Bộ trưởng xây dựng là ai

Bộ Xây dựng cũng muốn nâng cao chất lượng nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân, phù hợp với nhu cầu của người lao động, bảo đảm đủ các điều kiện hạ tầng kỹ thuật, xã hội, nhu cầu thiết yếu về giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa của các dự án xây dựng nhà ở xây dựng ở đô thị và khu công nghiệp.

Ông Nguyễn Thanh Nghị nêu trọng tâm phát triển nhà ở xã hội tại Việt Nam

Như Sputnik thông tin, Nghị quyết 11 của Chính phủ cũng như Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi kinh tế-xã hội đã được Quốc hội thông qua cách đây không lâu.

Chính phủ được giao tập trung tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân và bố trí 2 gói hỗ trợ cho nhà ở xã hội.

Với gói tài khóa gần 350.000 tỷ đồng, các cá nhân sẽ được vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội.

Bên cạnh đó, sẽ được hỗ trợ lãi suất thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại cho chủ đầu tư vay cải tạo chung cư cũ, xây dựng nhà ở xã hội, nhà cho công nhân, người có thu nhập thấp ở Việt Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cũng nêu rõ, trọng tâm của Bộ Xây dựng thời gian tới là kiểm tra, đốn đốc các địa phương xây dựng Chương trình, Kế hoạch phát triển nhà ở theo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Bộ Xây dựng, theo ông Nghị, cũng quyết liệt triển khai gói hỗ trợ tín dụng về nhà ở xã hội trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022-2023 vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ nhất vừa qua.

Đồng thời, Bộ Xây dựng và Thanh tra chuyên ngành xây dựng tại các Sở Xây dựng địa phương cũng sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phát triển nhà ở, nhà ở xã hội trong thời gian tới.

Yêu cầu rà soát bố trí quỹ đất cho nhà ở xã hội

Nhằm triển khai nhiệm vụ này, Bộ Xây dựng vừa có văn bản đề nghị các địa phương phối hợp thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ với những giải pháp cụ thể.

Theo đó, Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương khẩn trương nghiên cứu điều chỉnh, phê duyệt các chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở đảm bảo phù hợp với Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2040 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2161/QĐ-TTg ngày 22/12/2021.

Trong đó xác định cụ thể các chỉ tiêu phát triển nhà ở, đặc biệt là các chỉ tiêu về nhà ở xã hội, bào gồm cả nhà ở công nhân khu công nghiệp và chỉ tiêu về cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.

Theo lãnh đạo Bộ Xây dựng, các địa phương cần rà soát, kiểm tra việc bố trí quỹ đất nhà ở xã hội tại các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị trên địa bàn đảm bảo theo đúng quy định pháp luật về nhà ở.

“Khi lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, phải bố trí diện tích đất phù hợp trên địa bàn để xây dựng nhà công nhân, thiết chế của công đoàn đảm bảo đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để phục vụ công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp đó”, Bộ Xây dựng nêu rõ.

Ngoài ra, các địa phương cần có các cơ chế, giải pháp cụ thể, tạo môi trường thuận lợi về đất đai, thủ tục hành chính, hỗ trợ, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp tích cực tham gia phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà cho công nhân thuê tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trên cả nước.

“Xây nhà để bán chứ không phải để trưng”

Đặc biệt, lãnh đạo Bộ Xây dựng cũng lưu ý đến việc kết hợp thực chất cung và cầu.

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân, từng địa phương nên có cơ cấu sản phẩm nhà cho thuê phù hợp với nhu cầu của người lao động, bảo đảm các điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, thiết yếu về giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa của các dự án xây dựng nhà ở xã hội ở đô thị và khu công nghiệp.

Lãnh đạo Bộ Xây dựng nhấn mạnh, thời gian tới, các địa phương cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong việc thực hiện pháp luật về phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn.

Đồng thời, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển nhà xã hội, phối hợp chặt chẽ với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam trong việc triển khai đầu tư xây dựng các thiết chế công đoàn.

“Căn cứ Nghị quyết số 43/2022/QH15, các địa phương cần thông báo đến các doanh nghiệp, chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở công nhân khu công nghiệp), dự án cải tạo xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn để nghiên cứu, đánh giá nhu cầu về nguồn vốn, đề xuất tham gia Chương trình phục hồi kinh tế-xã hội”, Bộ Lao động lưu ý.

Bộ trưởng Nghị nhấn mạnh, trong thời gian tới, Bộ Xây dựng dự kiến sẽ tổ chức đoàn công tác làm việc với một số địa phương về xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, việc bố trí quỹ đất, thủ tục đầu tư, quản lý sử dụng phát triển nhà ở xã hội, bao gồm cả nhà ở công nhân khu công nghiệp.

Đồng thời, Bộ Xây dựng cũng tiến hành cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

Theo Bộ Xây dựng, thực tế thời gian qua cho thấy, cùng với việc thực hiện các chính sách phát triển nền kinh tế, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho nhân dân là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm, chỉ đạo.

“Những năm qua, hệ thống pháp luật về nhà ở ngày càng được hoàn thiện”, Bộ Xây dựng nhấn mạnh.

Cơ quan này dẫn chứng, ngày càng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đã được ban hành nhằm khuyến khích phát triển nhà ở xã hội cho các đối tượng chính sách, khó khăn về nhà ở, trong đó có công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp khắp cả nước.

Tuy nhiên, Bộ Xây dựng lưu ý, với các chính sách đã ban hành, kết quả phát triển nhà ở xã hội mặc dù đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Lãnh đạo Bộ Xây dựng nhấn mạnh, trong thời gian vừa qua, đặc biệt là từ đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 đến nay, các khu nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp là những khu vực chịu tác động lớn nhất do tập trung đông người dẫn tới khó khăn trong việc đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch và ổn định đời sống, việc làm.

“Do đó, việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường và sức khỏe cho người lao động là giải pháp hết sức cần thiết nhằm phục hồi sản xuất và kinh tế”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nhấn mạnh.

Hy vọng, những chỉ đạo này sẽ không phải lời nói suông. Đồng thời, kỳ vọng, Bộ Xây dựng dưới thời ông Nguyễn Thanh Nghị sẽ làm triệt để nhằm phát triển nhà ở xã hội tại Việt Nam, làm đến cùng chiến lược quan trọng này để các tầng lớp dễ bị tổn thương bởi các cú sốc như dịch bệnh, khủng hoảng việc làm, thiếu các chính sách an sinh xã hội sẽ được hưởng sự hỗ trợ của Chính phủ.

Theo Nghị quyết mà Chính phủ Thủ tướng Phạm Minh Chính mới ban hành hôm 30/1, các cá nhân, hộ gia đình cũng sẽ được vay để mua, thuê mua nhà ở nhà xã hội, nhà ở cho công nhân, hoặc vay để cải tạo, sửa chữa nhà với tổng vốn 15.000 tỷ đồng. Đây là những chính sách an sinh xã hội rất đáng biểu dương của Việt Nam trong bối cảnh các tầng lớp nhân dân còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 hiện nay.

Ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai cả của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 8/4 vừa qua được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn bổ nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Ông Nguyễn Thanh Nghị hiện là Bộ trưởng trẻ nhất trong nội các mới của Chính phủ Hà Nội.

Trước đó, ông Nghị bị kỷ luật ‘kiểm điểm rút kinh nghiệm’ do sai phạm đất đai từ cuối tháng 8/2020 khi là Bí thư Kiên Giang. Sai phạm của ông Nguyễn Thanh Nghị cùng hàng chục cán bộ tỉnh Kiên Giang được nói gây ra nguy cơ thất thoát hơn 12.930m3 gỗ, gây khó khăn trong việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Hai tháng sau đó, trong Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, diễn ra ngày 16/10/2020, ông Nghị nhận được 2 quyết định về công tác nhân sự bao gồm tham gia làm Ủy viên Ban Cán sự Đảng của Bộ Xây dựng và giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam thuộc Viện ISEAS trao đổi với RFA vào tối 19/4 về vấn đề này như sau:

“Việc kỷ luật ông ấy phê bình không ghi lý lịch nên vẫn bổ nhiệm được. Thứ hai là ông ấy được quy hoạch làm Bộ trưởng vào năm 2016, ít người chú ý nên người ta cứ nghĩ việc bổ nhiệm đó là bất ngờ nhưng nó không bất ngờ. Thứ ba là việc học hành của ông này cẩn thận, đạo đức cá nhân tốt, không có việc làm xấu, công tác chuyên môn tốt, với 5 năm làm Bí thư tỉnh ủy cũng không để sơ xảy gì lớn.

Chuyện kỷ luật, kiểm điểm là của ba người bí thư trước, ông ấy một phần nhưng ông không tham gia trực tiếp vào việc cấp đất nên kỷ luật rất nhẹ.

Ông này ngoài việc có năng lực chính trị còn có năng lực chuyên môn ngành xây dựng, hy vọng ông ấy sẽ làm tốt.”

Tôi thấy việc bổ nhiệm ông Nghị làm Bộ trưởng Bộ xây dựng nói chung là không tốt cho đất nước, cho xã hội Việt Nam hiện nay vì xét về khả năng, đạo đức, đối chiếu trên cả cái truyền thống nhà ông tức là ông Nguyễn Tấn Dũng khi làm Thủ tướng thì thất thoát tài sản nhà nước rất nhiều. - Nhà báo Võ Văn Tạo

Trong khi đó, Nhà báo độc lập Võ Văn Tạo tại Khánh Hòa lại cho hay không chỉ ông mà nhiều người bất ngờ về việc bổ nhiệm vì cho rằng ông Nghị không đủ tài năng và đạo đức, đồng thời có cách đi lên mờ ám. Ông nói:

“Theo dõi lịch sử tiến thân của ông này, tôi có người bạn ở Nha Trang cùng học khóa ở Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh cùng ông Nguyễn Thanh Nghị, khác lớp thôi, người đó có tiết lộ cho tôi biết lúc đậu vào đại học thì điểm toán của ông Nghị chỉ được 1/10 điểm nhưng vẫn vào được Đại học Kiến trúc là trường có điểm sàn đầu vào cao.

Sau đó thông tin ở chỗ quen biết và cả trên mạng cũng đưa lên là ông Nghị không phải có đủ uy tín, tài năng gì đặc biệt nhưng chẳng qua là con ông Nguyễn Tấn Dũng nên trong một cuộc bầu bán về tín nhiệm ở đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh thì ông này chỉ được 2-3/45 phiếu.

Chứng tỏ ông không có tài năng hay uy tín gì. Những thông tin trên mạng đưa đầy, chúng tôi ghi nhận đó là sự thật chứ không phải đồn đãi gì nữa.”

Đài Á Châu Tự Do chưa thể xác định tính xác thực về thông tin ông Nghị có điểm thi vào đại học thấp như thông tin được nhà báo Võ Văn Tạo đưa ra.

Nhiều ý kiến cho rằng việc bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Nghị làm Bộ trưởng Bộ Xây dựng đúng chuyên môn sẽ phát huy được sở trường của ông Nghị. Từ đó hy vọng ông này có thể đưa ngành xây dựng vốn có nhiều điều tiếng về tham ô, hối lộ trở nên ‘lành mạnh’ hơn.

Mới đây nhất, Tòa án Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc hôm 4/1 hoãn phiên xử bốn cựu thanh tra Bộ Xây dựng về hành vi ‘Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản’ theo Điều 355 Bộ luật Hình sự.

Cáo trạng cho biết vào tháng 4/2019, trong quá trình thanh tra quy hoạch xây dựng tại một số dự án tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, nhóm cựu cán bộ bị xác định đã vòi tiền, nhận tiền từ các doanh nghiệp để bỏ qua lỗi vi phạm.

Kết quả điều tra cho biết từ tháng 5-6/2019, nhóm bị cáo đã chiếm đoạt tổng cộng khoảng 2,1 tỷ đồng tiền từ các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, tình trạng xây dựng trái phép trên đất rừng, đất nông nghiệp tại nhiều tỉnh thành được nói vẫn cứ tiếp diễn trong những năm gần đây.

Nhà báo Võ Văn Tạo lập luận:

“Trong giai đoạn hiện nay là việc xây dựng khá nhộn nhịp trên cả nước, dự án này, dự án kia muốn được thực hiện đều phải có sự chấp thuận, phê duyệt của Bộ Xây dựng. Những người hiểu biết biết rằng Bộ Xây dựng cũng như những Sở Xây dựng là những chỗ mà quan chức có thể kiếm chác rất béo bở.

Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Ảnh chụp ngày 21/1/2016. AFP

Tôi thấy việc bổ nhiệm ông Nghị làm Bộ trưởng Bộ xây dựng nói chung là không tốt cho đất nước, cho xã hội Việt Nam hiện nay vì xét về khả năng, đạo đức, đối chiếu trên cả cái truyền thống nhà ông tức là ông Nguyễn Tấn Dũng khi làm Thủ tướng thì thất thoát tài sản nhà nước rất nhiều.”

Từ Sài Gòn, Blogger Nguyễn Ngọc Già cho rằng ông Nghị từng bị kỷ luật về sai phạm mà người ta dùng từ là ‘Phú Quốc bị băm nát’, chưa kể vấn đề tham nhũng, theo blogger Nguyễn Ngọc Già, đang ở mức cao như hiện nay thì dù ông Nguyễn Thanh Nghị có là Giáo sư, Tiến sĩ về xây dựng, về kiến trúc thì ông cũng không có ‘ba đầu sáu tay’ nào để giải quyết được vấn đề tham nhũng ở Việt Nam. Ông nêu ra nguyên nhân:

“Cái gọi là bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Nghị đúng chuyên môn xây dựng là một cách lập lờ để nói xong chuyện chứ vấn đề tham nhũng ở Việt Nam là một vấn đề trầm kha, thuộc về thể chế chính trị độc đảng toàn trị của Việt Nam, đặc biệt là vấn đề luật pháp, vì vậy có thay ông nào đi chăng nữa cũng không giải quyết được gì.

Đừng nhầm lẫn và đánh đồng giữa chuyên môn và một chính trị gia. Đó là một lập luận sai lầm để nhằm che giấu đi tình trạng tham nhũng hiện nay đang rất bê bết tại Việt Nam.”

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho rằng vai trò Bộ trưởng cũng khá quan trọng trong việc đẩy lùi tham ô trong bộ ngành đó. Tuy nhiên, với một thể chế xảy ra tham ô, tham nhũng ở nhiều chỗ thì việc cải cách thể chế sẽ giúp việc phòng ngừa và chống tham nhũng tốt hơn. Ông nói:

“Nếu tách ra một bộ thì khó hy vọng giảm nhưng toàn bộ Chính phủ, Nhà nước cũng như người dân, Quốc hội… cùng nhau phòng và chống tham nhũng thì nó sẽ giảm.

Không chỉ chống bằng thể chế mà những biện pháp khác kinh tế, xã hội, nhưng đặc biệt phải để người dân tham gia phát hiện các vụ việc tham nhũng, các cơ quan tư pháp của Việt Nam phải can thiệp để xử lý nhanh gọn.”

Cái gọi là bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Nghị đúng chuyên môn xây dựng là một cách lập lờ để nói xong chuyện chứ vấn đề tham nhũng ở Việt Nam là một vấn đề trầm kha, thuộc về thể chế chính trị độc đảng toàn trị của Việt Nam. - Blogger Nguyễn Ngọc Già

Ông Nguyễn Thanh Nghị sinh năm 1976, trước đây từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng từ năm 2011-2014. Sau đó ông được đưa về quê nhà và kinh qua các chức vụ như Phó Bí thư, Chủ tịch tỉnh, Bí thư tỉnh...

Nhiều nhà quan sát tình hình chính trị trong và ngoài nước vào tháng 8/2020 cho rằng trước việc kỷ luật, kiểm điểm ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, có khả năng Chính phủ Hà Nội sẽ đụng đến sai phạm của ‘đồng chí X’ - tức ông Nguyễn Tấn Dũng lúc còn đương nhiệm.

Theo Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nhận định, nếu làm tốt, ông Nghị có thể ít nhất lên đến chức Phó Thủ tướng vì ông này vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng lúc còn rất trẻ.

Video liên quan

Chủ đề