Các khoa của đại học tiếng anh là gì năm 2024

Ở Việt Nam, khi lập các trường đại học đa lĩnh vực, đa ngành, người ta dùng 2 (cụm) từ Đại học và Trường Đại học để phân biệt University với School/College trong tiếng Anh. Ý tưởng này tưởng là hay, nhưng hoá ra thất sách.

Các khoa của đại học tiếng anh là gì năm 2024
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội vừa có quyết định chuyển thành Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: HUST

Những giờ qua, dư luận đặc biệt quan tâm và không ít băn khoăn với ý nghĩa, sự khác nhau giữa “Đại học” và “Trường Đại học” nhân sự kiện Trường Đại học Bách khoa Hà Nội được chuyển lên thành Đại học Bách khoa Hà Nội.

Vậy các nước trên thế giới tổ chức mô hình giáo dục đại học ra sao? Có phân biệt "Đại học" với "Trường Đại học" như Việt Nam hay không?

Báo Lao Động trân trọng giới thiệu bài viết của PGS-TS Nguyễn Hồng Cổn - nguyên Trưởng khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, để làm sáng tỏ vấn đề này.

Các khoa của đại học tiếng anh là gì năm 2024
PGS-TS Nguyễn Hồng Cổn - nguyên Trưởng khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Bích Hà

Ở nước ngoài, một University (đại học/trường đại học) được phân phân chia thành 3 cấp khác nhau về số lượng lĩnh vực và ngành đào tạo rõ ràng là: University (đa lĩnh vực)> College/School/Faculty (1-2 lĩnh vực nhưng đa ngành) > Department (đơn ngành).

Ở Việt Nam, khi lập các Trường Đại học đa lĩnh vực, đa ngành (như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TPHCM), người ta dùng 2 (cụm) từ Đại học và Trường Đại học để phân biệt University với School/College trong tiếng Anh. Ý tưởng này tưởng là hay, nhưng hoá ra thất sách.

Vì có từ "đại học" trong đó nên chẳng có trường đại học nào ở Việt Nam tự nhận là College/School cả, mà đều là University hết. Vậy nên mới có chuyện có các Trường Đại học chỉ đào tạo 1, 2 ngành cũng được gọi là University hoặc tên đơn ngành nhưng đào tạo đa ngành (ví dụ, Trường Đại học Điện lực - Electric Power University, Trường Đại học Thuỷ Lợi - Thuy Loi University).

Thậm chí, các Trường thành viên của một Đại học vẫn được gọi là University, chứ không phải là College hay School như các nước trên thế giới. Rồi đến lượt các University thành viên vốn là College/School ấy lại đẻ ra trong lòng nó các College/School thành viên...

Đại học Quốc gia Hà Nội đã có lần qui định các trường thành viên (như các Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân văn...) phải dịch sang tiếng Anh bằng các từ College/School, nhưng chẳng ai chịu nghe cả, với lý do ra quốc tế thì University mới đối đẳng, sang trọng chứ College/School thì thường quá! Vậy nên mới có chuyện cười ra nước mắt (khi giới thiệu với các đồng nghiệp nước ngoài) là trường tôi có nhiều University trong một University.

Theo tôi, để giải quyết tình trạng định danh lộn xộn này và thống nhất với mô hình các đại học quốc tế thì không nên phân biệt Đại học và Trường Đại học theo cách hiểu của Luật Giáo dục đại học hiện nay, mà nên coi Đại học chỉ là cách nói tắt của Trường Đại học thôi.

Theo đó, nên gọi (và dịch) tên trường đại học Việt Nam và các đơn vị thành viên của nó (tương ứng với tên trong tiếng Anh) như sau:

(Trường) đại học (University) > College/School (học viện/trường)/Faculty (Ban) > Department (Khoa).

Tương ứng là chức vụ của người đứng đầu các đơn vị này như sau:

Giám đốc (Trường Đại học): President > Hiệu trưởng (Học viện/Trường)/Trưởng Ban (Ban): Rector/Dean > Trưởng khoa (Khoa): Chair/Head.

It is used in ophthalmology, among fluorescein and rose bengal, to diagnose various disorders of the eye's surface.

Trong giao tiếp hằng ngày, chúng ta cần sử dụng rất nhiều từ khác nhau để cuộc giao tiếp trở nên thuận tiện hơn. Điều này khiến những người mới bắt đầu học sẽ trở nên lúng túng không biết nên dùng từ gì khi giao tiếp cần và điều này khá phức tạp đối với những mọi người. Do đó, để nói được lưu loát và chính xác ta cần phải trau dồi từ vựng một cách đúng nhất và cũng như phải đọc đi đọc lại nhiều lần để nhớ và tạo ra phản xạ khi giao tiếp.Vậy hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu Khoa trong tiếng Anh là gì thông qua những định nghĩa và ví dụ của Studytiengannh nhé!

1.Khoa trong tiếng Anh là gì?

Các khoa của đại học tiếng anh là gì năm 2024

Khoa trong tiếng Anh là gì?

Department: a part of an organization such as a school, business, or government that deals with a particular area of study or work.

Loại từ: danh từ

Cách phát âm /dɪˈpɑːt.mənt/.

Định nghĩa: là bộ phận của trường đại học chuyên giảng dạy một ngành khoa học hay của bệnh viện đa khoa chuyên điều trị theo phương pháp của bộ môn y học hay ở bất kì một phòng ban nào đó.

  • Spanish Department
  • Khoa tiếng Tây Ban Nha.
  • English Department.
  • Khoa tiếng Anh.

2. Một số ví dụ liên quan đến khoa trong tiếng Anh:

Hãy cùng nhau tìm hiểu kĩ một số ví dụ về Khoa dưới đây để hiểu rõ loại từ, cấu trúc cũng như cách sử dụng của từ khi được áp dụng vào thực tế. Từ đó có thể rút ra được kinh nghiệm khi dùng từ để làm bài tập và giao tiếp chuẩn xác hơn.

  • I am studying in the Spanish department of Hanoi university.
  • Tôi đang theo học tại khoa tiếng Tây Ban Nha của trường đại học Hà Nội.
  • My brother works in the cardiology department of Bach Mai hospital.
  • Anh trai của tôi đang làm việc tại khoa tim mạch của bệnh viện Bạch Mai.
  • My sister worked as a lecturer in the English department in Australia. She is so good.
  • Chị gái của tôi đã từng làm việc với tư cách là giảng viên khoa tiếng Anh ở bên Úc. Cô ấy thật là tuyệt vời.
  • Curenthly, I want to pass the Hospitality Management department of Hanoi university.
  • Hiện tại, tôi muốn đỗ vào khoa quản trị khách sạn của trường đại học Hà Nội.
  • Spanish Department is the most popular but studying here is very difficult.
  • Khoa tiếng Tây Ban Nha là khoa nổi bật nhất nhưng việc học ở đây cũng vô cùng khó khăn và vất vả.
  • I just won a scholarship to my department and my parents are so proud of me.
  • Tôi vừa mới dành được một suất học bổng của khoa tôi và bố mẹ tôi rất tự hào về tôi.

Các khoa của đại học tiếng anh là gì năm 2024

Một số ví dụ về Khoa trong tiếng Anh.

  • My mother just went to the cardiology department. Luckily my mother has no problem.
  • Mẹ của tôi vừa mới đi khám bệnh tại khoa tim mạch. Thật may mắn là bà không gặp vấn đề gì cả.
  • Her younger sister wants to go to my department to visit and gossip with me.
  • Em gái nhỏ của cô ấy muốn vào khoa của tôi để có thể thăm quan cũng như nói chuyện phiếm với tôi.
  • The English Department was down the corridor.
  • Khoa tiếng Anh đã chuyển xuống hành lang rồi.
  • My grandmother is having a medical examination in the osteoarthritis department while I am going to have lunch.
  • Bà của tôi đang khám bệnh tại khoa xương khớp và trong lúc đó tôi sẽ đi ăn trưa thôi.
  • I like studying Korean so I decided to go to the Korean Department.
  • Tôi rất thích học tiếng Hàn vì vậy tôi quyết định thi vào khoa tiếng Hàn.
  • When I was young, I studied in the Law Department.
  • Hồi tôi còn trẻ, tôi đã từng theo học tại khoa luật.

3.Một số kiến thức liên quan đến Khoa trong tiếng Anh:

Trong tiếng Anh có một số tên khoa nằm trong các trường đại học lớn hay trong các bệnh viện và các ban ngành. Chúng ta cùng tìm hiểu để có thể tích lũy thêm được nhiều kiến thức mới, hay và vô cùng độc đáo có thể dùng để áp dụng vào thực tế nhé.

Các khoa của đại học tiếng anh là gì năm 2024

Một số kiến thức liên quan đến khoa trong tiếng Anh.

  • Spanish Department: khoa tiếng Tây Ban Nha.
  • English Department: khoa tiếng Anh.
  • Korean Department: khoa tiếng Hàn Quốc.
  • Hospitality Management department: khoa quản trị khách sạn.
  • Accounting Department: khoa kế toán.
  • Technology Department: khoa công nghệ.
  • Brand Management: khoa quản trị thương hiệu.
  • Business English Department: khoa tiếng anh thương mại.
  • Commercial Law Department: khoa luật thương mại.
  • Development economics Department : khoa kinh tế phát triển.
  • Economics Department: khoa kinh tế.
  • Food Technologies Department: khoa công nghệ thực phẩm.
  • Hotel Management Department: khoa quản trị khách sạn.
  • Human Resource Management: khoa quản trị nhân lực.
  • Marketing Department: khoa marketing.
  • Mechanics Department: khoa cơ học.
  • Trading Economics Department: khoa kinh tế thương mại.
  • Tourism Services and Tour Management Department: khoa quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.

Bài viết trên đá cơ bản tổng hợp về vốn kiến thức chung về Khoa trong tiếng Anh là gì thông qua một số ví dụ cơ bản dễ có thể nắm bắt. Để có thể hiểu sâu được bài viết bạn đọc cần đọc kĩ các ví dụ để có thể nắm được kiến thức chung nhất cần có. Ngoài ra chúng tôi còn đưa ra thêm một số kiến thức mới liên quan đến từ vựng tìm hiểu trong bài để bạn đọc có thể có thêm được nhiều kiến thức hay và lạ. Hãy đến với Studytienganh để có thể tìm hiểu thêm một số chủ đề mới liên quan đến tiếng Anh. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài đọc. Chúc các bạn có một ngày học tập và làm việc hiệu quả!