Bộ môn thị trường chứng khoán thuộc khoa nào neu năm 2024

Review ngành Tài chính doanh nghiệp trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU): Cơ hội nghề nghiệp “cực hấp dẫn”

Tài chính doanh nghiệp là một chuyên ngành thuộc ngành Tài chính – Ngân hàng và hiện nay đang là ngành cực kỳ “hot” tại NEU được đông đảo bạn trẻ quan tâm. Tuy nhiên, liệu bạn đã hiểu hết về ngành học này tại NEU hay chưa? Học ngành này xong ra làm gì? Làm việc ở đâu? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Bộ môn thị trường chứng khoán thuộc khoa nào neu năm 2024

Ngành Tài chính doanh nghiệp tại NEU

Mục lục

1. Ngành Tài chính doanh nghiệp là gì?

Mã ngành: 7340201

Tài chính doanh nghiệp (Corporate Finance) là một chuyên ngành thuộc ngành Tài chính Ngân hàng. Bạn có thể hiểu đơn giản đây là ngành liên quan đến vấn đề tài chính của một doanh nghiệp (cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân). Người làm trong ngành này chính là người làm công tác quản trị tài chính của doanh nghiệp và sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề như: Làm thế nào để doanh nghiệp kiếm được tiền? Làm thế nào để sử dụng dòng tiền hiệu quả, để “tiền đẻ ra tiền”? Nên đầu tư và sử dụng dòng tiền như thế nào cho hiệu quả?,…

2. Học ngành Tài chính doanh nghiệp tại NEU như thế nào?

Thời gian đào tạo: 4 năm, mỗi năm có 2 học kỳ chính và 1 học kỳ phụ (học kỳ hè).

Khối lượng kiến thức đào tạo là 127 tín chỉ: khối kiến thức giáo dục đại cương là 43 tín chỉ, khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp là 84 tín chỉ (trong đó có 15 tín chỉ kiến thức chuyên sâu và 10 tín chỉ chuyên đề thực tập).

Cụ thể chương trình đào tạo của ngành như sau:

Bộ môn thị trường chứng khoán thuộc khoa nào neu năm 2024
Bộ môn thị trường chứng khoán thuộc khoa nào neu năm 2024
Bộ môn thị trường chứng khoán thuộc khoa nào neu năm 2024

Chương trình đào tạo ngành Tài chính doanh nghiệp của NEU

3. Điểm chuẩn ngành Tài chính doanh nghiệp của NEU

4. Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành Tài chính doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp NEU ra sao?

Tính đến nay, NEU đã có 29 năm đào tạo ngành Tài chính doanh nghiệp với hàng nghìn sinh viên đã tốt nghiệp. Có rất nhiều cựu sinh viên đã và đang đảm nhận các vị trí cao ở các doanh nghiệp, cơ quan lớn. Phải công nhận một điều rằng, cơ hội nghề nghiệp của ngành Tài chính doanh nghiệp là cực kỳ hấp dẫn và rộng mở. Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn công việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như:

– Bạn có thể đảm nhận vị trí chuyên viên ở tất cả các vị trí trong các cơ quan quản lý nhà nước về Tài chính – Ngân hàng từ Trung Ương đến địa phương như: ngân hàng nhà nước, cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan hải quan, cơ quan Dự trữ nhà nước, các cơ quan Bảo hiểm xã hội nhà nước, Cục Thuế và Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố, quận – huyện, các đơn vị hành chính sự nghiệp, cơ quan Tài chính doanh nghiệp, Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp,…

– Bạn có thể làm công tác quản trị tài chính tại Ban đầu tư, Ban Tài chính – Kế toán, hoặc làm kiểm soát viên Ban kiểm soát của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

– Bạn có thể làm chuyên gia tư vấn tài chính ở các công ty chứng khoán, công ty dịch vụ kế toán, kiểm toán.

– Bạn có thể làm nhà môi giới đầu tư trên thị trường chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán.

– Bạn có thể làm thẩm định tài chính dự án đầu tư hoặc cho vay vốn tại các công ty về Thẩm định giá.

– Bạn có thể làm công tác quản trị rủi ro của các hoạt động và dự án đầu tư của doanh nghiệp, triển khai các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán quốc tế và các dịch vụ tài chính ở các tổ chức tài chính-tín dụng và ngân hàng.

– Bạn có thể làm nghiên cứu viên, giảng viên trong các trường đại học, các viện nghiên cứu hoặc làm tư vấn viên trong các tổ chức tài chính khác.

Trên đây, bài viết “Review ngành Tài chính doanh nghiệp (Tài chính – Ngân hàng) trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU): Cơ hội nghề nghiệp “cực hấp dẫn” đã chia sẻ các thông tin về ngành Tài chính doanh nghiệp tại NEU, hy vọng rằng các thông tin này đã giúp bạn giải đáp được các thắc mắc của mình về ngành Tài chính doanh nghiệp và đưa ra được lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai của mình.

Phòng Quản Lý Đào Tạo,Tầng 1,Nhà 10,Trường ĐH KTQD, 207 Giải phóng,Hai Bà Trưng,Hà Nội. ĐT: 043 6280280-6907

  • Văn bằng/ Chứng chỉ: Văn bằng đại học chính quy
  • Tần suất khai giảng: Hằng năm theo kì thi tuyển sinh Đại Học - Cao Đằng
  • Thời gian học:
  • Thời lượng: 4 năm

Nội dung khóa học

1. Ngân hàng : - Mục tiêu đào tạo về mặt chuyên môn: + Đào tạo cử nhân ngân hàng và thị trường tài chính có kiến thức về quản lý kinh tế nói chung trong nền kinh tế thị trường, biết vận dụng tổng hợp những kiến thức kinh tế vào công tác quản lý hệ thống ngân hàng và hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Có kiến thức về hệ thống ngân hàng, cơ chế vận hành của hệ thống này. Biết vận dụng những kiến thức kinh tế nói chung và kiến thức về ngân hàng - tài chính nói riêng để lập và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Nắm được những nguyên tắc cơ bản về quản trị và kinh doanh trong các tổ chức tín dụng, nắm vững công nghệ ngân hàng hiện đại, quản lý tốt các tổ chức tín dụng trong mối quan hệ tổng thể của hệ thống ngân hàng nói riêng và trong nền kinh tế nói chung.

2. Tài chính doanh nghiệp : - Mục tiêu đào tạo về mặt chuyên môn: + Đào tạo cử nhân tài chính doanh nghiệp có kiến thức quản lý kinh tế nói chung trong nền kinh tế thị trường, biết vận dụng tổng hợp những kiến thức kinh tế vào công tác quản lý tài chính ở tầm vĩ mô và vi mô, có khả năng lập và chấp hành ngân sách nhà nước, chính sách tài chính quốc gia. Nắm được những nguyên tắc cơ bản về quản lý tài chính doanh nghiệp, biết cách sử dụng tốt nhất các phương pháp quản lý tài chính doanh nghiệp trong mối quan hệ tổng thể của doanh nghiệp với nền kinh tế, biết tiếp cận với thị trường vốn và cách thức vận hành của thị trường này. + Sau khi tốt nghiệp có thể làm công tác quản lý tài chính, kế toán ở các cấp trung ương như các Bộ, ngành tới các công ty, các doanh nghiệp, các ngân hàng, hoặc giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng.

3. Tài chính công: - Mục tiêu đào tạo về mặt chuyên môn: + Đào tạo cử nhân đại học chuyên ngành tài chính công có kiến thức vững về lý luận cơ bản của tiền tệ, ngân hàng và tài chính, có khả năng vân dụng kiến thức cơ bản về ngân sách nhà nước, quản lý điều hành ngân sách nhà nước, đồng thời có thể vận dụng lý luận để giải quyết các vấn đề liên quan đến lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước. Biết phân tích những tác động cuat thuế trên thị trường trong các trường hợp, nắm vững nội dung và các sắc luật thuế hiện hành, có khả năng quản lý, điều hành và tổ chức thực thi các luật thuế ở Việt nam. + Sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan quản lý thuế, nghiên cứu tư vấn các vấn đề về thuế và các công tác ở các ngân hàng, kho bạc, các cơ quan từ cấp bộ tới các công ty, các doanh nghiệp, hoặc giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng

4. Thị trường chứng khoán: - Mục tiêu đào tạo về mặt chuyên môn: + Đào tạo cử nhân có kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh, những vấn đề lý luận cơ bản về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng và thị trường tài chính, có kiến thức chuyên sâu về các nguyên lý chung về thị trường chứng khoán, có kỹ năng về nghiệp vụ thị trường chứng khoán. + Sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, ngân hàng, các đơn vị thuộc ngành chứng khoán, các công ty chứng khoán, các công ty quản lý quĩ đầu tư, các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính và một số doanh nghiệp hoặc có thể tham gia giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, THCN

Nhà đào tạo

Bộ môn thị trường chứng khoán thuộc khoa nào neu năm 2024

Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được thành lập theo Nghị định số 678-TTg ngày 25 tháng 1 năm 1956 với tên gọi ban đầu là Trường Kinh tế Tài chính. Lúc đó, Trường được đặt trong hệ thống Đại học nhân dân Việt Nam trực thuộc Thủ tướng Chính phủ.