu với học sinh và giáo viên Đánh giá qua hồ sơ học tập, các hoạt động, sản phẩm của học sinh

❖ Ưu điểm:

  • Tạo không gian sáng tạo, cơ hội cho học sinh thể hiện kiến thức và năng lực của mình. (học sinh được trao quyền chủ động trong cách triển khai thực hiện sản phẩm của mình)
  • Thúc đẩy học sinh học tập một cách có trách nhiệm và chủ động
  • Giúp học sinh phát triển kĩ năng mềm như năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cộng tác trong làm việc nhóm

❖ Với học sinh Một hồ sơ học tập hoặc sản phẩm học tập được lựa chọn để đánh giá cần đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Có ý nghĩa thực tiễn-xã hội, gắn với thực tế
  • Phù hợp với hứng thú, hiểu biết và kinh nghiệm của học sinh
  • Thể hiện sự chủ động và tư duy tích cực của học sinh
  • Kết hợp giữa lí thuyết và thực hành
  • Có sự kết hợp tri thức của nhiều
  • Trở thành cầu nối giữa giáo viên với học sinh, và giữa học sinh với nhau. ❖ Nhược điểm:
  • Giáo viên và học sinh đều phải đầu tư nhiều công sức và thời gian thực hiện sản phẩm, hồ sơ học tập
  • Mang yếu tố chủ quan vì phụ thuộc vào người đánh giá

lĩnh vực hoặc môn học khác nhau

  • Thể hiện tính cộng tác làm việc (với sản phẩm làm việc nhóm) ❖ Với giáo viên
    • Cho phép học sinh tham gia vào quá trình đánh giá hồ sơ, sản phẩm
    • Yêu cầu học sinh tự đánh giá sản phẩm của mình, viết cảm nghĩ ngắn về sản phẩm của mình
    • Đưa ra các tiêu chí đánh giá rõ ràng

 Công cụ và kỹ thuật đánh giá:

  • Bảng kiểm
  • Thang đo
  • Phiếu đánh giá theo Rubric
  • Phương pháp kiểm tra viết
    1. Phương pháp trắc nghiệm
  • Kiểm tra kiến thức của HS trong 1 khoảng thời gian
  • Câu hỏi dạng trắc nghiệm còn có tên gọi là câu hỏi trắc nghiệm khách quan vì dạng câu hỏi này khắc phục được một điểm yếu của câu hỏi tự luận. Đó là tránh được sự ảnh hưởng của yếu tố chủ quan của giáo viên chấm trong quá trình đánh giá. Như vậy cách cho điểm mang tính khách quan. Ưu điểm và nhược điểm: Ưu điểm Nhược điểm
  • Bài trắc nghiệm khách quan bao quát được phạm vi kiến thức rộng nên đại diện được cho nội dung cần đánh giá;
  • Việc chấm điểm dễ dàng, nhanh chóng, có thể chấm bằng máy và bảo đảm tính khách quan trong khâu chấm bài;
  • Kết quả trắc nghiệm có thể dễ dàng phân tích độ tin cậy và độ giá trị bằng các phần mềm có sử dụng các mô hình phương pháp toán học.
  • Việc thiết kế câu hỏi trắc nghiệm khách quan tốn thời gian hơn câu hỏi tự luận, đòi hỏi người xây dựng phải được tập huấn về kĩ thuật viết đề. -Vì là dạng thức trắc nghiệm nên khi trả lời câu hỏi này học sinh có xác suất dự đoán chính xác đáp án mà có thể không cần có kiến thức về câu hỏi.
  • Câu hỏi trắc nghiệm khó đo lường một số năng lực của học sinh như năng lực diễn đạt, trình bày, thể hiện quan điểm.
  • Việc thiết kế câu hỏi ở mức độ tư duy bậc cao khá phức tạp, tốn nhiều công sức cho giáo viên.

Một số dạng thức và những lưu ý với từng dạng thức của câu hỏi: Dạng Ví dụ Lưu ý

  1. Tranh bạn vẽ đẹp quá! b) Tranh bạn vẽ chả đẹp bằng tớ c) Tranh bạn vẽ cái gì thế? d) Mình không thích tranh bạn vẽ

thức xác đinh. Hạn chế phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng”, “Cả A và B”, ”Không có phương án nào đúng”.

  • Có thể sử dụng để đánh giá học sinh ở các mức độ tư duy khác nhau từ biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp tới đánh giá. Như trong ví dụ: câu hỏi 1 ở mức thông hiểu, câu hỏi 2 ở mức độ vận dụng (cao)
  • Phương pháp tự luận
  • Là dạng viết
  • Tự sắp xếp ý tưởng, ngôn ngữ viết.
  • Quá trình luận giải: sắp xếp, sử dụng ngôn ngữ như thế nào?
  • Không đưa nhiều yêu cầu trong câu, chỉ 1 ĐT hành động, không phức tạp hóa vấn đề. Ưu điểm và nhược điểm, yêu cầu kĩ thuật Ưu – Nhược điểm Yêu cầu kĩ thuật ❖ Ưu điểm
  • Có khả năng đo lường kết quả học tập của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ khả năng suy luận, trình bày quan điểm ý kiến của mình
  • Dễ chuẩn bị, ít tốn thời gian và công sức cho giáo viên ❖ Nhược điểm
  • Với số câu hỏi ít, bài tự luận khó đại diện đầy đủ cho nội dung cần kiểm tra, có thể dẫn tới việc học tủ.
  • Điểm số có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan của giáo viên
  • Thời gian chấm kéo dài hơn dạng thức trắc nghiệm
  • Nghiên cứu mục đích và nội dung vấn đề cần kiểm tra; xác định được trọng tâm của vấn đề cần kiểm tra và tìm ra một số câu hỏi xác đáng bao quát được nội dung vấn đề;
  • Ra đề chính xác, dễ hiểu, sát với trình độ của học sinh, phù hợp với thời gian làm bài, phát huy trí tuệ ở học sinh;
  • Đáp án bài thi và tiêu chí chấm thi cần được thảo luận kĩ trong hội đồng chấm thi trước khi triển khai chấm.
  • Tập huấn giáo viên về hướng dẫn chấm tự luận.

Các dạng thức của câu hỏi tự luận:

  • Câu hỏi tự luận hạn chế: là câu hỏi hạn chế về nội dung và hình thức thể hiện câu trả lời của HS. Phạm vi đánh giá của câu hỏi tự luận hạn chế thường chỉ là một khía cạnh của một vấn đề lớn, hình thức thể hiện câu trả lời thường chỉ giới hạn trong một cụm từ/số, câu văn, đoạn văn ngắn.
  • Câu hỏi tự luận mở rộng: bao gồm các loại câu hỏi có phạm vi trả lời rộng, khái quát kiến thức, phát huy khả năng phân tích tổng hợp thông tin của học sinh.

Ví dụ:

  • Câu hỏi đọc hiểu môn Tiếng Việt cho HS lớp 5 câu hỏi yêu cầu HS vận dụng tình huống trong câu chuyện vào giải quyết một tình huống trong thực tiễn : Đọc câu chuyện Sức mạnh của nước. Theo lời khuyên của cô chị trong câu chuyện, khi bạn em to tiếng, muốn gây sự với em, em sẽ làm gì?
  • Hoàn thành bảng mô tả một số lễ hội và nghệ thuật truyền thống của các dân tộc vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, chỉ điền vào những cột có dấu chấm (.......). (Môn Lịch sử Địa lý lớp 4)

S

TT

Tên lễ hội/nghệ thuật

Dân tộc

Thời gian tổ chức Địa bàn Hoạt động chính trong lễ hội

1 Lễ hội Gàu Tào ......... ............ .............. ....................................... 2 Lễ hội Lồng Tồng

......... ............. ................ .......................................

3 Hát Then ......... ............. 4 Múa khèn

......... ..............

5 Múa xòe ......... .............

Ví dụ câu hỏi tự luận mở rộng

  • Đề bài môn Tiếng Việt cho HS lớp 4: Em hãy viết bài văn kể lại câu chuyện Thánh Gióng và nêu ý nghĩa của câu chuyện đối với thiếu niên Việt Nam ngày nay. (Thời gian làm bài 40 phút
  • Đề bài môn Lịch sử Địa lý cho HS lớp 4: Viết cảm nhận của em sau khi quan sát các hình ảnh sau về Thăng Long– Hà Nội xưa và nay Tiêu chí chấm điểm:
  • MB:?
  • TB:?
  • KB:?

VÍ DỤ VỀ THIẾT KẾ THANG ĐO, BẢNG KIỂM, RUBRICS

  1. Rubrics

giao tiếp hàng ngày có liên quan đến các chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật đã học. Bảng kiểm tra chỉ yêu cầu người đánh giá trả lời câu hỏi đơn giản Có hoặc Không. Ví dụ: Bảng kiểm để ĐG hành vi giữ gìn vệ sinh trường lớp của HS (Bài “Giữ gìn trường lớp sạch đẹp”) :

III. Thang đo

  • Thang đánh giá là công cụ đo lường mức độ mà HS đạt được ở mỗi đặc điểm, hành vi về khía cạnh/lĩnh vực cụ thể nào đó.
  • Có 3 hình thức biểu hiện cơ bản của thang đánh giá là thang dạng số, thang dạng đồ thị và thang dạng mô tả.  Thang đánh giá dạng số: là hình thức đơn giản nhất của thang đánh giá trong đó mỗi con số tương ứng với một mức độ thực hiện hay mức độ đạt được của sản phẩm. Khi sử dụng, GV đánh dấu hoặc khoanh tròn vào một con số chỉ mức độ biểu hiện mà HS đạt được. Thông thường, mỗi con số chỉ mức độ được mô tả ngắn gọn bằng lời.  Ví dụ: Hãy khoanh tròn vào con số thể hiện mức độ diễn đạt ngôn ngữ của HS trong quá trình thuyết trình (trong đó 1 – không bao giờ; 2 – hiếm khi; 3 – thỉnh thoảng; 4 – thường xuyên; 5 – luôn luôn)

 Thang đánh giá dạng đồ thị: mô tả các mức độ biểu hiện của đặc điểm, hành vi theo một trục đường thẳng. Ví dụ HS tham gia HĐ chung của lớp ntn?

 Thang đánh giá dạng mô tả: là hình thức phổ biến nhất, được sử dụng nhiều nhất của thang đánh giá, trong đó mỗi đặc điểm, hành vi được mô tả một cách chi tiết, rõ ràng, cụ thể ở mỗi mức độ khác nhau.  VD: Chỉ ra mức độ về việc sử dụng từ ngữ của HS khi thực hiện thuyết trình.

Minh họa 1: Thang đo về đánh giá môn toán giữa HK1 (lớp 1) Theo dõi qua ĐGTX các biểu hiện hành vi của HS, dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng về môn Toán, đến giữa học kì I, GV lượng hoá thành ba mức: 1 = Chưa hoàn thành (CHT): HS chưa thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi). 2 = Hoàn thành (HT): HS cơ bản thực hiện được yêu cầu này (chỉ báo hành vi). 3 = Hoàn thành tốt (HTT): HS thực hiện thành thạo yêu cầu này (chỉ báo hành vi)