Ca sĩ thanh hồng là ai?

Ca sĩ thanh hồng là ai?
Phóng to
Phương Thanh cùng những người bạn nói lời tạm biệt trong mưa - Ảnh: T.T.D.
TT - Đêm 12-5, không hẹn mà hai ca sĩ Phương Thanh - Hồng Nhung cùng tổ chức một bữa tiệc âm nhạc “đãi” người hâm mộ. Qua âm nhạc, họ muốn thổ lộ, chia sẻ chuyện đời, chuyện tình và nghiệp cầm ca mà họ trót mang...

1. Live show ca nhạc được xem là hoành tráng nhất năm nay - live show kỷ niệm 15 năm ca hát mang chủ đề “Người đàn ông trong bóng đêm” của ca sĩ Phương Thanh (diễn ra tại sân vận động Quân khu 7) - đã bị gián đoạn bởi trận mưa như trút nước, kéo dài đến tận sáng 13-5.

Trước giờ G trời trong vắt, trăng sáng vằng vặc, có người nói thầm: ông trời thương Phương Thanh bởi live show năm 2001 cô đã bị mưa... hành. Tâm sự với khán giả khi vừa hát xong bài Em sợ, Phương Thanh nói: “Cũng như bao người phụ nữ khác, Thanh sợ tình yêu không trọn vẹn, sợ người ấy ra đi, sợ khán giả không đến xem Thanh hát, sợ trời mưa...”.

Ca sĩ thanh hồng là ai?
Phóng to

Hồng Nhung trong Tuổi đá buồn, khán phòng Nhà hát TP trông như giáo đường tình yêu với lụa trắng, nến lung linh, tiếng dương cầm và giọng thánh ca. Ảnh: Quỳnh Anh

Khúc dạo đầu của Chanh’s show với những ca khúc gắn liền tên tuổi của Phương Thanh như Khi giấc mơ về, Mùa đông xa vắng, Mây trong đêm, Hãy để em ra đi... diễn ra như mong đợi. Sân khấu thoáng, rộng, khá đơn giản. Không MC, chương trình như một “câu chuyện âm nhạc”, kể về cuộc đời “không bình thường” của Phương Thanh: người đàn bà sống để hát, để yêu và đau khổ bởi thân trót mang kiếp cầm ca.

Ca khúc Tình đời mà Phương Thanh hát cùng Minh Thuận, Đàm Vĩnh Hưng không chỉ làm cô bật khóc trên sân khấu. Hưng và Thuận cũng sụt sùi. Bên dưới, có tiếng “thút thít” khi Thanh từng bước vén “bức màn bí mật” cuộc đời mình và “người đàn ông trong bóng đêm”. Mưa bắt đầu nặng hạt. Ca dao mẹ vút lên trong tiếng mưa, tiếng sấm đì đùng. Chương trình buộc phải ngưng ngang.

Tay gạt nước mắt (và cả nước mưa), chân trần trên sân khấu, cố gào át tiếng mưa: “Các bạn hãy về đi, Phương Thanh sẽ đền cho các bạn đêm khác”. “Không về, không về, Phương Thanh, Phương Thanh...” - những tiếng hồi đáp. Gần 10.000 khán giả cùng đứng dưới mưa chỉ để hát những ca khúc đóng “mác Phương Thanh” và hô vang “Phương Thanh cố lên!”. Tất cả những người bạn, đồng nghiệp như Đàm Vĩnh Hưng, Minh Thuận, Quang Dũng, Thanh Thảo, AC&M... ùa lên sân khấu, ôm chặt Thanh vào lòng.

Đêm diễn của ca sĩ Hồng Nhung trong chương trình “Như cánh vạc bay” là nỗ lực rất lớn và nghiêm túc của một tập thể nghệ sĩ nhằm thực hiện một chương trình trân trọng và chỉn chu.

Tôi thích ý tưởng của những người thực hiện là tiết chế tối đa thủ thuật dàn dựng rườm rà, những sự phô trương quá đáng về hiệu quả sân khấu, nhờ đó, giọng hát của ca sĩ và lời ca của nhạc sĩ được tập trung và đi một cách trực tiếp vào lòng khán giả.

Sau một thời gian vắng bóng, tiếng hát của Hồng Nhung “mượt” và “tình” hơn. Tất cả những “xử lý” của cô đều mềm và tự nhiên hơn xưa, có lẽ trong cô đã “ngộ” được nhiều thứ, nhờ đó người ta có thể cảm được những sự rung động, dù là nhỏ nhất của cô.

... Thế nhưng, tôi không thích cách trang trí sân khấu của chương trình với những tấm vải buông xuống, nó “nghiệp dư” và “vụng về” (không có đôi khi còn tốt hơn).

Và giá như đừng có sự hiện diện của dàn múa minh họa, chỉ có duy nhất tiếng hát Hồng Nhung mà thôi, chương trình sẽ còn đọng lại những cảm xúc mãnh liệt hơn trong lòng người nghe.

Khán giả về trong nuối tiếc. Tiếc vì chưa được “sướng”, được “rock” hết mình cùng Phương Thanh. Êkip thực hiện cũng tiếc. Tiếc bao công sức bỏ ra, tiếc nguyên dàn đèn, dàn loa chưa kịp “mở hết công suất”, tiếc cả trăm cây pháo chưa kịp nổ tung, hát khúc khải hoàn...

2. “Như cánh vạc bay” rõ ràng là một chương trình dành cho những ai yêu nhạc Trịnh và tiếng hát Hồng Nhung. 17 ca khúc nối tiếp nhau, không lời giới thiệu, không bảng chữ cho biết tên ca khúc.

Sân khấu thật giản dị mà tinh tế. Ba lớp màn dần mở, rồi dần khép. “Trò” duy nhất trên sân khấu là vài dải lụa trắng, uyển chuyển, mềm mại trong từng thay đổi. Bắt đầu bằng hình ảnh một Hồng Nhung thật lẻ loi, đơn độc trong “Nắng có hồng bằng đôi môi em. Mưa có buồn bằng đôi mắt em...” (Như cánh vạc bay). Chỉ có tiếng piano và guitar hòa nhịp. Trên không, một dải lụa thòng xuống, tựa cánh vạc.

Và cũng dải lụa ấy được kéo lên, trông như chiếc võng dành cho Tôi ru em ngủ. Từ lụa trắng, một thánh đường uy nghiêm được “dựng” lên. Và hàng trăm ngọn nến dịu dàng cháy bên những ô cửa sổ khắp hai tầng của nhà hát đã “thuốc” người xem cái ảo giác đang lạc vào một thánh đường thật sự nơi mà Tuổi đá buồn, Cuối cùng cho một tình yêu vang lên...

Nhạc Trịnh nghe quen mà không quen. Tất cả như được “sinh ra lần nữa”, bởi nếu chỉ nghe khúc dạo đầu hay những đoạn kết thì thật khó nhận ra đó là Biển nhớ, Mưa hồng, Ru em từng ngón xuân nồng, Nhìn những mùa thu đi...

Quái! Ở cái thời mà người ta thích “hiện đại hóa” âm nhạc bằng R&B, hip-hop..., một người trẻ như Hoài Sa lại đưa vào nhạc Trịnh chút blues, jazz hoài cổ. Một chút blues, jazz để nhạc Trịnh vẫn da diết, sâu lắng đầy tình cảm mà không thiếu vắng những rộn ràng. Và đó mới đúng là sự kết hợp giữa Trịnh Công Sơn và “cô Bống” Hồng Nhung.

Hồng Nhung hát như thở, chỉ khoe “cái duyên ăn nói” trước khi vào ca khúc thứ chín (Tuổi đá buồn) để lý giải đôi chút về chủ đề “Như cánh vạc bay” và giáo đường tình yêu - nơi mà cô “muốn là người mang hoa hồng đến giáo đường tình yêu của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn”.

                 ĐOÀN KHOA

(NTD) - Trỗi dậy mạnh mẽ từ khi cuộc thi “Solo cùng bolero” ra đời năm 2014, đến nay dòng nhạc bolero vẫn giữ nguyên sức nóng, thu hút hàng loạt gương mặt nghệ sĩ từ lão làng đến tài năng nhí.

Bolero phủ sóng truyền hình, YouTube

Bên cạnh những danh ca hải ngoại như Như Quỳnh, Phương Dung, Giao Linh, Chế Linh, Mạnh Quỳnh, Phi Nhung, Quang Lê... góp phần giúp bolero hồi sinh mạnh mẽ ở Việt Nam thì các ca sĩ trong nước cũng nhanh chóng bắt kịp trào lưu thịnh hành này. Ngoài những gương mặt quen thuộc như Đàm Vĩnh Hưng, Cẩm Ly, Lệ Quyên, Dương Ngọc Thái, Long Nhật... thì gần đây xuất hiện hàng loạt gương mặt mới rất đắt show như: Cao Công Nghĩa, Tố My, Giáng Tiên, Hà Vân, Lâm Ngọc Hoa, ba chị em Thúy Huyền - Thúy Hằng - Thanh Hồng... Họ bước ra từ các cuộc thi về bolero đang phát sóng dày dặc trên truyền hình như “Solo cùng bolero”, “Thần tượng bolero”, “Người kể chuyện tình”, “Hãy nghe tôi hát”, “Tình bolero”, “Tuyệt đỉnh song ca”, “Duyên dáng cùng bolero”... Sở dĩ các nhà đài chuộng bolero bởi như tiết lộ của nhà báo Phạm Thái Bình, người từng biên tập chương trình “Những khúc vọng xưa” trên kênh TodayTV, các chương trình về bolero luôn có lượng rating cao và khá ổn định.

Không chỉ trên truyền hình, sức nóng của bolero còn phủ sóng kênh phát hành trực tuyến như YouTube. Lượt view cho mỗi clip bolero tuy không cao ngất ngưởng như các ca khúc thời thượng nhưng luôn ổn định ở mức vài trăm ngàn lượt và không nhanh rộ chóng tàn. YouTube quy tụ lượng ca sĩ chuyên và không chuyên vô cùng hùng hậu và đa dạng. Những ca sĩ hoạt động trên không gian mạng được hâm mộ không kém ca sĩ dòng chính thống. Có thể kể đến “thánh nữ bolero” Jang Mi, ca sĩ Quỳnh Trang, Phương Anh, Quang Lập... “Sầu nữ” Thúy Huyền, một trong ba chị em hát bolero đang gây sốt trên YouTube nhờ chất giọng ngọt ngào, sâu lắng cho biết, dù là người xứ Nghệ nhưng gia đình cô vốn có truyền thống nghe bolero, nhạc quê hương từ nhỏ vì nó mang tâm hồn và cốt cách con người Việt Nam. Không chỉ ba chị em, mà cả 6 anh chị em trong gia đình đều hát bolero tốt. Mới đây, kênh YouTube Thúy Huyền phát hành liên khúc “Mưa bụi” có sự góp mặt của anh trai và em trai cô. Chính sự phát triển mạnh mẽ của dòng nhạc bolero trên YouTube, nhiều giải thưởng âm nhạc danh tiếng bắt đầu quan tâm và vinh danh nhân tố mới. Năm 2018, ca sĩ Quỳnh Trang được vinh danh ở hạng mục “Giọng ca bolero triển vọng” của giải Pop Awards.

Dòng nhạc mang nhiều hoài niệm này còn thu hút cả những gương mặt nhí như bé Thiện Nhân, Phương Mỹ Chi, Thiên Nhâm, Hồ Văn Cường... Để phù hợp lứa tuổi, các em thường chọn các bài hát về tuổi học trò hoặc tình yêu quê hương, yêu gia đình. Chia sẻ về lý do theo đuổi dòng nhạc bolero, bé Thiện Nhân tâm sự: “Em vốn chỉ yêu thích dòng nhạc mang âm hưởng dân ca còn bolero thì em không thích lắm và cũng không biết hát. Nhưng khi tham gia gameshow “Tuyệt đỉnh song ca - Cặp đôi vàng” năm 2017, được ca sĩ Cẩm Ly dìu dắt, em bắt đầu cảm nhận được cái hay của nó. Khi hát, em chạm vào cảm xúc rất thật, rất tự nhiên với những tình cảm dạt dào, da diết. Lúc đó, em quyết định đây sẽ là dòng nhạc sở trường của mình”.

Ca sĩ thanh hồng là ai?
(Từ phải sang.) Ba chị em ca sĩ Thúy Huyền, Thúy Hằng, Thanh Hồng nổi tiếng với các ca khúc bolero trên YouTube.

Bolero kéo lùi âm nhạc đương đại?

Trước trào lưu “người người hát bolero, nhà nhà hát bolero”, các ca sĩ đình đám của dòng nhạc trẻ, nhạc đỏ cũng không ngần ngại thử sức bất chấp chất giọng có phù hợp hay không. Phương Thanh, Uyên Trang, Phương Vy, Phan Đinh Tùng, Thanh Thảo, Nhật Tinh Anh, Dương Triệu Vũ, Đức Tuấn, Lưu Chí Vỹ... lần lượt ra mắt album hoặc MV bolero. Tuy nhiên không phải ai cũng gặt hái thành công. Ca sĩ Ánh Tuyết bảo rằng chị không tài nào phân biệt được các ca sĩ bolero mới nổi vì người nào cũng có cách hát na ná nhau hoặc bắt chước thế hệ tiền bối chứ rất hiếm ca sĩ tạo dựng phong cách đặc trưng.

Riêng các ca sĩ cố gắng làm mới, cách tân bolero thì dễ nhận phản ứng trái chiều của công chúng. Quách Tuấn Du bị “ném đá” tơi tả vì remix bolero với nhạc EDM sôi động. Nó khiến bolero không còn chất tự sự, tâm tình vốn có mà giật gân, lố bịch. Riêng ca sĩ Đức Tuấn nhận được nhiều lời khen khi phối bolero với nhạc jazz nhưng anh cũng khiến những người thích vẻ nguyên gốc của bolero khó chịu. Đàm Vĩnh Hưng thì khoác lớp áo sang trọng cho dòng nhạc vàng khi phối hai tuyệt phẩm “Con đường xưa em đi” và “Chuyến tàu hoàng hôn” với dàn hợp xướng.

Thỉnh thoảng nhạc sĩ Minh Vy, Bùi Quang Ân, Hamlet Trương... cũng có những sáng tác mới cho dòng nhạc này như: “Nhớ quê”, “Canh ngoại nấu”, “Kiếp hoa phai”, “Tình yêu hoa bướm”, “Lan và Điệp 4”... Song số lượng các sáng tác mới không nhiều, chất lượng không bứt phá hoặc chưa thoát khỏi cái bóng của thế hệ tiền bối. Do vậy, số nhạc phẩm mới có khả năng tồn tại và lan tỏa vô cùng khiêm tốn. Rút cuộc, các nghệ sĩ lại quay về bài hát quen thuộc hoặc tìm cách “khai quật” ca khúc sáng tác trước năm 1975. Những ca sĩ hăng hái nhất trong phong trào “săn lùng và xin cấp phép nhạc xưa” là Đàm Vĩnh Hưng, Đức Tuấn, Vi Thảo...

Đây cũng chính là điều khiến cho bolero liên tục bị đem ra mổ xẻ và bị quy kết: chính bolero kéo lùi sự phát triển của nền âm nhạc Việt Nam. Trước quy kết này, nhạc sĩ Hamlet Trương phản pháo: “Trong khu vườn âm nhạc, bolero giống như cây đại thụ che chở cho cây con phát triển. Những ai cho rằng bolero làm mất cân bằng nhạc Việt thì phải tự coi lại mình, có khi nhạc mình hát chưa chắc đã là nhạc Việt”. Là giọng ca được khán giả đánh giá cao vì sự sâu lắng, ca sĩ Thúy Huyền nêu quan điểm: “Dòng nhạc bolero là dòng nhạc của hoài niệm. Nó giống như một loại đồ cổ quý giá. Đã là đồ cổ mà chúng ta cố làm mới thì chắc chắn nó không còn giá trị nữa. Thực ra, tôi yêu tác cả thể loại âm nhạc vì mỗi dòng nhạc có cái hay riêng, nó sẽ trở nên giá trị khi ta thể hiện đúng không gian, hoàn cảnh!”

Ca sĩ thanh hồng là ai?
Thí sinh Phương Ý của đội Ngọc Sơn - Giang Hồng Ngọc giành danh hiệu quán quân cuộc thi “Thần tượng Bolero” 2019.

Bài & ảnh: Quỳnh Nga

Ca sĩ thanh hồng là ai?