Bức tranh tiếng thét của danh họa người nước nào

Trong hội họa, không chỉ có bức chân dung nàng "Mona Lisa" hay "Bữa ăn tối cuối cùng" của đại danh họa Leonardo da Vinci là ẩn chứa những bí ẩn thế kỷ mà nhân loại hoài công giải mã.

Bức tranh "Tiếng thét" (The Scream) của Edvard Munch (1863 - 1944) cũng ẩn chứa những thông điệp bí mật mà họa sĩ người Na Uy muốn gửi gắm.

Bức tranh tiếng thét của danh họa người nước nào

Bức tranh "Tiếng thét" vẽ năm 1893 của Edvard Munch. Ảnh: Internet.

Khuôn mặt lộ rõ sự kích động, hốt hoảng cùng đôi tay ôm lấy đầu như muốn quên đi "tiếng thét" đâu đó đã trở thành bí ẩn khó hiểu mà không phải ai cũng cảm nhận trong ý đồ của tác giả.

Không chỉ dừng ở đó, khung cảnh bao trùm bức tranh cũng trở thành đề tài khiến nhiều nhà khoa học khám phá.

Bí ẩn bầu trời ráng đỏ, vàng trong "Tiếng thét" của Edvard Munch

Nếu như vào năm 2004, các nhà thiên văn Mỹ nhận định, bầu trời ánh lên ráng vàng đỏ trong họa phẩm của Edvard Munch phản ánh bầu trời bị bụi đỏ nhuốm màu từ trận phun trào của núi lửa Krakatoa năm 1883 (Indonesia) thì mới đây, các nhà khoa học lại có kết luận khác.

Trong cuộc họp tại Vienna (Áo), các nhà khoa học thuộc Hiệp hội Khoa học Địa chất châu Âu (EGU) cho biết, tác giả vẽ bầu trời trong "Tiếng thét" ánh lên sắc đỏ, vàng từ những đám mây xà cừ lóng lánh (Nacreous cloud), bao phủ rộng khắp Oslo (thủ đô của Na Uy).

Bức tranh tiếng thét của danh họa người nước nào

Bầu trời trong "Tiếng thét" ánh lên sắc đỏ, vàng từ những đám mây xà cừ lóng lánh. Ảnh: Internet.

Mây xà cừ là hiện tượng hiếm gặp vì điều kiện để chúng xuất hiện là trong tầng bình lưu (cách mặt đất khoảng 20 đến 30km), ở nhiệt độ rất thấp, âm 78 độ C.

Vì là những đám mây mỏng nên mây xà cừ rất khó nhìn thấy vào ban ngày. Chúng thường dễ quan sát vào lúc hoàng hôn hoặc bình minh.

Vào thời thế kỷ 19, những đám mây trắng đột ngột chuyển sang ráng đỏ, khiến chính tác giả và những người có mặt lúc đó sợ hãi. Tiếng thét vang lên đâu đó là biểu hiện sợ hãi của những người chứng kiến hiện tượng bất thường này.

Vì lẽ đó, tác phẩm "Tiếng thét" đã ra đời. Tuy nhiên, các nhà tâm lý học cũng cho rằng, bức tranh thể hiện tâm tư bất an, lo lắng của chính tác giả. Theo trường phái biểu hiện (đầu thế kỷ 20), tác giả có lẽ có cách thể hiện họa phẩm của mình theo cách riêng.

Bức tranh tiếng thét của danh họa người nước nào

Chân dung họa sĩ Edvard Munch (1863 - 1944). Ảnh: Internet.

Trong cuốn nhật ký của mình, Edvard Munch đã từng viết, cả cuộc đời ít có phút giây nào trọn vẹn hạnh phúc. Không chỉ đấu tranh với bệnh tật đến cuối đời, ông mồ côi mẹ khi mới 5 tuổi, còn chị gái cũng bị bệnh lao nặng trong khoảng thời gian ông vẽ bản "Tiếng thét" đầu tiên.

Dù các bức vẽ của Edvard Munch có thể hiện sự kiện tự nhiên khác thường tại Na Uy năm 1893 hay thể hiện tiếng lòng đau đớn, hoảng hốt đi chăng nữa thì tác phẩm sau hơn 120 năm vẫn khiến hậu thế có nhiều cảm xúc khi ngắm nhìn.

Dòng chữ "Chỉ có thể là do người điên vẽ" viết rất nhỏ ở góc trái trên cùng của bức tranh từ lâu trở thành đề tài tranh cãi trong giới khoa học.

Một số giả thiết cho rằng kẻ phá hoại nào đó đã để lại bút tích này vì không hài lòng với họa sỹ. Nhưng một phân tích mới đây chỉ ra rằng dòng chữ này do chính họa sỹ người Na Uy lưu lại.

Các chuyên gia tới từ Bảo tàng Na Uy sử dụng công nghệ để phân tích dòng chữ này và so sánh nó với chữ viết trong các bức thư và nhật ký của Munch.

Bức tranh tiếng thét của danh họa người nước nào

Dòng chữ bí ẩn nằm ở góc trái trên cùng của bức ảnh.

“Chắc chắn là chữ viết của Munch. Bản thân nét chữ cũng như các sự kiện xảy ra vào năm 1895, khi Munch trưng bày bức tranh lần đầu tiên ở Na Uy, tất cả đều hướng về cùng một đáp án”, Mai Britt Guleng – người phụ trách tại bảo tàng khẳng định.

Theo Guleng, thông điệp này dường như là một "tuyên bố về sự tổn thương" của tác giả.

Munch tạo ra bốn phiên bản của "Tiếng thét" - hai bằng sơn và hai bằng phấn màu. Khi phiên bản đầu tiên được công bố, nó nhận về hàng loạt chỉ trích cũng như những đồn đoán về sức khỏe của vị họa sỹ tài ba.

Bút tích để lại khớp với chữ viết của vị họa sỹ Na Uy.

Người ta tin rằng chính những đả kích này khiến Munch bị tổn thương và để lại dòng chữ có nội dung như trên.

Cha và chị gái của Munch đều bị trầm cảm. Munch phải nhập viện sau khi bị suy nhược thần kinh vào năm 1908.

biểu hiện đầu thế kỷ XX. Họa sĩ Edvard Munch là một nghệ sĩ phức tạp nhưng không ngừng bận tâm với những vấn đề về sinh mạng của con người như bệnh tật; giải phóng tình dục và nguyện vọng tôn giáo. Ông đã thể hiện những ám ảnh này thông qua các tác phẩm có màu sắc mạnh mẽ; bán trừu tượng và chủ đề bí ẩn.

Bức tranh tiếng thét của danh họa người nước nào

Edvard Munch (1863-1944)

Không quá khó để hiểu vì sao Munch cảm thấy mình như bị nguyền rủa. Lớn lên ở Na Uy vào thế kỉ 19, bao trùm ông là bệnh tật và chết chóc. Mẹ ông mất vì bệnh lao từ khi ông mới 5 tuổi. Mẹ qua đời sớm, nuôi dưỡng Munch là người cha mắc chứng bệnh về tâm lí. Cha của Munch, một người cuồng tín, luôn cho rằng tất cả đều là sự trừng phạt của Chúa Trời. Cách nuôi dạy của cha đã phần nào ảnh hưởng tới cách nhìn nhận của ông, những tác phẩm của ông sau này thường mang gam màu tối, mãnh liệt, thể hiện những đau khổ tổn thương của con người và sự kiềm nén cảm xúc trong tâm trí. Munch trở thành một họa sĩ nổi bật của trường phái Tượng trưng và Biểu hiện.

Bí ẩn sau bức tranh The Scream

Tác phẩm hội họa nổi tiếng nhất của ông The Scream (1893), là một trong một chuỗi các tác phẩm có tựa đề The Frieze of Life, trong đó ông khám phá những đề tài về tình yêu, cuộc sống, nỗi sợ hãi, cái chết và sự sầu muộn.

The Scream là tác phẩm nổi tiếng chỉ sau Mona Lisa của Leonardo trong lịch sử nghệ thuật. Thế nhưng bí ẩn đằng sau bức tranh của người họa sĩ Na Uy này gửi gắm vẫn khiến giới khoa học phải đau đầu.

Bức tranh tiếng thét của danh họa người nước nào

Bức tranh The Scream (1893) của họa sĩ Edvard Munch

Trong suốt hơn 100 năm, tất cả mọi người, từ dân thường cho đến nghệ sĩ, đều muốn tìm hiểu về bầu trời rực đỏ, vàng phía trên đầu của nhân vật.

Vào năm 2004, giới thiên văn Mỹ nhận định bầu trời ánh ráng vàng, đỏ trong tác phẩm của Edvard Munch là phản ánh bầu trời bị bụi đỏ nhuốm màu từ trận phun trào của núi lửa Krakatoa năm 1883 (Indonesia).

Nhưng mới đây, vào năm 2018 giới khoa học Đại học Rutgers-New Brunswick, Đại học Oxford và Đại học London lại kết luận, bầu trời trong bức tranh “The Scream” ánh lên sắc đỏ, vàng là từ những đám mây xà cừ lóng lánh.

Mây xà cừ là một dạng mây hiếm, được hình thành ở những khu vực cực kỳ lạnh của tầng bình lưu thấp, ở độ cao 15.000 – 25.000m.

Bức tranh tiếng thét của danh họa người nước nào

Theo miêu tả, mây xà cừ trông giống như những tấm màng mỏng, cuộn lại rồi bung ra, trải rộng khắp rồi bỗng co lại trên bầu trời nhá nhem sáng tối. Độ cong của bề mặt Trái đất sẽ giúp các đám mây nhận ánh sáng hắt lên từ chân trời và phản xạ lại mặt đất, tạo nên hiện tượng mây xà cừ.

Do là đám mây mỏng thế nên mây xà cừ rất khó được nhìn thấy vào ban ngày. Chúng thường dễ quan sát được vào lúc hoàng hôn hay bình minh. Thế nên các chuyên gia lý giải rằng, khi đám mây xuất hiện vào thế kỷ 19, chúng đang từ trắng đột ngột chuyển sang ráng đỏ đã khiến tác giả và người có mặt ở đó sợ hãi.