Bộ đội xuất ngũ tiếng anh là gì

Tuy nhiên, bên cạnh nhiều địa phương, cơ sở đào tạo nghề thực hiện tốt chính sách này, cũng còn tình trạng một số cơ sở không tiếp nhận BĐXN có thẻ học nghề, như trường hợp nhiều thanh niên là BĐXN trên địa bàn TP Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang mới đây...

Năm 2020, thanh niên Lư Minh Thiện, ngụ tại quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ trúng tuyển nghĩa vụ quân sự. Sau hai năm học tập, huấn luyện tại Sư đoàn 367, Quân chủng Phòng không-Không quân, tháng 1-2022, Lư Minh Thiện xuất ngũ và được nhận thẻ học nghề miễn phí. Tuy nhiên, khi cầm thẻ học nghề đến nhiều cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn TP Cần Thơ để đăng ký học, Thiện đều bị từ chối. Lư Minh Thiện cho biết: “Tôi cầm thẻ học nghề đến 4 cơ sở dạy nghề trên địa bàn TP Cần Thơ nhưng không cơ sở nào nhận, lý do vì mình là BĐXN học bằng thẻ học nghề. Thấy học nghề khó khăn quá, tôi đã đi làm thuê ở Trà Vinh, bỏ phí thẻ học nghề...”.

Tương tự, thanh niên Phạm Dương Thông, ngụ tại tỉnh Hậu Giang, hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại Trung đoàn 1, Sư đoàn 330, Quân khu 9 cũng không thể đăng ký học nghề lái xe thông qua thẻ học nghề được cấp. “Tháng 1-2022, tôi xuất ngũ. Về nhà ổn định được một tháng thì tôi cầm thẻ học nghề đến Trung tâm Đào tạo nghề và sát hạch lái xe Hậu Giang để xin học nhưng họ từ chối. Do không thể sử dụng thẻ học nghề nên tôi đã xin học nghề ở cơ sở khác và phải nộp chi phí học nghề là 23 triệu đồng”, Phạm Dương Thông chia sẻ. Không chỉ có Lư Minh Thiện và Phạm Dương Thông, nhiều trường hợp BĐXN trên địa bàn TP Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang cũng không thể học nghề bằng thẻ học nghề được cấp. Nhiều BĐXN cho biết, khi đến đăng ký học nghề bằng thẻ học nghề, một số đơn vị đào tạo nghề từ chối thẳng, số khác yêu cầu phải nộp tiền hoặc tạm ứng trước mới đồng ý nhận đào tạo.

Trước thực trạng trên, chúng tôi đã tìm hiểu tại một số cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn TP Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang để xác định nguyên nhân. Ông Đặng Văn Quy, giáo viên Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp đào tạo và sát hạch lái xe cơ giới đường bộ Tây Đô (Cần Thơ) cho biết: “Thanh toán kinh phí cho BĐXN có thẻ học nghề rất khó khăn và mất thời gian nên một số cơ sở đào tạo nghề không muốn nhận”. Tại một cơ sở đào tạo nghề khác, chúng tôi được một nhân viên cho biết: “Năm 2021, trung tâm nhận học viên là BĐXN, đào tạo xong nhưng Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) chưa quyết toán, bởi vậy, năm nay trung tâm không nhận đào tạo BĐXN theo thẻ học nghề”. 

Thừa nhận nội dung phản ánh của BĐXN về việc không được chấp nhận đào tạo bằng thẻ học nghề, đại diện một đơn vị đào tạo nghề lái xe trên địa bàn TP Cần Thơ cho biết: “Khung học phí dành cho BĐXN thấp hơn trung bình 3-4 triệu đồng so với đối tượng học viên khác. Trung tâm đã cố gắng linh hoạt trong việc đào tạo bằng cách thu tiền tạm ứng để trang trải các khoản chi phí như lương giáo viên, nhiên liệu... Sau khi được cơ quan chức năng quyết toán, trung tâm sẽ hoàn trả đầy đủ. Tuy nhiên, những năm gần đây, do quyết toán chậm và kéo dài, nguồn kinh phí không bảo đảm nên trung tâm đành từ chối nhận đào tạo đối với BĐXN”. Một số cơ sở đào tạo nghề ở Hậu Giang cũng trả lời lý do tương tự.

Nói về bất cập nêu trên, ông Đào Minh Lợi, Trưởng phòng Lao động, Sở LĐ-TB&XH TP Cần Thơ cho biết: “Hiện nay, sở đang rà soát tất cả trung tâm dạy nghề trên địa bàn về việc tiếp nhận BĐXN để họ có thể yên tâm đăng ký học nghề trên địa bàn TP Cần Thơ...”.

Hỗ trợ đào tạo nghề cho BĐXN thông qua thẻ học nghề là việc làm đầy ý nghĩa, không chỉ giúp họ có cơ hội học tập, tạo việc làm, thu nhập ổn định mà còn góp phần thực hiện tốt chính sách đối với quân đội và hậu phương quân đội. Các cấp, ngành, địa phương cần phối hợp chặt chẽ, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc trong khâu thanh toán thẻ học nghề, không vì lý do chậm, khó thanh, quyết toán mà để ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện chính sách quan trọng này.

Bài và ảnh: NGỌC THẢO

Đi nghĩa vụ quân sự tiếng Anh là go to the military service, phiên âm ɡəʊ tə ˈmɪlətri ˈsɜːvɪs , là đi học về các kỹ năng đánh giặc, cách phòng và tự vệ khi bị địch tấn công.

Đi nghĩa vụ quân sự tiếng Anh là military service, phiên âm /ˈmɪlətri ˈsɜːvɪs/, là đi học về các kỹ năng đánh giặc, cách phòng và tự vệ khi bị địch tấn công, nghĩa vụ về quốc phòng mà công dân cần thực hiện trong quân đội dưới hình thức phục vụ tại ngũ.

Đối với công dân nam nhập ngũ từ đủ 18 đến 25 tuổi. Với những thanh niên đang theo học các trường Cao đẳng, Đại học, Trung cấp thì độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự đến hết năm 27 tuổi.

Từ vựng tiếng Anh trong nghĩa vụ quân sự.

Ground forces /ɡraund fɔːs/ː Lục quân.

Bộ đội xuất ngũ tiếng anh là gì

Guerrilla /ɡəˈrilə/: Du kích, quân du kích.

Guided missile /ɡaɪd ˈmisail/: Tên lửa điều khiển từ xa.

Interception /ˌɪntəˈsepʃn/: Đánh chặn.

Land force /lӕnd foːs/: Lục quân.

Lieutenant general /ləfˈtenənt ˈdʒenərəl/: Trung tướng.

Landing troops /ˈlændɪŋ truːp/: Quân đổ bộ.

Điều kiện đi nghĩa vụ quân sự bằng tiếng Anh.

There is a clear resume.

Có lý lịch rõ ràng.

Strictly abide by the State's law policies and guidelines of the Party.

Chấp hành nghiêm chính sách pháp luật của nhà nước đường lối chủ trương của Đảng.

Having enough health to serve in the army to reach grades 1, 2 and 3 with citizens of category 3 health who are nearsighted 1.5 degrees or higher, farsightedness, drug addiction, HIV AIDS will not be called to join up.

Có đủ sức khỏe để phục vụ tại ngũ đạt loại 1, 2, 3 với công dân có sức khỏe loại 3 nhưng bị cận thị 1,5 độ trở lên, viễn thị, nghiện ma túy, nhiễm HIV AIDS sẽ không được gọi nhập ngũ.

Having an appropriate educational level from grade 8 and above.

Có trình độ văn hóa phù hợp từ lớp 8 trở lên.

Bài viết đi nghĩa vụ quân sự tiếng Anh là gì được tổng hợp bởi giáo viên trung tâm tiếng Anh SGV.