Biên giới trên đất liền Việt Nam và Trung Quốc có bao nhiêu huyện biên giới?

Đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc dài 1.449,566 km, tiếp giáp giữa 7 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh của Việt Nam với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc được pháp lý hóa lần đầu tiên bằng hai Công ước Pháp - Thanh 1887 và 1895.

Tuy nhiên việc hoạch định biên giới giữa Pháp và Nhà Thanh được xúc tiến hơn 100 năm trước với phương tiện và điều kiện hạn chế lúc đó nên lời văn và bản đồ không được đầy đủ, rõ ràng, chính xác. Ngay sau khi chấm dứt chiến tranh, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã chú trọng ngay vào công tác hoạch định lại đường biên giới. Sau nhiều năm kiên trì đàm phán, ngày 30/12/1999, tại Hà Nội, hai nước Việt Nam - Trung Quốc ký Hiệp ước biên giới trên đất liền. Tiếp đó, hai bên tiến hành công tác phân giới cắm mốc trên thực địa. Đến 31/12/2008, công tác này được hoàn thành đúng theo thời hạn mà lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước đề ra. Từ đầu năm 2009 Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục tiến hành đàm phán 3 văn kiện: Nghị định thư phân giới cắm mốc, Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền và Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc. Với sự nỗ lực chung, ngày 18/11/2009, tại Bắc Kinh, hai bên chính thức ký 3 văn kiện nêu trên. Ba văn kiện này cùng với Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc 1999 là bộ hồ sơ hoàn chỉnh nhất về đường biên giới trên đất liền Việt - Trung.

Dưới đây là tóm tắt một số điểm về 3 văn kiện liên quan đến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc:

1. Nghị định thư phân giới cắm mốc là văn kiện dày 450 trang với trên 2.200 trang Phụ lục kèm theo bao gồm: bộ bản đồ địa hình khu vực biên giới Việt - Trung; tập “Bảng đăng ký mốc giới, tập “Bảng tọa độ, độ cao mốc giới” và tập “Bảng quy thuộc các cồn, bãi trên sông suối biên giới”. Nghị định thư mô tả chi tiết hướng đi của toàn bộ đường biên giới, các chi tiết tọa độ cũng như độ cao của từng cột mốc trên biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc. Mỗi đoạn biên giới và mỗi mốc giới có 1 bộ hồ sơ riêng bao gồm lời văn mô tả, sơ đồ tọa độ và bản đồ.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam - Trung Quốc từng đoạn biên giới, từng cột mốc biên giới giữa hai nước được thể hiện một cách rõ ràng nhất không chỉ bằng lời văn mà cả trên các sơ đồ và bản đồ, giúp cho mỗi người dân đều có thể dễ dàng nhận biết được đường biên giới. Trên cơ sở của Nghị định thư phân giới cắm mốc ta có thể áp dụng những phương pháp quản lý hiện đại, kể cả áp dụng kỹ thuật số trong công tác quản lý biên giới, tạo điều kiện cho các cán bộ trực tiếp làm công tác biên giới thực thi nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả nhất.

2. Hiệp định về quy chế quản lý biên giới quy định rõ những nội dung công việc cụ thể của các ngành chức năng trong việc quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng, nguồn nước sông suối biên giới; các quy định về sự qua lại biên giới của người, phương tiện và hàng hóa; quy chế phối hợp trong việc duy trì, bảo đảm an ninh, trật tự trên vùng biên giới. Kèm theo Hiệp định còn có 18 Phụ lục quy định về các loại mẫu giấy tờ trao đổi giữa hai bên trong quá trình xử lý các công việc trên vùng biên giới hai nước

Hiệp định về quy chế quản lý biên giới sẽ thay thế Hiệp định tạm thời về giải quyết các công việc trên vùng biên giới Việt - Trung ký giữa Chính phủ hai nước năm 1991. Hiệp định quản lý biên giới vừa ký đã bổ sung nhiều nội dung chi tiết hơn, đồng thời nêu ra các nguyên tắc và biện pháp cụ thể trong việc giải quyết từng vấn đề liên quan đến đất liền Việt - Trung, kể cả những vấn đề nảy sinh như: các biện pháp giải quyết vấn đề xuất nhập cảnh trái phép; các nguyên tắc về xây dựng các công trình ở vùng nước biên giới, vùng biên giới hay sửa chữa, khôi phục (mốc giới…). Hiệp định quy định, hai bên thỏa thuận thành lập Ủy ban liên hợp biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc để phối hợp, đôn đốc, giám sát việc triển khai công tác quản lý biên giới; thỏa thuận mỗi bên cử 8 người đại diện phụ trách công tác quản lý ở từng đoạn biên giới… Đây là nội dung hoàn toàn mới so với Hiệp định tạm thời 1991.

3. Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu trước đây, nội dung các vấn đề liên quan đến cửa khẩu được nêu trong Hiệp định tạm thời về giải quyết các công việc trên vùng biên giới ký năm 1991. Nay, để tạo thuận lợi cho việc quản lý và xử lý các công việc liên quan đến sự qua lại tại các cửa khẩu giữa hai nước, ta và Trung Quốc đã xây dựng một Hiệp định riêng về các vấn đề liên quan đến cửa khẩu trên biên giới Việt - Trung. Điều này phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như thực tiễn và thông lệ quốc tế hiện nay.

 

Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu quy định danh mục 9 cặp cửa khẩu đã mở và 13 cửa khẩu dự kiến sẽ mở trong tương lai; quy định về thời gian làm việc của các cặp cửa khẩu, việc người, phương tiện và hàng hóa qua lại cửa khẩu trên biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc; quy định về quy trình, thủ tục mở các cặp cửa khẩu mới.

Tóm lại, 3 văn kiện nêu trên cùng với Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc năm 1999 là bộ hồ sơ hoàn chỉnh nhất về đường biên giới đất liền Việt - Trung. Với bộ hồ sơ này, đường biên giới trên đất liền Việt Nam -– Trung Quốc đã được xác định rõ ràng, chính xác và thuận tiện cho công tác quản lý. Bộ hồ sơ này là cơ sở để xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định lâu dài trên biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, tạo thuận lợi cho công tác quản lý đường biên, mốc giới giữa hai nước.

Việc hoàn thành 3 văn kiện trước thời hạn hơn 1 tháng là kết quả của sự nỗ lực chung của cả hai bên, là đóng góp thiết thực kỷ niệm 10 năm ngày ký Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc và là sự kiện mở đầu cho “Năm hữu nghị Việt - Trung 2010”. Ngày 14/7/2010, tại khu vực cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang, Việt Nam) - Thiên Bảo (Vân Nam, Trung Quốc), hai bên đã tổ chức lễ công bố 3 văn kiện Biên giới trên đất liền chính thức có hiệu lực, đưa Hiệp định biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc 1999 và đường Biên giới mới đi vào cuộc sống./.

Biên giới trên đất liền Việt Nam và Trung Quốc có bao nhiêu tỉnh huyện biên giới?

Đường biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc dài 1.449,566 km (trong đó đường biên giới đi theo sông, suối là 383,914 km) tiếp giáp giữa 07 tỉnh của Việt Nam: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn Quảng Ninh với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang- Quảng Tây/Trung Quốc.

Việt Nam có chung đường biên giới quốc gia trên đất liền với Trung Quốc là bao nhiêu km?

Với kết quả trên, đường biên giới Việt NamTrung Quốc dài 1.449,56km, trong đó 383,914km đi theo sông, suối, đã được cắm 1.971 cộc mốc, bao gồm 1.548 mốc chính và 422 mốc phụ.

Tuyến biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Lào dài bao nhiêu kilômét?

Về tình hình biên giới với các nước láng giềng, Việt Nambiên giới trên đất liền với 03 nước Lào, Campuchia Trung Quốc, đi qua 25 tỉnh, trong đó có hơn 2.337 km đường biên giới với Lào, khoảng 1.137 km đường biên giới với Campuchia 1.449 km đường biên giới với Trung Quốc.

Đất nước Việt Nam có bao nhiêu tỉnh thành có đường biên giới trên đất liền?

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, khu vực Đông Nam Á, ven biển Thái Bình Dương. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài hơn 4.550 km, tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Campuchia với phía Tây.