Cá suối thần thanh hóa là cá gì năm 2024

Cá sống ở suối cá thần (Thanh Hóa) là cá bỗng miền núi, hoàn toàn có thể ăn được và không gây độc. Tuy nhiên, do yếu tố tâm linh tác động nên người ta không ăn loại cá này.

Hỏi: Những loài cá sống ở các suối trong hang đá như suối cá thần (Thanh Hóa) là cá gì, có độc hại khi ăn không?- Trần Đắc In (Thanh Hóa).

TS Nguyễn Kiêm Sơn, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật cho biết: Cá sống ở suối cá thần (Thanh Hóa) là cá bỗng miền núi, hoàn toàn có thể ăn được và không gây độc. Tuy nhiên, do yếu tố tâm linh tác động nên người ta không ăn loại cá này. Điều đó khiến cho đàn cá được bảo vệ và ngày càng nhiều lên, như suối cá Cẩm Lương đến giờ đã phát triển thành 2 suối cá song song. Thức ăn chính của chúng là rêu bám, bã thực vật hữu cơ, tảo. Loài cá này sống ở vùng nước chảy.

Trong các hang động nói chung có nhiều loài cá nhưng hiếm khi bắt được chúng nên khó xác định được đó là cá gì. Phổ biến nhất là cá bám đá, những loài này thường có màu đen hoặc trắng.

Cá bỗng hay cá dốc (Danh pháp hai phần: Spinibarbus denticulatus) là loài cá thuộc họ Cá chép. Cá bỗng đực có thể dài đến 41,5 cm. Trong văn hóa bình dân, loài cá này được người dân ở Thanh Hóa gọi là Cá thần với những đàn cá sống ở Suối Cá thần, người Mường gọi là "cá Phốôc" (cá phốc), do tâm linh mê tín nên người dân Thanh Hóa không ăn loại cá này nhưng ở những nơi khác thì nó là đặc sản.

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Loài này có phân bố trong khu vực Đông Nam Á, và được biết đến từ các con sông trên đảo Hải Nam (Trung Quốc), đông nam Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Tại Việt Nam, nó phân bố từ sông Thạch Hãn (sông Quảng Trị) tỉnh Quảng Trị tới lưu vực sông Lam tại các tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An. Tại Lào nó được biết đến từ sông Nậm Ma (sông Mã).

Theo tác giả Trong Yue et al. (2000) người ta mô tả 3 phân loài của S. denticulatus tại Trung Quốc, bao gồm:

  • S. d. denticulatus được biết đến từ sông Nguyên Giang (sông Hồng), Châu Giang và các con sông trên đảo Hải Nam;
  • S. d. yunnanensis được biết đến từ hồ Dương Tông Hải và Phủ Tiên (tỉnh Vân Nam);
  • S. d. polylepis được biết đến từ sông Nam Bàn (thượng nguồn sông Châu Giang).

Ở Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Từ khi phát hiện ra Suối cá thần người dân trong bản đã lập ban thờ bên cạnh khu vực hang động nằm cách suối cá 10m để thờ Thần Cá. Những câu chuyện ly kỳ xung quanh suối cá thần là đề tài thu hút khách thập phương. Người dân tin rằng sự sung túc của bầy cá là biểu tượng của sự bình yên, no ấm, và suối cá rất linh thiêng, ai dám bắt và ăn thịt các loại cá trên dòng suối này là xúc phạm đến thần linh gây tai họa cho mình và cả cộng đồng Ở Thanh Hóa, do yếu tố tâm linh nên người ta không được ăn loại cá này khiến cho đàn cá được bảo vệ và ngày càng nhiều lên, còn ở Hà Giang, Yên Bái, Hòa Bình, Tuyên Quang thì cá Bỗng được nuôi nhiều và khá đại trà, những con nhỏ họ dùng để ăn, những con to được bán với giá rất đắt do thịt chúng ngon. Cá bỗng còn là đặc sản ở các vùng núi phía Bắc, được bán với giá đắt

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  • Huckstorf, V. (2012). “Spinibarbus denticulatus”. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2012: e.T166878A1146430. doi:10.2305/IUCN.UK.2012-1.RLTS.T166878A1146430.en. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2021.
  • FishBase (en inglés)
  • ^ Kottelat M. 2001. Fishes of Laos. WHT Publications Ltd, Colombo 5, Sri Lanka. 198 tr.
  • Yue P. 2000. Fauna Sinica. Osteichthys. Cypriniformes III. Science Press, Beijing, China. Serov D. V., Nezdoliy V. K., Pavlov D. S. 2006. The Freshwater Fishes of Central Vietnam. KMK Scientific Press Ltd., Moscow, Nha Trang.

Du lịch suối cá thần Thanh Hóa có gì thú vị? Nằm cách trung tâm thành phố Thanh Hóa chưa tới 80km theo hướng Tây Bắc, suối cá thần Cẩm Lương là địa điểm tham quan hấp dẫn và độc đáo của xứ Thanh. Cùng mình bỏ túi kinh nghiệm du lịch suối cá thần Thanh Hóa siêu chi tiết dưới đây nhé!

1. Du lịch suối cá thần Thanh Hóa có gì thú vị?

1.1. Tìm hiểu truyền thuyết li kì về suối cá thần

  • Truyền thuyết về thần Rắn

Suối cá thần Cẩm Lương (hay còn có tên gọi khác là suối cá thần làng Ngọc) gắn liền với truyền thuyết về thần Rắn xa xưa. Rất lâu về trước, có hai vợ chồng tuy tuổi đã cao nhưng vẫn chưa có con. Một ngày nọ, trong khi làm việc ngoài thửa ruộng bên cạnh suối, bắt cua bắt cá về làm thức ăn thì người vợ xúc được một quả trứng với hình thù kỳ lạ.

Thấy vậy nên bà không dám lấy mà chỉ đặt quả trứng về chỗ cũ. Ấy vậy mà sau rất nhiều lần xúc được lại thả xuống nước thì quả trứng đó vẫn nằm trong rổ. Bà bèn đem về, đem ấp thì trứng nở ra một con rắn. Hoảng sợ nên người chồng đưa rắn con thả ra suối Ngọc nhưng cứ thả thì tối tối rắn lại trở về nhà.

Không thể làm gì hơn nên 2 vợ chồng để rắn sống cùng gia đình như những con vật nuôi khác. Điều kì lạ là từ khi có rắn ở trong nhà, nước lúc nào cũng đầy đủ để dùng cho tưới tiêu cày cấy, đời sống người dân trong vùng ấm no hạnh phúc vì không phải chịu cảnh hạn hán kéo dài nữa.

Bình yên thường trôi qua rất mau, sau một đêm mưa to gió lớn đánh nhau với thuỷ quái về phá hoại bản làng thì sáng hôm sau người ta đã thấy xác con rắn đã chết trôi dạt vào chân núi Trường Sinh. Để nhớ công ơn, dân làng chôn chàng rắn ngay chân núi và lập đền thờ tại đây. Cũng từ đó, suối Ngọc trước cửa đền lúc nào cũng có đàn cá hàng ngàn con ngày đêm về chầu và người dân không bao giờ ăn cá suối Ngọc, cũng như quen gọi cá thần từ đây.

Cá suối thần thanh hóa là cá gì năm 2024

\>>> Xem thêm: TOP 18 địa chỉ cảnh đẹp Thanh Hóa cho bạn tha hồ CHECK IN

Điều kì lạ về đàn cá tại suối cá thần Cẩm Lương

  • Những con cá ở suối Ngọc chỉ bơi quanh quẩn đúng một đoạn suối dài chừng 100m. Kỳ lạ là có lần mùa nước lũ đổ về, khi ấy nước dâng cao khắp cả con đường dẫn vào suối nhưng cá không trôi đi mà chui vào hang, hốc để trốn. Những con nhỏ bị nước cuốn đi cũng tự biết đường bơi trở lại.
  • Mặc dù đàn cá rất đông đúc nhưng nước ở suối luôn trong vắt và không có mùi tanh, có thể dùng cho sinh hoạt hoặc nấu nướng. Đây là một điều khó lý giải mà các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu.
  • Người dân truyền tai nhau rằng nếu như ai dám bắt cá thần nơi đây về ăn thì sẽ gặp những điều xui xẻo (chưa được chứng thực).

Nếu có dịp đến xứ Thanh, bạn nhớ ghé qua suối cá thần Cẩm Lương để có cơ hội lắng nghe người dân địa phương kể lại nhiều giai thoại bí ẩn quanh con suối này nhé. Đây sẽ là một trải nghiệm cực kì thú vị đó.

1.2. Chiêm ngưỡng đàn cá hàng ngàn con trên dòng suối Ngọc

Hai bên đường đi vào khu du lịch suối cá thần Thanh Hóa là những ngôi nhà sàn mộc mạc, đơn sơ - hình ảnh đặc trưng của dân tộc Mường. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp yên bình của không gian nơi đây với những dãy núi cao hai bên bờ sông Mã.

Cá suối thần thanh hóa là cá gì năm 2024

Giữa bốn bề núi đá vôi dựng đứng, dòng suối này có chiều dài khoảng 100m, rộng chứng 3 - 4m, sâu 30 - 50cm nhưng lại là nơi có mật độ cá sinh sống rất lớn. Những con cá ở đây nặng từ 2kg đến 8kg, có con cá chúa còn nặng đến gần 30kg nữa đó.

Cá suối thần thanh hóa là cá gì năm 2024

Hình thù các loài cá này rất lạ, đa dạng về màu sắc. Khi đàn cá lật mình bơi lội dưới ánh nắng mặt trời sẽ thay đổi liên tục với đa dạng màu sắc như màu xanh, màu đỏ, màu vàng, màu hồng… lấp lánh bạc. Đây chính là lý do mà chúng được gọi là cá thần.

Cá suối thần thanh hóa là cá gì năm 2024

Theo dân gian lưu truyền rằng nếu như ai chạm được tay vào cá sẽ gặp được nhiều điều may mắn bởi cá thần không cho người chạm vào mình. Nếu có hứng thú, bạn có thể thử xem “vận may” của mình thế nào nhé!

\>>> Gợi ý đặt phòng Vinpearl Hotel Thanh Hóa với mức giá ưu đãi để có một mùa hè sôi động, ý nghĩa cùng những người thân yêu bạn nhé!

1.3. Tham quan đền Ngọc - động Cây Đăng

Tại khu du lịch suối cá thần Thanh Hóa còn có đền Ngọc thờ Tứ Phủ Long Vương, phía trên suối cá có động Cây Đăng với cảnh sắc lung linh huyền bí, nhiều nhũ đá hình thù kỳ vĩ, lấp lánh như kim cương… cực kì đẹp. Một điều thú vị là khi bạn bước vào cửa hang một đường, sau khi khám phá hết một vòng sẽ ra ngoài bằng đường khác, tạo thành một vòng tròn khép kín.

Cá suối thần thanh hóa là cá gì năm 2024

2. Kinh nghiệm đi suối cá thần Thanh Hóa

2.1. Suối cá thần Cẩm Thủy Thanh Hóa ở đâu?

  • Vị trí: bản Lương Ngọc - xã Cẩm Lương - huyện Cẩm Thủy - tỉnh Thanh Hóa.

Suối cá thần Cẩm Thủy nằm ở miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa, ở hai bên bờ sông Mã, một phần nằm ở lưu vực sông Mã, một nhánh của sông Chu. Dòng suối này gồm 3 con suối: suối cá thần Cẩm Lương, suối cá thần Cẩm Liên, suối cá thần ở xã Văn Nho.

Bà con dân tộc Mường ở Thanh Hóa tin rằng suối cá thần là nơi linh thiêng bảo vệ cho dân làng. Sự đông đúc của đàn cá chính là biểu tượng của sự no ấm, bình yên cho cuộc sống người dân. Chính vì vậy mà suối cá thần được khoác lên mình một diện mạo đầy kì bí, thần kỳ.

Cá suối thần thanh hóa là cá gì năm 2024

2.2. Thời điểm đẹp nhất tham quan khu du lịch suối cá thần Thanh Hóa

Khu du lịch suối cá thần Thanh Hóa mở cửa đón khách tham quan quanh năm nên bạn có thể đến đây vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Thế nhưng, thời điểm lý tưởng nhất là vào mùa hè từ tháng 4 - tháng 9 hằng năm.

Lúc này, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng cá chúa bởi cá chúa chỉ xuất hiện khi nước dâng cao. Hơn nữa, mùa hè nước suối rất trong và mát, đàn cá xuất hiện lấp lánh dưới ánh mặt trời sẽ tạo ra một khung cảnh tuyệt vời hơn đấy. Theo tâm linh, suối cá thần Cẩm Lương đem lại sự may mắn nên bạn cũng có thể đi vào dịp đầu xuân.

Cá suối thần thanh hóa là cá gì năm 2024

\>>> Xem thêm: TOP 18 địa chỉ cảnh đẹp Thanh Hóa cho bạn tha hồ CHECK IN

2.3. Giá vé tham quan suối cá thần Thanh Hóa

Giá vé vào cửa tham quan tham khảo:

  • Người lớn: 20.000 đ
  • Trẻ em: 10.000 đ
  • MIỄN PHÍ: trẻ em dưới 1m

Giá vé xe điện tham khảo: 27.000đ/ khứ hồi/ người

2.4. Hướng dẫn đường đi đến suối cá thần Thanh Hóa

  • Đi từ thành phố Thanh Hóa: suối cá thần Cẩm Lương cách thành phố Thanh Hóa khoảng 80km về phía Tây Bắc, mất khoảng 2h đồng hồ di chuyển. Bạn có thể chọn các tuyến đường quốc lộ 45, quốc lộ 47 và tỉnh lộ 217 đều rất thuận tiện.
  • Đi từ Hà Nội: suối cá thần Cẩm Lương cách Hà Nội 135km, khoảng 3h di chuyển. Bạn có thể đi đường quốc lộ 21B sau đó đi thẳng đường mòn Hồ Chí Minh là tới.
  • Ngoài ra, bạn có thể đi xe khách từ các tỉnh có tuyến xe chạy qua đây rồi thuê xe máy để di chuyển nhé!

Cá suối thần thanh hóa là cá gì năm 2024

3. Những lưu ý khi du lịch suối cá thần Thanh Hóa

Suối cá thần Cẩm Lương vừa là điểm du lịch Thanh Hóa, vừa là nơi linh thiêng nên bạn cần lưu ý một số điều sau đây để chuyến đi được trọn vẹn nhất nha:

  • Không bắt cá.
  • Không xả rác, chất thải xuống suối cũng như trong khu du lịch.
  • Không cho cá ăn những thức ăn không phù hợp.
  • Không làm hư hại thạch nhũ khi tham quan động.

Cá suối thần thanh hóa là cá gì năm 2024

4. Thưởng thức đặc sản Thanh Hóa khi đến suối cá thần Cẩm Lương

Nếu có dịp du lịch Thanh Hóa, bạn đừng bỏ qua những món đặc sản sau nhé!

4.1. Cơm lam - gà nướng

Xứ Thanh nổi tiếng với văn hóa ẩm thực đa dạng bởi hiếm có vùng đất nào trên dải đất hình chữ S này có đầy đủ cả núi, rừng, biển và đồng bằng như nơi đây. Và mỗi một miền lại có những đặc sản riêng.

Đến khu du lịch suối cá thần Thanh Hóa, một trong những món ăn mà bạn không nên bỏ qua là gà nướng chấm muối ớt ăn kèm cơm lam. Miếng thịt gà nướng thơm phức ăn kèm với cơm lam gạo dẻo, thêm chút muối tiêu ớt là chuẩn bài luôn.

Cá suối thần thanh hóa là cá gì năm 2024
Cá suối thần thanh hóa là cá gì năm 2024

\>>> Xem thêm: TOP 18 địa chỉ cảnh đẹp Thanh Hóa cho bạn tha hồ CHECK IN

4.2. Nem chua Thanh Hóa

Nem chua Thanh Hóa được làm từ thịt sống, bì lợn cùng các gia vị như tiêu, tỏi, ớt cho lên men đến chín, khi ăn có vị chua dịu đậm đà. Từ chiếc nem chua cổ truyền, người dân Thanh Hóa sáng tạo ra rất nhiều loại với cách chế biến, thưởng thức khác nhau. Nào là nem dài, nem oản, nem cối, nem vuông…

Chúng khác nhau ở hình thức và khối lượng, tùy mục đích sử dụng nhưng không thay đổi hương vị đặc trưng. Bên cạnh đó, cũng có nhiều biến tấu cho món nem như nem thính, nem cuốn, nem nướng, nem rán… Mỗi món lại mang đến trải nghiệm hương vị thú vị riêng cho người thưởng thức.

Cá suối thần thanh hóa là cá gì năm 2024

Để thưởng thức món nem chua đặc sản Thanh Hóa thơm ngon nhất, bạn có thể đến các nhà nem Gốc Đa, Cương Dũng, Vũ Linh, nem bà Thường, bà Năm hay trên vỉa hè các phố Đinh Lễ, Tô Vĩnh Diện, Ngọc Trạo để mua được nem chua chính hiệu nhé!

4.3. Chả tôm

Thông thường, chả tôm được làm từ tôm non xay nhuyễn cho thêm gia vị và đem rán vàng. Thế nhưng điều làm nên nét nổi bật, hấp dẫn riêng có cho chả tôm Thanh Hóa là ở khâu chế biến kỳ công hơn.

Tôm nõn giá nhuyễn, cho ít bột gấc để tạo màu, sau đó trộn đều với thịt ba chỉ (đã rán vàng và băm nhuyễn), hành tỏi phi vàng, hạt tiêu rồi đem gói vào bánh phở và nướng trên than hoa. Khi chả tôm chín, thực khách ăn kèm cùng rau sống và nước chấm chua ngọt đặc biệt để hương vị thêm trọn vẹn.

Cá suối thần thanh hóa là cá gì năm 2024

4.4. Bánh lá răng bừa

Đây là loại bánh có ở nhiều nơi với tên gọi bánh tẻ, bánh giò, bánh lá, còn người Thanh Hóa gọi là bánh răng bừa vì có hình dạng giống một nông cụ quen thuộc của nhà nông. Chiếc bánh răng bừa nhỏ xinh nhưng mang đậm hồn quê bình dị là thứ quà sáng yêu thích của nhiều người.

Bánh lá răng bừa Thanh Hóa được gói bằng lá dong hoặc lá chuối, nhân bánh gồm thịt ba chỉ, mộc nhĩ, hạt tiêu và hành khô băm nhỏ đã xào qua. Khi mới luộc xong, chiếc bánh bốc khói nghi ngút, dậy mùi thơm của hành mỡ, ăn vào thấy mềm và rất vừa miệng. Còn khi để nguội, ăn sần sật cũng ngon không kém phần.

Cá suối thần thanh hóa là cá gì năm 2024

Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm du lịch suối cá thần Thanh Hóa trong chuyến đi vừa qua của mình. Nếu bạn có đủ thời gian để “làm chuyến” du lịch Thanh Hóa 2 ngày 1 đêm thì đừng băn khoăn “suối cá thần Cẩm Lương cách Sầm Sơn bao xa” bởi chỉ với 2h lái xe là bạn có thể đến được bãi biển nổi tiếng nhất xứ Thanh rồi.

Cá ở suối cá thần Cẩm Lương là cá gì?

Theo các nhà khoa học, đàn cá ở suối là loại cá dốc, thuộc bộ cá chép và có tên trong sách đỏ Việt Nam. Giống cá có đầu giống cá chép, song thân lại giống cá trắm sông. Cá dốc có màu xanh thẫm, hai bên mép đỏ tươi, mỗi khi bơi phát ra những luồng ánh sáng bạc, song cũng có những con có màu sắc sặc sỡ như cam, hồng.

Cá thần Thanh Hóa tên thật là gì?

Cá bỗng đực có thể dài đến 41,5 cm. Trong văn hóa bình dân, loài cá này được người dân ở Thanh Hóa gọi là Cá thần với những đàn cá sống ở Suối Cá thần, người Mường gọi là "cá Phốôc" (cá phốc), do tâm linh mê tín nên người dân Thanh Hóa không ăn loại cá này nhưng ở những nơi khác thì nó là đặc sản.

Cá độc là cá gì?

Suối Cá thần Cẩm Lương Đàn cá ở suối cá thần này có hàng nghìn con lớn, nhỏ, mỗi con cá có thể nặng từ 2 kg đến 8 kg, có cá chúa nặng tới 30 kg, gồm các loài: Cá dốc hay cá bỗng (tên khoa học: Spinibarbichthys denticulatus, thuộc bộ Cá chép, có tên trong Sách đỏ Việt Nam); cá chài, cá mại.

Cá thần ăn gì?

Hình ảnh suối cá thần ở Thanh Hóa. “Qua tìm hiểu tôi được biết đây là loài cá sống ở nguồn nước trong sạch, chậm lớn, thức ăn chủ yếu của chúng là rong rêu, lá cây nên thịt của loài cá này dai, thơm, ngọt thịt và đặc biệt không có vị tanh như những loại cá khác, rất được ưa chuộng.