Hộ nghèo và cận nghèo là gì năm 2024

Ngày 3/4/2023, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định số 406/QĐ-LĐTBXH về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của cơ quan này.

Theo đó, trình tự thực hiện thủ tục hành chính công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên hằng năm gồm 5 bước.

Bước 1: Hộ gia đình có Giấy đề nghị rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bước 2: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã chủ trì, phối hợp với trưởng thôn và rà soát viên thu thập thông tin hộ gia đình, tính điểm, tổng hợp và phân loại hộ gia đình.

Trình tự tự thực hiện thủ tục hành chính công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên hằng năm gồm 5 bước.

Bước 3: Tổ chức họp dân để thống nhất kết quả rà soát

Thành phần cuộc họp gồm ban chỉ đạo rà soát cấp xã, công chức được giao nhiệm vụ làm công tác giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn (chủ trì họp), bí thư chi bộ thôn, đoàn thể, rà soát viên và một số đại diện hộ gia đình qua rà soát, hộ gia đình khác; mời đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã giám sát.

Nội dung cuộc họp sẽ lấy ý kiến thống nhất của ít nhất 50% tổng số người tham dự cuộc họp về kết quả đánh giá, tính điểm đối với các hộ gia đình qua rà soát. Trường hợp ý kiến thống nhất dưới 50%, thực hiện rà soát lại tại Bước 2 và tổ chức họp dân lại tại Bước 3 này.

Kết quả cuộc họp được lập thành 2 biên bản, có chữ ký của chủ trì, thư ký cuộc họp và đại diện các hộ dân.

Bước 4: Niêm yết, thông báo công khai

Niêm yết công khai kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tại nhà văn hóa hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng thôn và trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã; thông báo qua đài truyền thanh cấp xã (nếu có) trong thời gian 3 ngày làm việc.

Trong thời gian niêm yết, thông báo công khai, trường hợp có khiếu nại của người dân, ban chỉ đạo rà soát cấp xã tổ chức phúc tra kết quả rà soát theo đúng quy trình rà soát trong thời gian không quá 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Niêm yết công khai kết quả phúc tra tại nhà văn hóa hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng thôn và trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 3 ngày làm việc.

Hết thời gian niêm yết công khai và phúc tra (nếu có), ban chỉ đạo rà soát cấp xã tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo (sau khi rà soát).

Bước 5: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg và cấp giấy chứng nhận cho hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg.

Trường hợp không đủ điều kiện theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Người dân có yêu cầu có thể thực hiện bằng cách nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Cổng Dịch vụ công trực tuyến.

Thành phần hồ sơ là giấy đề nghị rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg.

Thời gian giải quyết là 15 ngày tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính là giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg. Đồng thời, người nộp không mất lệ phí.

Quyết định số 406/QĐ-LĐTBXH ban hành 4 thủ tục hành chính mới cấp xã. Đó là: Công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo; hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo định kỳ hằng năm; công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên hằng năm; công nhận hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo thường xuyên hằng năm; công nhận hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình.

Quyết định cũng bãi bỏ 3 thủ tục hành chính cấp xã. Cụ thể là: Công nhận hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trong năm; công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trong năm; xác nhận hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2016-2020 thuộc diện đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.

Tính tới hết năm 2022, kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 cho thấy, cả nước còn hơn 1 triệu hộ nghèo và gần 916 nghìn hộ cận nghèo.

- Trường hợp ở khu vực nông thôn thì hộ cận nghèo là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng dưới 1.500.000 đồng và thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

- Trường hợp ở khu vực thành thị thì hộ cận nghèo là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người dưới 2 triệu đồng mỗi tháng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

Hộ nghèo và cận nghèo là gì năm 2024

Như thế nào được xem là hộ cận nghèo? Những chính sách nào mà hộ cận nghèo được nhận trong năm 2023? (Hình từ Internet)

Hộ cận nghèo nhận được những chính sách nào về y tế?

Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Quyết định 705/QĐ-TTg năm 2013 quy định như sau:

Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013, ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia, gồm:
1. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo mới thoát nghèo, thời gian hỗ trợ 05 năm sau khi thoát nghèo. Trường hợp người thuộc hộ cận nghèo đã thoát nghèo trước ngày 01 tháng 01 năm 2013 nhưng thời gian thoát nghèo tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2013 chưa đủ 05 năm, thời gian còn lại được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế, thời gian hỗ trợ thấp nhất là 01 năm.
2. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo và các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ.
Đối với các đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo còn lại được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại Quyết định số 797/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia, gồm:

- Người thuộc hộ gia đình cận nghèo mới thoát nghèo, thời gian hỗ trợ 05 năm sau khi thoát nghèo.

Trường hợp người thuộc hộ cận nghèo đã thoát nghèo trước ngày 01 tháng 01 năm 2013 nhưng thời gian thoát nghèo tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2013 chưa đủ 05 năm, thời gian còn lại được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế, thời gian hỗ trợ thấp nhất là 01 năm.

- Người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP

Đối với các đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo còn lại được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại Quyết định 797/QĐ-TTg năm 2012.

Hộ cận nghèo được hưởng các chính sách trợ cấp xã hội nào?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 5 , điểm b khoản 5 Điều 5 , khoản 7 Điều 5 quy định như sau:

Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng tc hàng tháng
...
4. Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).
5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
...
b) Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
....
7. Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 3 và 6 Điều này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.

Đồng thời căn cứ vào Điều 6 quy định về mức trợ cấp xã hội hàng tháng cụ thể như sau:

Mức trợ cấp xã hội hàng tháng
1. Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng quy định như sau:
a) Đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này:
- Hệ số 2,5 đối với trường hợp dưới 4 tuổi;
- Hệ số 1,5 đối với trường hợp từ đủ 4 tuổi trở lên.
b) Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
c) Đối với đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này:
- Hệ số 2,5 đối với đối tượng dưới 4 tuổi;
- Hệ số 2,0 đối với đối tượng từ đủ 4 tuổi đến dưới 16 tuổi.
d) Đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định này:
Hệ số 1,0 đối với mỗi một con đang nuôi.

Như vậy, đối tượng thuộc hộ cận nghèo tại Điều 5 sẽ được nhận mức trợ cấp xã hội hàng tháng tương ứng theo quy định trên.

Hộ cận nghèo có được hưởng chính sách về hỗ trợ làm nhà, sửa chữa nhà ở không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 và khoản 3 Điều 15 quy định chính sách về hỗ trợ làm nhà và sửa chữa nhà ở mà hộ cận nghèo được nhận như sau:

- Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối thiểu 40.000.000 đồng/hộ.

- Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không ở được thì được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở với mức tối thiểu 20.000.000 đồng/hộ.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];

Hộ nghèo khác gì hộ cận nghèo?

Về chuẩn hộ nghèo, cận nghèo: b) Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống. c) Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng.

Hộ cận nghèo được hỗ trợ bao nhiêu tiền một tháng?

Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi… sẽ nhận được trợ cấp hằng tháng. Mức trợ cấp hằng tháng là 360.000 đồng/tháng/người con đang nuôi (theo Nghị định 20/2021).

Hộ cận nghèo bao nhiêu điểm?

- Hộ cận nghèo: hộ có điểm A ≤ 140 điểm và điểm B < 30 điểm ở khu vực nông thôn hoặc có điểm A ≤ 175 điểm và điểm B < 30 điểm ở khu vực thành thị.

Hộ cận nghèo được vay bao nhiêu tiền?

- Không được vượt quá mức cho vay tối đa phục vụ sản xuất kinh doanh áp dụng đối với hộ nghèo trong từng thời kỳ. - Mức cho vay tối đa đối với hộ cận nghèo hiện nay là 100 triệu đồng/hộ vay không phải bảo đảm tiền vay.