Ca khúc mẹ yêu là của nhạc sĩ nào năm 2024

"Mẹ là vòng tay ấp ôm con qua những ngày đông/ Mẹ là dòng sông để con tắm mát trưa hè/ Mẹ là rặng tre, che bóng con đi học về/ Mẹ là bờ đê, để con vui với cánh diều/ Mẹ là bậc thang, để con bước lên đỉnh cao/ Mẹ là ánh sao, để con ước ao bao điều/ Mẹ làm thật nhiều, chỉ mong con yêu thành công/ Mẹ chỉ ước mong, cho mai sau con sẽ nên người…" - "Mẹ yêu ơi" đơn giản từ giai điệu đến lời ca nhưng chinh phục người nghe bởi ý nghĩa và cảm xúc.

Với ca khúc này, bé Gia Khiêm nhận được hàng ngàn lời khen ngợi của khán giả yêu nhạc. Ngay trong mùa Vu Lan báo hiếu, "Mẹ yêu ơi" càng được chia sẻ rộng rãi khắp cộng đồng mạng.

Thật ra, "Mẹ yêu ơi" đã ra mắt cách đây 2 năm. Đến giờ, "Mẹ yêu ơi" đã đạt gần 60 triệu lượt xem/ nghe (view) và được xem là ca khúc thiếu nhi "hay nhất thập kỷ". Chỉ riêng trong mùa Vu Lan năm nay, ca khúc này đã đạt gần 1,5 triệu view. "Mẹ yêu ơi" được nhiều nghệ sĩ chia sẻ lại trên trang cá nhân, giúp ca khúc càng thêm lan tỏa.

Diễn viên Phước Sang bày tỏ: "Không cầm được nước mắt khi nghe ca khúc và giọng ca này". Đây cũng là bình luận chung của nhiều khán giả nghe nhạc.

Nhân ngày 20/10, cùng nghe lại những ca khúc viết về mẹ hay và xúc động nhất, được biết bao thế hệ khán giả yêu mến.

Mẹ yêu

Mẹ yêu có lẽ là ca khúc đầu tiên xuất hiện trong tâm trí bạn đọc khi nhắc đến những nhạc phẩm về mẹ. Là ca khúc chủ đạo trong CD Yêu, yêu, yêu của nhóm Ba Con Mèo, Mẹ yêu nhanh chóng được khán giả đón nhận và trở thành bài hát được yêu thích nhất cuối những năm 1990. Sức nóng của Mẹ yêu lan tỏa tới nhiều thế hệ khán giả Việt sau này qua giọng hát của Phương Uyên, đồng thời cũng chính là tác giả của ca khúc. Với ca từ giản dị nhưng chất chứa tình cảm, Mẹ yêu là lời bày tỏ tình cảm chân thành của những người con, đôi khi tỏ ra vô tâm, hờ hững nhưng sâu thẳm trong đáy lòng lại vang lên câu hát “Mẹ có biết con yêu mẹ nhiều, dù câm nín nhưng con thật lòng muốn nói”.

Chia sẻ về ca khúc này, Phương Uyên từng tiết lộ cô đã chắp bút viết Mẹ yêu dành cho bà nội khi bà đang ốm nặng. Trong một đêm trời mưa to, bằng những tình cảm chân thành và sâu lắng nhất, tất cả cảm xúc cứ tuôn ra, chỉ sau 30 phút Phương Uyên đã hoàn thành bài hát.

Nhật ký của mẹ

Ngay từ lần đầu ra mắt, Nhật ký của mẹ lấy đi nước mắt của biết bao khán giả bởi những ý nghĩa nhân văn sâu sắc được gửi gắm trong đó. Đúng như tên gọi, Nhật ký của mẹ là những dòng tâm sự về tình yêu của người mẹ dành cho con từ lúc mới lọt lòng, cho tới khi trưởng thành. Với ca từ giản dị, gần gũi nhưng rất ý nghĩa thiêng liêng, ca khúc đã làm tan chảy biết bao trái tim yêu nhạc ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi.

Bằng giọng hát ngọt ngào, tình cảm của mình, ca sĩ Hiền Thục đã thể hiện rất thành công ca khúc này. Đặc biệt, MV Nhật ký của mẹ được thể hiện bằng tranh cát do chính tác giả của bài hát - nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đích thân vẽ, MV đã gây sốt trên các trang mạng xã hội trong suốt thời gian dài.

Ca sĩ Hiền Thục.

Gặp mẹ trong mơ

Gặp mẹ trong mơ là ca khúc nhạc ngoại, được cậu bé mồ côi 12 tuổi người Mông Cổ thể hiện tại một chương trình truyền hình thực tế khiến cả thế giới xúc động nghẹn ngào. Dựa trên nền nhạc du dương và ấm áp ấy, nhạc sĩ Lê Tự Minh đã viết lời Việt cho ca khúc. Gặp mẹ trong mơ là tình cảm thiết tha của người con dành tặng mẹ ở phương trời xa, những tiếng gọi mẹ yêu, những khát khao mong có mẹ trong cuộc đời của người con khiến ai nghe cũng không cầm được nước mắt. Tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc đời, có mẹ chính là điều quý giá nhất mà con có được.

Gặp mẹ trong mơ được ca sĩ Thùy Chi thể hiện rất thành công nhờ chất giọng trong trẻo, cao vút. Ca khúc này cũng được nhiều giọng ca nhí chọn để trình diễn ở các cuộc thi âm nhạc, trong đó ấn tượng nhất là cậu bé quán quân Đồ Rê Mí 2012 Trần Lê Nhật Tiến và top 3 Giọng hát Việt nhí Trần Ngọc Duy. Mỗi bạn có một chất giọng cũng như cách thể hiện khác nhau nhưng cảm xúc về mẹ vẫn rất vẹn nguyên và sâu lắng.

Huyền thoại mẹ

Những ai yêu mến dòng nhạc Trịnh hẳn không thể không biết đến ca khúc Huyền thoại mẹ - một trong những tác phẩm kinh điển nhất của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Cũng như bao ca khúc về mẹ khác thách thức sự chảy trôi của thời gian, sự biến chuyển của xã hội, Huyền thoại mẹ vẫn vẹn nguyên giá trị đến tận ngày nay, đơn giản, vì dù trong hoàn cảnh nào, tình mẹ vẫn là thứ tình cảm cao quý và thiêng liêng nhất.

Đầu năm 1984, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có dịp thăm bảo tàng ở Quảng Bình và được chiêm ngưỡng tấm ảnh Mẹ Suốt tóc bay trong gió. Từ hình ảnh này, cố nhạc sĩ đã tìm được nguồn cảm hứng để khắc họa lại hình ảnh những bà mẹ Việt Nam một đời vì chồng vì con, vì dân vì nước mà thầm lặng hy sinh trong Huyền thoại mẹ. Giai điệu ca khúc mang chất tự sự, sâu lắng, trầm hùng và âm hưởng dân ca miền Trung. Huyền thoại mẹ thoạt đầu nghe rất gần gũi quen thuộc mà thấm thía sâu xa như chính là nén hương của tác giả, và sau này cũng là nén hương của từng tầng lớp người Việt Nam muốn dâng lên những người mẹ của Tổ quốc.

Lời ru cho con

Lời ru cho con là ca khúc nhạc phim trong bộ phim Của để dành từng làm mưa làm gió màn ảnh Việt. Bộ phim kể về người mẹ hiền hậu và bao dung hết mực qua diễn xuất tuyệt vời của diễn viên Hoàng Yến trong vai bà Vi vẫn gây xúc động cho người xem mỗi lần nhắc lại.

Lấy cảm hứng từ bài thơ của Vân Thị Kiều Anh, nhạc sĩ Xuân Phương sáng tác ca khúc Lời ru cho con. Từng câu hát như lời nhắc nhở tế nhị đến những người con dù có khôn lớn, dù bận rộn với những lo toan trong cuộc sống nhưng cũng đừng vội quên đi người mẹ. Để rồi đến khi tóc mẹ pha màu thời gian, bóng dáng mẹ ngày càng gầy yếu, cho dù muốn bù đắp hay chỉ một vòng tay ôm chặt lấy mẹ cũng không còn cơ hội nữa rồi.

Chủ đề