Bố cục của một văn bản là gì

Trong bất kỳ văn bản, hợp đồng, bài tập làm văn hay đoạn văn ngắn đều viết theo một bố cục rõ ràng. Nó giúp người đọc dễ dàng hiểu được ý nghĩa và nội dung câu chuyện, thông báo hoặc mô tả đó. Cách viết theo lối logic đó gọi là bố cục trong văn bản.

Định nghĩa bố cục trong văn bản

Một văn bản bất kỳ không thể viết một cách tùy ý về mặt nội dung và bố cục trình bày. Bố cục văn bản là cách sắp xếp, bố trí các thành phần nội dung theo một trình tự, hệ thống một cách rõ ràng, rành mạch và hợp lý. Trong bất kỳ một văn bản nào thì bố cục cũng đều chia thành 3 phần chính gồm: mở bài, thân bài và kết luận.

Vai trò và yêu cầu trong bố cục văn bản

Để viết được đoạn văn bản, hợp đồng hay một đoạn văn bạn cần hiểu được vai trò và bố cục một văn bản mẫu như sau:

Vai trò của bố cục văn bản

  • Giúp người viết trình bày được vấn đề một cách rành mạch, rõ ràng và chi tiết nhất.
  • Tác giả có thể sắp xếp nội dung theo thời gian, diễn biến câu chuyện hợp lý.
  • Giúp người đọc hiểu rõ nội dung mà mình đang đọc.
  • Tạo nên tính nghệ thuật và sự thuyết phục cho văn bản.

Các yêu cầu một bố cục văn bản bất kỳ

  • Trình tự các phần phải liên quan với nhau, thống nhất thành một câu chuyện, nội dung rõ ràng, mạch lạc.
  • Phải thể hiện rõ mục đích khi phân chia bố cục văn bản, mở bài, thân bài và kết bài nên viết những nội dung gì để phù hợp với văn bản.
  • Giữa các phần phải phân biệt rạch ròi nhưng tạo thành một thể thống nhất về mặt nội dung chung.

Xem thêm: Mạch lạc trong văn bản

Các thành phần trong bố cục văn bản

Một văn bản rõ ràng và mạch lạc thường có 3 phần chính gồm: mở bài, thân bài và kết bài.

Phần mở bài: Giới thiệu nội dung tổng quát về câu chuyện, thông tin về tác giả, nhân vật chính hay sự vật, sự việc chính.

Ví dụ: Khi mô tả về người mẹ nên giới thiệu khái quát về tên, tuổi, nghề nghiệp và mục đích cần mô tả thông tin về người mẹ. Hoặc khi phân tích một bài thơ, đoạn văn thì đoạn mở đầu nên giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

Phần thân bài: Từ những nội dung đã giới thiệu từ phần mở bài, phần thân bài chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích, mô tả nội dung đó. Từ đó giải quyết những nhiệm vụ đã đặt ra, đây là phần quan trọng nhất trong bố cục văn bản vì vậy câu từ, cách sử dụng các loại động từ, danh từ, tính từ nên lựa chọn phù hợp với mục đích và nội dung văn bản. Người dùng có hiểu được vấn đề bạn trình bày hay không phụ thuộc vào phần thân bài này.

Phần kết bài: Khẳng định những nội dung đã phân tích ở phần thân bài và đưa ra kết luận chung cho toàn bộ văn bản. Phần kết luận nên viết ngắn gọn, xúc tích.

Các loại bố cục văn bản thường gặp

Trong chương trình ngữ văn lớp 8, thường các bạn hay gặp 2 loại bố cục văn bản chính gồm:

Văn bản miêu tả

Có thể là miêu tả cảnh vật, con người, động vật, hình ảnh, âm thanh. Loại văn bản này khá phổ biến trong chương trình ngữ văn cấp trung học cơ sở.

  • Phần mở bài: Mô tả khái khát đối tượng cần miêu tả như hình dáng, màu sắc, kích thước
  • Phần thân bài: Đi sâu vào tả chi tiết những vấn đề liên quan đến đối tượng cần miêu tả đó.
  • Phần kết bài: Phát biểu cảm nghĩ, nhận xét về đối tượng đó.

Văn bản tự sự

Nói lên cảm nghĩ, tâm sự hay nhận xét về con người, cảnh vật, tác phẩm văn học, tác giả. Loại văn bản này thường khó viết và yêu cầu bố cục, cách trình bày và câu chữ hơn văn bản miêu tả.

  • Phần mở bài: Giới thiệu về nhân vật, sự việc cần phân tích.
  • Phần thân bài: Mô tả chi tiết diễn biến tâm lý, cảm xúc của nhân vật.
  • Phần kết bài: Sử dụng khoảng 2 đoạn để kết thúc câu chuyện.

Kết luận: Việc hiểu rõ rõ và nắm vững bố cục của văn bản sẽ giúp các bạn dễ dàng làm các bài văn phân tích theo đúng yêu cầu mà thầy cô đã đề ra.

Hiện nay hệ thống các văn bản pháp luật của nước ta đã phát triển và hoàn thiện về mặt kỹ thuật lập pháp hơn rất nhiều so với trước đây. Bên cạnh những trang bị toàn diện và đầy đủ hơn về mặt kiến thức pháp luật, hình thức trình bày văn bản cũng là một yếu tố rất quan trọng, nhằm tạo sự thống nhất cho các cơ quan ban hành cũng như sự tiện lợi cho người sử dụng. Do đó, pháp luật đã có những quy định cụ thể về việc sắp xếp bố cục của một văn bản.

1. Khái niệm bố cục của văn bản

Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lý. Việc triển khai nội dung của văn bản trước hết thể hiện ở bố cục, tức người viết muốn viết gì trước, cái gì viết sau và giải quyết vấn đề ra sao thể hiện qua nội dung bố cục của bài viết. Văn bản không thể được viết một cách tuỳ tiện mà phải có bố cục rõ ràng. Tức cần theo trình tự hợp lý, giải quyết vấn đề rõ ràng chứ không lẫn lộn hay tùy tiện

2. Quy định về bố cục của văn bản theo pháp luật hiện hành

Theo quy định tại Điều 62 Nghị định 34/2016, có sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 154/2020/NĐ-CP, tùy theo nội dung, bố cục của văn bản có thể được sắp xếp như sau:

 - Phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm;

- Phần, chương, mục, điều, khoản, điểm;

- Chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm;

- Chương, mục, điều, khoản, điểm;

- Chương, điều, khoản, điểm;

- Điều, khoản, điểm.

Mỗi điểm trong bố cục của văn bản chỉ được thể hiện một ý và phải được trình bày trong một câu hoàn chỉnh hoặc một đoạn, không sử dụng các ký hiệu khác để thể hiện các ý trong một điểm. Phần, chương, mục, tiểu mục, điều trong văn bản phải có tên. Tên là cụm từ chỉ nội dung chính của phần, chương, mục, tiểu mục, điều.

Nội dung văn bản được trình bày bằng chữ in thường, được dàn đều cả hai lề, kiểu chữ đứng; cỡ chữ từ 13 đến 14; khi xuống dòng, chữ đầu dòng lùi vào từ 1cm đến 1,27cm; khoảng cách giữa các đoạn văn đặt tối thiểu là 6pt; khoảng cách giữa các dòng hay cách dòng chọn tối thiểu từ cách dòng đơn hoặc từ 15pt trở lên.

Trường hợp nội dung văn bản được bố cục theo phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm thì trình bày như sau:

+ Từ “Phần”, “Chương” và số thứ tự của phần, chương được trình bày trên một dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm. Số thứ tự của phần, chương dùng chữ số La Mã. Tên của phần, chương được trình bày ngay dưới, canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm;

+ Từ “Mục”, “Tiểu mục” và số thứ tự của mục, tiểu mục được trình bày trên một dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm. Số thứ tự của mục dùng chữ số Ả Rập. Tên của mục được trình bày ngay dưới, canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm;

+ Từ “Điều”, số thứ tự và tên của điều được trình bày bằng chữ in thường, cách lề trái từ 1cm đến 1,27cm, số thứ tự của điều dùng chữ số Ả Rập, sau số thứ tự có dấu chấm (.); cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm;

+ Số thứ tự các khoản trong mỗi mục dùng chữ số Ả Rập, sau số thứ tự có dấu chấm (.), cỡ chữ số bằng cỡ chữ của phần lời văn từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng; nếu khoản có tên, số thứ tự và tên của khoản được trình bày trên một dòng riêng, bằng chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng;

+ Thứ tự các điểm trong mỗi khoản dùng các chữ cái tiếng Việt theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt, sau có dấu đóng ngoặc đơn, bằng chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng. 

Bố cục nội dung văn bản được quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP là thống nhất với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Trường hợp văn bản có bố cục chi tiết hơn sau “điểm” thì bố cục văn bản do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định. 

3. Nguyên tắc trình bày bố cục 

Việc trình bày bố cục của một văn bản cũng phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Các phần của một văn bản sẽ được sắp xếp theo nguyên tắc sau:

- Phần là bố cục lớn nhất được trình bày trong văn bản, nội dung của các phần trong văn bản phải độc lập với nhau

- Chương là bố cục lớn thứ hai được trình bày trong văn bản, các chương trong văn bản phải có nội dung tương đối độc lập và có tính hệ thống, logic với nhau;

- Mục là bố cục lớn thứ ba được trình bày trong văn bản, việc phân chia các mục theo nội dung tương đối độc lập, có tính hệ thống và logic với nhau. Mục có thể được sử dụng trong chương có nhiều nội dung, điều;

- Tiểu mục là bố cục lớn thứ tư được trình bày trong văn bản, việc phân chia các tiểu mục theo nội dung tương đối độc lập, có tính hệ thống và logic với nhau. Tiểu mục có thể được sử dụng trong chương có nhiều nội dung, mục, điều;

- Điều có thể được được trình bày theo khoản, điểm. Nội dung của từng điều phải thể hiện đầy đủ, trọn ý và trọn câu, đúng ngữ pháp;

- Khoản được sử dụng trong trường hợp nội dung của điều có các ý tương đối độc lập với nhau, nội dung mỗi khoản phải được thể hiện đầy đủ một ý; mỗi khoản phải viết đầy đủ thành câu;

- Điểm được sử dụng trong trường hợp nội dung điều, khoản có nhiều ý khác nhau.

Chủ đề