Lỗi xe khách chở hàng trong khoang hành

Hôm trước, người bạn tôi nói mới bị CSGT xử phạt vì đi sang tỉnh bên cạnh lấy hai kiện quần áo khá to và chở phía sau ô tô.

Theo lời kể thì lực lượng chức năng thông báo lỗi chở hàng trong xe chở người, mức phạt 1,5 triệu đồng. Đó là chưa kể bạn ấy không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa (nhưng không bị phạt thêm).

Tôi có thắc mắc về vấn đề này. Đầu tiên là việc chở hai kiện quần áo ở phía sau ô tô như vậy có bị lỗi "chở hàng hóa trong xe chở người" không? Xe sử dụng là chiếc Mazda3 phiên bản hatchback, ra biển trắng, ghế sau khi đó được gập lại để chở hàng bên trong.

Thứ hai, mức phạt được thông báo là 1,5 triệu đồng, tuy nhiên tra cứu trên mạng tôi thấy không đúng. Cụ thể:

Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có nêu: Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ

Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ) Sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa không bảo đảm an toàn; để rơi hành lý, hàng hóa trên xe xuống đường; để hàng hóa trong khoang chở hành khách;

Như vậy, mức phạt được thông báo liệu có đúng, hay do tôi chưa cập nhật được mức phạt mới? Một vấn đề nữa là CSGT có được yêu cầu kiểm tra nguồn gốc hàng hóa, xuất trình hóa đơn chứng minh xuất xứ sản phẩm chở theo?

Tổng đài cho tôi hỏi, tôi điều khiển xe ô tô khách mà có để cho khách để hàng hóa trong khoang chở hành khách. Với lỗi này sẽ bị xử phạt như thế nào ạ? Tôi xin cảm ơn


  • Mức phạt ô tô khách chở người trong khoang chở hành lý của xe
  • Mức phạt xe máy với lỗi đi không đúng phần đường quy định
  • Quy định về gắn phù hiệu đối với xe có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn

Lỗi xe khách chở hàng trong khoang hành
Tư vấn giao thông đường bộ:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Đối với trường hợp của bạn, Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:

Quy định vận tải hành khách bằng xe ô tô:

Căn cứ theo quy định tại Điều 68 Luật giao thông đường bộ năm 2008 như sau:

“Điều 68. Vận tải hành khách bằng xe ô tô

1. Người vận tải, người lái xe khách phải chấp hành các quy định sau đây:

  1. Đón, trả hành khách đúng nơi quy định;
  1. Không chở hành khách trên mui, trong khoang chở hành lý hoặc để hành khách đu, bám bên ngoài xe;
  1. Không chở hàng nguy hiểm, hàng có mùi hôi thối hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách;
  1. Không chở hành khách, hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải, số người theo quy định;
  1. Không để hàng hóa trong khoang chở hành khách; có biện pháp giữ gìn vệ sinh trong xe.

2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô.”

Như vậy một trong những quy định người lái xe khách phải chấp hành là không được để hàng hóa trong khoang chở hành khách. Do đó, nếu vi phạm bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Căn cứ theo quy định tại Điểm đ Khoản 3 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

“Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ

3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ) Sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa không bảo đảm an toàn; để rơi hành lý, hàng hóa trên xe xuống đường; để hàng hóa trong khoang chở hành khách;”

Do đó, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; bạn điều khiển xe ô tô chở hành khách bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt với lỗi để hàng hóa trong khoang chở hành khách thì bạn sẽ bị áp dụng mức xử phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng. Mức trung bình sẽ bị phạt 700.000 đồng.

Để hàng hóa trong khoang chở hành khách có bị tước GPLX không?

Căn cứ Khoản 8 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ

8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

  1. Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 (trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện); điểm c, điểm d, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm o, điểm q khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

“b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 7a Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;”.

  1. Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều này (trường hợp vượt trên 100% số người quy định được phép chở của phương tiện) bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
  1. Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 6, điểm b khoản 7 Điều này bị tịch thu phù hiệu (biển hiệu) đã hết giá trị sử dụng hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp.”

Như vậy, đối với hành vi chở hàng hóa trong khoang chở hành khách là hành vi vi phạm tại điểm đ khoản 3 Điều 23 Nghị định 100/2019 nêu trên và hành vi này sẽ không bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe.

Lỗi xe khách chở hàng trong khoang hành

Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

Như vậy, mức phạt để hàng hóa trong khoang chở hành khách được áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trên đây là bài viết về vấn đề để hàng hóa trong khoang chở hành khách bị xử phạt thế nào? Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết:

  • Mức phạt xe máy không sử dụng đèn chiếu sáng gần trong hầm đường bộ
  • Xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu đường phạt bao nhiêu?

Mọi thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.