Các loài thú quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam

Sách đỏ là căn cứ khoa học quan trọng để Nhà nước ban hành những Nghị định và Chỉ thị về việc quản lý bảo vệ và những biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển những loài động thực vật hoang dã ở Việt Nam. Dự án Sách đỏ Việt Nam được công bố lần đầu tiên năm 1992. Vậy, Sách đỏ Việt Nam là gì?

Sau đây, xin mời Quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết Sách đỏ Việt Nam là gì? để cùng giải đáp các thắc mắc.

Xem thêm: Động vật quý hiếm là gì?

Sách đỏ Việt Nam là “danh sách các loài động vật”, thực vật ở Việt Nam thuộc loại quý hiếm, đang bị giảm sút số lượng hoặc có đã nguy cơ tuyệt chủng.

Đây là căn cứ khoa học quan trọng để Nhà nước ban hành những Nghị định và Chỉ thị về việc quản lý bảo vệ và những biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển những loài động thực vật hoang dã ở Việt Nam.

Dự án Sách đỏ Việt Nam được công bố lần đầu tiên năm 1992. Đây là công trình do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thực hiện với sự tài trợ của Quỹ SIDA (Thụy Điển). Các tiêu chuẩn sử dụng trong Sách đỏ Việt Nam được xây dựng trên nền các tiêu chuẩn của Sách đỏ IUCN.

Xem thêm: Mua bán hóa đơn đỏ là gì?

2. Danh mục phân loại sách đỏ là gì theo IUCN

Các loài sinh vật trên thế giới được sắp xếp theo chín bậc phù hợp với mức độ đe dọa cũng như nguy cơ sống còn của loài đó. Hay nói cách khác, đó chính là trạng thái hay tình trạng bảo tồn của các loài sinh vật sống trên trái đất. Cụ thể:

– Tuyệt chủng (EX – Extinct)

Theo sách đỏ IUCN, tuyệt chủng chính là không còn cá thể nào sinh sống trên trái đất. Và điều này đã có những bằng chứng khẳng định chắc chắn.

– Tuyệt chủng trong tự nhiên (EW – Extinct in the Wild)

Giống như tuyệt chủng đã nói ở trên, các loài động, thực vật tuyệt chủng tự nhiên hay dưới loài, không còn ghi nhận sự sống nào trong khoảng thời gian nhất định. Các sinh vật đó có thể được khảo sát ở vùng phân bố nào đó trong khoảng thời gian phù hợp. Các loài động, thực vật đó, nếu còn sống sẽ còn rất ít và tùy thuộc vào điều kiện nhân tạo của con người có chăm sóc tốt được hay không.

– Cực kỳ nguy cấp (CR – Critically Endangered)

Những loài sinh vật thuộc nhóm cực kỳ nguy cấp đang gặp phải tình trạng nguy hiểm, có thể trong tương lai gần sẽ bị tuyệt chủng. Được coi là cực kỳ nguy cấp khi quần thể của loài đó phân bố trong vùng 100km2 hoặc đã bị suy giảm còn 20% cá thể loài.

– Nguy cấp (EN – Endangered)

Trong nhóm sinh vật nguy cấp thì nguy cơ tuyệt chủng thấp hơn nhóm cực kỳ nguy cấp. Tuy nhiên, chúng cũng có nguy cơ tuyệt chủng nếu như con người không có chính sách bảo tồn, phát triển đúng đắn.

– Sắp nguy cấp (VU – Vulnerable)

Nhóm loài nào đó thuộc nhóm sắp nguy cấp, chứng tỏ chúng đang có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng tuyệt chủng trong tương lai. Tuy nhiên, tình trạng sắp nguy cấp sẽ diễn ra quá trình lâu hơn ở nguy cấp (EN) hay cực kỳ nguy cấp (CR).

Nếu loài sinh vật đó bị giảm trên 80% hoặc chỉ còn 20.000km2 tổng diện tích phân bố thì thuộc nhóm sắp nguy cấp trong thắc mắc sách đỏ là gì này.

– Sắp bị đe dọa (Near Threatened)

Được coi là sắp bị đe dọa khi giống loài đó sẽ có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng tuyệt chủng trong tương lai gần.

Những mức độ khác trong sách đỏ

– Ngoài 6 mức độ của các loài động, thực vật kể trên thì còn 3 nhóm nhỏ ít nguy cấp trong đánh giá của IUCN đó là:

+ Sắp bị đe dọa

+ Ít quan tâm

+ Phụ thuộc bảo tồn

3 nhóm này có thể được liệt vào một nhóm chính là ít nguy cấp hay LR – Lower Risk.

Xem thêm: Nuôi động vật hoang dã cần giấy phép không?

3. Lợi ích của sách đỏ Việt Nam

Sách đỏ Việt Nam lần đầu tiên phần động vật được xuất bản năm 1992 với 365 loài nằm trong danh mục, phần thực vật được xuất bản năm 1996 với 356 loài nằm trong danh mục.

Kết quả thực hiện Sách đỏ Việt Nam 2004 cho thấy tổng số loài động thực vật hoang dã đang bị đe dọa đã lên đến 857 loài, gồm 407 loài động vật và 450 loài thực vật, tức số loài đang bị đe dọa đã tăng đáng kể.

Trong phần động vật, nếu như mức độ bị đe dọa cao nhất trong Sách đỏ Việt Nam 1992 chỉ ở hạng Nguy cấp thì năm 2004 đã có 6 loài bị coi là tuyệt chủng trên lãnh thổ Việt Nam.Số loài ở mức Nguy cấp là 149 loài, tăng rất nhiều so với 71 loài trong Sách đỏ Việt Nam 1992.

Có 46 loài được xếp ở hạng Rất nguy cấp. Phiên bản mới nhất hiện nay là Sách đỏ Việt Nam 2007, được công bố vào ngày 26 tháng 6 năm 2008, theo số liệu này hiện nay tại Việt Nam có 882 loài (418 loài động vật và 464 loại thực vật) đang bị đe dọa ngoài thiên nhiên, tăng 167 loài so với thời điểm năm 1992.

Trong đó có 116 loài động vật được coi là “rất nguy cấp” và 45 loài thực vật “rất nguy cấp” (trong số 196 loài thực vật đang “nguy cấp”). Có 9 loài động vật trước kia chỉ nằm trong tình trạng de dọa nhưng nay xem như đã tuyệt chủng là tê giác 2 sừng, bò xám, heo vòi, cầy rái cá, cá chép gốc, cá chình Nhật, cá lợ thân thấp, cá sấu hoa cà, hươu sao và hoa lan hài.

Ngoài Sách đỏ Việt Nam 2007, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam còn hoàn thành việc soạn thảo Danh lục đỏ Việt Nam 2007.

4. Câu hỏi thường gặp

– Tuyệt chủng là gì?

Có nghĩa là bị mất hẳn nòi giống.

– Theo sách đỏ 2007, loài thú rừng nào bị tuyệt chủng?

Theo Bộ sách Đỏ 2007, trong số các loài tuyệt chủng có 4 loài thú rừng (tê giác 2 sừng, heo vòi, cầy rái cá, bò xám, hươu sao (chỉ còn ở dạng nuôi dưỡng, tuyệt chủng ngoài thiên nhiên); động vật ở nước có: Cá chép gốc, cá chình nhật, cá lợ thân thấp, cá sấu hoa cà. Trong hệ thực vật có loài Lan hài Việt Nam bị coi là tuyệt chủng ngoài thiên nhiên.

Trên đây là nội dung về Sách đỏ Việt Nam là gì? mà ACC cung cấp đến bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu về vấn đề này, nếu có thắc mắc, vui lòng truy cập website //accgroup.vn/ để được tư vấn, hỗ trợ.

Chủ đề