Các ngành công nghiệp không khói là gì năm 2024

Những bất lợi và thuận lợi khi phái đẹp làm du lịch được chia sẻ chi tiết trong talkshow chiều ngày 20/10 vừa qua

Tham dự chương trình có TS. Trần Văn Thông – Trưởng khoa, ThS. Nguyễn Thị Kim Thoại – Phó trưởng khoa, Trưởng ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành cùng các thầy, cô và sinh viên UEF. Hai diễn giả chính của chương trình là MC Nguyễn Ái Vân, hướng dẫn viên quốc tế của Kiwi Travel và chị Đỗ Như Thảo – Phó Giám đốc nhân sự, Trưởng phòng Chăm sóc khách hàng Công ty lữ hành Saigontourist. Nhân ngày phụ nữ Việt Nam, TS. Trần Văn Thông đại diện các thầy trong khoa Quản trị du lịch – Khách sạn và các nam sinh viên có mặt trong talkshow gửi những lời chúc tốt đẹp, ý nghĩa đến 2 diễn giả, các giảng viên và sinh viên nữ.

.jpg) Hai diễn giả cùng các thầy, cô chia sẻ những câu chuyện trong nghề trước khi bắt đầu chương trình chính thức

Xuyên suốt chương trình, hai diễn giả đã mở ra bức tranh tổng quan về ngành du lịch, trong đó nhấn mạnh đến các yếu tố thuận lợi và thử thách dành cho phái nữ khi theo đuổi con đường này. Trước bối cảnh dịch bệnh, ngành dịch vụ này dường như đóng băng hoạt động và thời gian qua chính là giai đoạn khó khăn mà các công ty du lịch, lữ hành cũng như người làm nghề phải đối mặt. Song song với đó là lời hứa hẹn về sự bùng nổ của ngành hậu Covid. Vì vậy, theo 2 khách mời, sinh viên cần trang bị những yếu tố cần thiết để bắt kịp sự phát triển của thời đại. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chị Ái Vân đã đưa ra một số yếu tố chung mà cả nhân sự nam và nữ đều phải trang bị. Mang đặc thù nghề nghiệp là những chuyến đi ngắn hoặc dài ngày, trong nước hoặc quốc tế, các yếu tố quan trọng được diễn giả nhắc đến là vấn đề sức khỏe, sự thích ứng, sự thay đổi liên tục của đồng hồ sinh học, sự chuẩn mực, nền tảng kiến thức,… Trong đó, chị cho biết, điều kiện để hành khách so sánh các hướng dẫn viên với nhau là khả năng giao tiếp và sự linh hoạt khi xử lý tình huống. Ngoài ra, hướng dẫn viên phải luôn tự làm mới mình để không bị nhàm chán.

.jpg) Chị Nguyễn Ái Vân đã chia sẻ những thuận lợi và thử thách đối với phái nữ khi làm trong ngành du lịch

Trong bất cứ một ngành nghề nào, để có được chỗ đứng thì phải có sự hi sinh và chịu đựng nhất định. Chị Vân cũng nói đến câu chuyện này trong du lịch. Đó là sự đánh đổi thời gian cho bản thân, gia đình, áp lực công việc rất lớn với cường độ dày đặc và sự tiếp xúc với các đối tượng khác nhau, trên hết là những cám dỗ nghề nghiệp. Vì thế, người trẻ khi làm du lịch cần phải chuẩn bị kỹ càng về mặt tinh thân, bản lĩnh và bình tĩnh trong mọi tình huống. Đồng tình với chị Ái Vân, diễn giả Đỗ Như Thảo cũng chia sẻ thêm một số lợi thế đối với phái đẹp khi làm du lịch. Bên cạnh những bất lợi thì người phụ nữ vẫn có nhiều lợi thế mà nam giới ít khi có được, đó là được ưu tiên về dịch vụ, có sự mềm mỏng trong giải quyết vấn vấn đề, kiên nhẫn, sự tinh tế,… Chị Thảo cho biết, ở một số quốc gia khi phái nữ đi làm du lịch sẽ chịu rất nhiều ảnh hưởng và rào cản. Tuy nhiên, tại Việt Nam đã và đang có thêm nhiều tín hiệu vui cho nữ giới trong nghề này.

.jpg) Diễn giả Đỗ Như Thảo khuyên sinh viên nên trang bị kiến thức để chuẩn bị cho sự trở lại mạnh mẽ của ngành du lịch cũng như lĩnh vực dịch vụ

Bước vào nghề là một chuyện nhưng bám trụ với nghề là câu chuyện khác. Với kinh nghiệm quản lý, diễn giả khuyên các bạn nữ khi làm trong lĩnh vực dịch vụ cần có sức khỏe tinh thần tốt, phải có khả năng quản trị và cân bằng cảm xúc của bản thân, tích lũy kinh nghiệm thực tế, trau dồi kiến thức sâu rộng. Đồng thời, chị nêu ra quan điểm của mình: Người phụ nữ hiện đại không thể tách rời gia đình và xã hội, nếu gia đình là tế bào của xã hội thì phụ nữ là hạt nhân của tế bào. Vì khả năng cân bằng là yêu cầu phải có. Ngoài ra, hai diễn giả cũng chia sẻ đến sinh viên kinh nghiệm trong những năm đầu làm nghề, sự nhìn nhận đúng đắn về bức tranh nghề nghiệp, sự khác biệt trong dẫn đoàn quốc tế và Việt Nam và những kỹ năng quan trọng nhất cần trang bị để chuẩn bị thích ứng với sự phát triển mạnh mẽ sau dịch: giao tiếp, ngoại ngữ, ngoại hình chỉn chu, cân bằng cảm xúc.

.jpg) UEFers đã được truyền cảm hứng về ngành nghề một cách thú vị trong ngày tôn vinh phụ nữ Việt Nam

Bằng những kinh nghiệm thực tế trong vai trò hướng dẫn viên, quản lý, các khách mời đã mang đến góc nhìn mới mẻ về ngành nghề. Mỗi lĩnh vực ngành nghề đều có những thách thức và cơ hội khác nhau, nắm rõ những điều này sẽ giúp sinh viên trang bị kiến thức, kỹ năng và chuẩn bị tinh thần để chinh phục. Tin chắc rằng, nhiều UEFers đã được tiếp thêm động lực theo đuổi nhóm ngành du lịch - khách sạn sau buổi talkshow này.

Ngành công nghiệp không khói là như thế nào?

Ngành công nghiệp không khói là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và kinh doanh không tạo ra khói hoặc khí thải có hại cho môi trường như ngành du lịch, dịch vụ. 1. Du lịch được gọi là ngành công nghiệp không khói bởi vì nó không tạo ra hoặc sản xuất một sản phẩm thực.

Ngành công nghiệp không khói trong tiếng Anh là gì?

Hospitality là ngành công nghiệp liên quan đến dịch vụ khách hàng, bao gồm Du lịch – Dịch vụ – Khách sạn – Nhà hàng hay còn gọi là “ngành công nghiệp không khói”.

Ngành công nghiệp không khói của Nhật Bản là gì?

Ngành du lịch của Nhật Bản phát triển rất mạnh Có thể nói, du lịch là ngành công nghiệp không khói mang lại rất nhiều nguồn thu kinh tế cho mỗi quốc gia trên thế giới. Nhật Bản cũng không ngoại lệ, chính phủ Nhật rất coi trọng và đầu tư cho việc phát triển ngành du lịch.

Ngành du lịch được gọi là ngành công nghiệp gì?

Được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói, quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành thu hút ngày càng nhiều bạn trẻ theo học.