Cá lau kiếng bao nhiêu tiền 1kg năm 2024

Để làm ra được thành phẩm khô cá lau kiếng là quá trình rất công phu. Cá lau kiếng sau khi rữa sạch loại bỏ phần đầu và da người ta chỉ chọn phần thịt ở hai bên thân cá loại hết toàn bộ phần xương. Để giữ vị thơm ngon nguyên gốc của con cá lau kiếng người làm khô chỉ ướp thêm gia vị gồm ít nước mắm, một ít ớt bột sau đó ép thành từng miếng đem đi phơi dưới nắng gắt tầm hai nắng là cá khô.

Khô cá lau kiếng được nhiều thực khách đánh giá rất cao về hương vị cho đến vị ngọt của thớ thịt hơn cả khô Nai, khô Trâu...

Cách chế biến khô cá lau kiếng:

Dễ thấy nhất trong cách chế biến khô cá lau kiếng là đem nướng hoặc chiên dùng kèm với nước mắm me hay tương ớt.

Khô cá lau kiếng do chodokho.com cung cấp đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đóng gói hút chân không làm quà biếu rất ý nghĩa.

Cá lau kiếng da beo, tên gọi khoa học là (Pterygoplichthys gibbiceps), là một loài cá cảnh thú vị và độc đáo. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem lợi ích của việc nuôi loài cá này trong bể cá của bạn.

SHOP THÔNG BÁO:

Cảm ơn quý khách đã ghé thăm Shop Cá Cảnh Thuỷ Sinh Trung Tín. Hiện tại Shop đang cơ cấu lại nên tạm thời chưa phục vụ đặt hàng trực tiếp trên Website trong tháng 2/2024. Quý khách có thể mua hàng trực tiếp tại địa chỉ 718 Trường Chinh Q. Tân Bình. TP HCM hoặc nhắn tin trực tiếp cho Shop qua Zalo hoặc Facebook để được hỗ trợ.

Gần đây, đầu tiên là vài tay nhậu thiếu mồi nhìn những chú cá to bằng bắp tay thấy... tiếc bèn nướng làm thử. Nào ngờ ăn rồi thấy không hề hấn gì mà mồi lại “bắt”cực kỳ! Thế là cứ chơi tới... Dần dà dân nhậu truyền tai nhau về một thứ mồi mới ngon đáo để và thịt cá lau kính trở thành một món nhậu “độc chiêu”. Kỹ sư Bùi Văn Xinh - trưởng Phòng nông nghiệp & phát triển nông thôn huyện Châu Phú (An Giang) - kể rằng một lần đi công tác ở xã vùng sâu, chủ nhà xách chài ra ao nuôi chài dính mấy chú cá lau kính đem nướng, ai nấy đều tấm tắc khen ngon.

Cá nướng trui, hấp sả là hai món... khoái khẩu hiện nay của không ít dân sành điệu. Còn họa sĩ tranh tràm nổi tiểng Quốc Mỹ ở Hội Văn học nghệ thuật tỉnh An Giang từng nuôi, từng ăn thịt nó và nhiều người khác đều bảo: thịt dẽ, có vị ngọt, mùi thơm bảo đảm ngon hơn thịt gà; khi nướng xong da phồng rộp lên vàng ngậy vừa giòn, vừa béo... Ông cho biết có vài nơi trong tỉnh đặt mua để bán cho dân nhậu, có nơi dùng thịt nó làm chả cá, bò viên.
Để có món cá nướng, trước hết làm sạch cá, mổ ruột bỏ, lấy trứng cá nhẹ tay khỏi vỡ, cá lau kiếng đa số con nào cũng có hai bọc trứng. Để nguyên con cá đem nướng, cho lửa vừa, xoay trở cho cá chín đều, đến khi cá chín dậy mùi thơm, gỡ lớp da dày bỏ đi.

Món ăn này dùng bánh tráng kẹp thịt cá với bún, cuốn rau sống và chấm nước đặc biệt - đó là nước mắm nêm chung với khóm xắt nhuyễn. Cho cuộn bánh vào miệng nhẩn nha nhai, thịt cá tươi ngọt, rất dai và thơm hoà lẫn với mùi thơm của các loại rau, vị cay mặn dịu dàng của mắm nêm hoà lẫn với khóm, ớt. Ăn hoài không biết ngán, vừa ngon miệng vừa no bụng mà vẫn chưa no miệng.

Trong chuyến đi công tác ở Vĩnh Bình, Vĩnh Thạnh (Cần Thơ) mới đây, chúng tôi được một nông dân nhiệt tình mời cơm. Chưa kịp từ chối thì ông đã vội kéo tay, vồn vã: “Thấy mấy chú ở xa đến, có mấy món ăn cây nhà lá vườn đặc biệt lắm”.

Có mặt khắp các chợ

Nguy cơ gây mất cân bằng sinh thái

Theo tài liệu khoa học, cá lau kính hay còn gọi là cá tì bà, cá cọ bể, tên khoa học là Hypostomus punctatus; có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được nhập vào VN qua đường kinh doanh cá cảnh. Sau khi phát tán ra môi trường tự nhiên chúng phát triển rất nhanh. Một con cá mỗi lần đẻ 5.000-6.000 trứng, gặp điều kiện thuận lợi một con có thể đạt đến chiều dài 50cm. Chúng có khả năng cạnh tranh thức ăn với các loài khác và gây mất cân bằng sinh thái.

Bữa cơm hôm ấy gồm ba món hết sức khoái khẩu. Món chả có vị bùi là lạ, món cá nướng, cá hấp sả cắt ra từng khoanh bốc mùi thơm ngậy.

Khi nghe chúng tôi tấm tắc khen, chủ nhà là ông Ba Thanh chỉ cái thùng đựng mấy con cá lau kính bật mí: “Tất cả đều làm từ nó đấy, mấy hôm trước vét ao bắt được tới mấy trăm ký. Bạn hàng đến mua hết, gia đình tui chừa lại một mớ dành ăn và lai rai. Hiện giờ nó giống như... đặc sản rồi, bán đầy ở các chợ”.

Tìm hiểu tại các chợ, loại cá này được bán khá nhiều với giá chỉ 12.000-15.000 đồng/kg. “Nhờ rẻ và ngon nên không chỉ dân nhậu mà bà con mình thường mua làm thức ăn hằng ngày” - mấy chị bạn hàng cá cho hay. Ngoài ra, còn có nhiều điểm chuyên làm sẵn cá lau kính để bán lẻ và giao cho mối đem bỏ ở các chợ, quán ăn, quán nhậu.

Tại khu vực Thới Thạnh, Thới Thuận, Thốt Nốt (Cần Thơ), khoảng năm nay bên đường vào cầu Chùa xuất hiện một điểm buôn bán tương đối sôi động.

Từ sáng sớm đến chiều hàng đống bao tải đựng cá lau kính được tập kết về, sau đó lột da, bỏ đầu, cắt vây... rồi đem đi tiêu thụ. Chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền, một chủ vựa tại đây, cho biết mỗi ngày bán được vài trăm ký.

Tại ĐBSCL mấy năm nay cá lau kính nhiều vô kể. Chúng ngày càng sinh sôi và có mặt khắp sông rạch, trong các ao nuôi cá, thậm chí ở mương lạch trên đồng ruộng. Nhiều ghe cào trên sông Hậu cho biết có những đường cào bắt được toàn cá lau kính. Trước kia họ đều vứt bỏ, nay ai cũng gom lại đem ra chợ bán.

Người dân ở Phú Tân (An Giang) kể mấy năm trước do thua lỗ nên hàng loạt ao nuôi cá tra đành bỏ hoang. Gần đây, bà con bèn làm vệ sinh ao để thả nuôi lại cá giống và mỗi ao thường bắt được cá lau kính số lượng tới hàng trăm ký, thậm chí cả tấn.

“Không hiểu sao nó có rất nhiều trong ao nuôi cá tra. Mỗi khi thu hoạch cá bán cho doanh nghiệp đều có bạn hàng đến chực mua cá dạt, sẵn họ mua luôn cá lau kính” - ông Nguyễn Văn Cường, ấp Hòa An, xã Hòa Lạc, cho hay.

Món nhậu “độc chiêu”, món ăn giá rẻ

Chuyện cá lau kính trở thành món ăn, món nhậu khoái khẩu nghe cũng khá thú vị. Ông Ba Thanh kể tình cờ mấy bợm nhậu thiếu mồi bèn tò mò nướng vài con làm thử, nào ngờ thấy ngon hơn cả thịt gà. Từ phát hiện ấy họ thường tìm cá lau kính để... lai rai. Sau đó họ tạo ra thêm vài món nhậu khác như: luộc nước dừa, hấp sả, hấp bia... món nhậu “độc chiêu” ấy được đông đảo người dân biết đến, rồi dần dà nhiều hộ đã chế biến cá lau kính làm thức ăn trong bữa cơm gia đình.

“Thịt nó bùi, giữa thời buổi giá cả đắt đỏ thế này mỗi ký thịt heo, cá đều từ năm bảy chục ngàn đồng, kể ra có nó cũng đỡ cho cánh dân nghèo”, ông Ba Thanh nói.

Giới sành ăn cho hay từ khi biết thịt cá lau kính ngon người ta sử dụng làm chả và nhiều quán ăn, quán nhậu hằng ngày mua về chế biến ra nhiều món ăn nhưng thường giấu dưới tên khác. Không ít điểm bán bún cá, cháo cá có pha thêm thịt của chúng, nhưng do ăn thấy ngon nên chẳng ai phát hiện.

Gần đây, vài quán nhậu bình dân bắt đầu xuất hiện món cá lau kính hấp sả, nướng trui... và coi đấy là đặc sản. Trong một số đám tiệc không ít gia chủ chịu chơi còn làm thêm vài món cá lau kính cho bạn bè thưởng thức. Lâu nay dân nhậu vẫn tán tụng thêm nào là cá lau kính sinh sản mạnh nên có tác dụng... bổ dương, trị nhức mỏi, đau lưng.

Ngoài ra, chúng còn được nông dân sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Những ao cá tra khi thu hoạch bắt được nhiều cá lau kính bà con phân ra loại lớn bỏ cho bạn hàng ở chợ, còn loại nhỏ để lại. “Giá thức ăn công nghiệp tăng cao, giá cá biển cũng từ 6.000 đồng/kg. Tính ra dùng cá lau kính làm thức ăn cho heo, cá cũng có lợi hơn rất nhiều” - bà Lê Thị Hiền, nuôi cá tra ở Mỹ An Hưng B, Lấp Vò (Đồng Tháp), giải thích.

Chủ đề