Biên bản họp Hội đồng tư vấn trường tiểu học

Đề tài khoa học và công nghệ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ có nội dung chủ yếu là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn, bao gồm đề tài nghiên cứu cơ bản, đề tài nghiên cứu ứng dụng, đề tài triển khai thực nghiệm hoặc kết hợp nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm trên một đề tài đã được xác định. Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ sẽ mở cuộc họp để xác định đề tài khoa học và công nghệ và tại cuộc họp sẽ lập biên bản để ghi chép lại toàn bộ nội dung cuộc họp. Vậy biên bản họp hội đồng tư vấn xác định đề tài KH và CN cấp bộ là gì?

1. Biên bản họp hội đồng tư vấn xác định đề tài KH và CN cấp bộ là gì?

Mẫu biên bản họp hội đồng tư vấn xác định đề tài KH và CN cấp bộ là biên bản được lập tại cuộc họp hội đồng dùng để  ghi chép về việc họp hội đồng tư vấn xác định đề tài khoa học và công nghệ. Mẫu biên bản nêu rõ nội dung, diễn biến cuộc họp, Thành phần tham gia cuộc họp… Mẫu biên bản họp hội đồng tư vấn xác định đề tài KH và CN cấp bộ phải được công khai, minh bạch và có sự thông qua của những thành viên của hội đồng tư vấn.

2. Mục đích của biên bản họp hội đồng tư vấn xác định đề tài KH và CN cấp bộ

Biên bản họp hội đồng tư vấn xác định đề tài KH và CN cấp bộ là văn bản xác lập với mục đích ghi chép về nội dung, diễn biến và lết quả của họp hội đồng tư vấn xác định đề tài khoa học và công nghệ và kết luận của Hội đồng tư xác định đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ.

3. Mẫu biên bản họp hội đồng tư vấn xác định đề tài KH và CN cấp bộ

HỘI ĐỒNG TƯ VẤN XÁC ĐỊNH

ĐỀ TÀI KH&CN CẤP BỘ

——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

 Địa danh, ngày…tháng…năm…

Xem thêm: Mẫu biên bản cam kết, giấy cam kết, tờ cam kết mới nhất năm 2022

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG TƯ VẤN XÁC ĐỊNH

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

1. Tên đề tài:

2. Quyết định thành lập Hội đồng:

3. Ngày họp:

4. Địa điểm:

5. Thành viên Hội đồng: Tổng số: Có mặt: Vắng mặt:

Khách mời dự:

Xem thêm: Mẫu biên bản bàn giao tài liệu, công việc, tài sản mới nhất năm 2022

Kết quả bỏ phiếu đánh giá:

– Số phiếu đánh giá ở mức “Thực hiện”:

– Đánh giá chung: Thực hiện

Số phiếu đánh giá ở mức “Không thực hiện”:

Không thực hiện –

Ghi chú: Đánh giá chung ở mức “Thực hiện” nếu trên 2/3 thành viên có mặt của Hội đồng đề nghị “Thực hiện”.

6. Kết luận của Hội đồng:

6.1. Đề nghị thực hiện hoặc đề nghị không thực hiện:

Xem thêm: Mẫu biên bản, văn bản thoả thuận, hợp đồng thoả thuận mới nhất năm 2022

Lý do đề nghị không thực hiện:

6.2. Dự kiến đề tài đưa ra tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài:

Tên đề tài:

Định hướng mục tiêu:

Sản phẩm và yêu cầu đối với sản phẩm:

Chủ tịch Hội đồng

(ký, họ tên)

Thư ký

Xem thêm: Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thông dụng chuẩn và mới nhất năm 2022

(ký, họ tên)

XÁC NHẬN CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TL. BỘ TRƯỞNG

VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

4. Hướng dẫn viết biên bản họp hội đồng tư vấn xác định đề tài KH và CN cấp bộ

Biên bản họp hội đồng tư vấn xác định đề tài KH và CN cấp bộ phải có đầy đủ những nội dung về tên đề tài khoa học và công nghệ, Quyết định thành lập Hội đồng, Thành viên Hội đồng, Kết quả bỏ phiếu đánh giá ( Đánh giá chung ở mức “Thực hiện” nếu trên 2/3 thành viên có mặt của Hội đồng đề nghị “Thực hiện”.) và Kết luận của Hội đồng.

Cuối biên bản họp hội đồng tư vấn xác định đề tài KH và CN cấp bộ là sự xác  nhận của thư ký, chủ tịch hội đồng tư vấn, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo và Vụ trưởng Vụ Khoa học, công nghệ và môi trường.

5. Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ

Đề tài khoa học và công nghệ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ có nội dung chủ yếu là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn, bao gồm đề tài nghiên cứu cơ bản, đề tài nghiên cứu ứng dụng, đề tài triển khai thực nghiệm hoặc kết hợp nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm.

Nhiệm vụ khoa học và công nghệ  là đề tài khoa học và công nghệ, dự án khoa học và công nghệ hợp tác xây dựng, tổ chức thực hiện và đóng góp kinh phí giữa các tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam với các đối tác nước ngoài theo thỏa thuận bằng văn bản của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

Xem thêm: Mẫu biên bản vi phạm hành chính và quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới năm 2022

Căn cứ vào Thông tư 11/2016/TT-BGDĐT ban hành Quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo

5.1. Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ: 

Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ nhằm giải quyết các vấn đề sau:

+ Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo;

+ Phục vụ phát triển ngành giáo dục, phát triển kinh tế – xã hội;

+ Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên, nghiên cứu viên và cán bộ quản lý.

– Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và giao cho tổ chức, cá nhân thực hiện.

– Mỗi đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ do một cán bộ khoa học làm chủ nhiệm đề tài, có các thành viên tham gia nghiên cứu và một thành viên làm thư ký khoa học đề tài, không có đồng chủ nhiệm và phó chủ nhiệm đề tài.

– Thời gian thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ không quá 24 tháng tính từ khi được phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện.

Xem thêm: Mẫu biên bản kiểm phiếu mới và chuẩn nhất năm 2022

Các cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ phải có các tiêu chuẩn sau:

+ Là cán bộ có trình độ từ đại học trở lên, có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của đề tài.

+ Có ít nhất một công trình công bố trên tạp chí khoa học trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực nghiên cứu hoặc lĩnh vực gần với đề tài, hoặc chủ trì đề tài cấp cơ sở trở lên đã được nghiệm thu thuộc lĩnh vực nghiên cứu.

+ Tại thời điểm tuyển chọn không là chủ nhiệm đề tài hoặc dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hoặc đang bị xử lý theo quy định của pháp luật

5.2. Nhiệm vụ của chủ nhiệm đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ

Nhiệm vụ của chủ nhiệm đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ bao gồm những nhiệm vụ sau đây: ( theo Điều 5 Thông tư 11/2016/TT-BGDĐT)

1. Xây dựng Thuyết minh đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ (sau đây gọi tắt là Thuyết minh đề tài).

2. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu theo đúng nội dung và tiến độ ghi trong Thuyết minh đề tài; chấp hành các yêu cầu kiểm tra việc thực hiện đề tài của cơ quan chủ trì và cơ quan chủ quản.

3. Đảm bảo đề tài không trùng lặp với các đề tài đã và đang triển khai, các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ đã được bảo vệ; đảm bảo chỉ rõ đầy đủ các trích dẫn cùng với nguồn gốc của nội dung trích dẫn.

Xem thêm: Mẫu biên bản ghi nhớ hợp tác, nội dung làm việc mới nhất năm 2022

4. Báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm tình hình thực hiện đề tài.

5. Viết báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt đề tài.

6. Thanh, quyết toán kinh phí của đề tài theo đúng quy định tài chính hiện hành, chuyển giao tài sản cố định được mua sắm từ kinh phí của đề tài (nếu có) cho cơ quan chủ trì đề tài quản lý sau khi đề tài kết thúc .

7. Trực tiếp báo cáo trước hội đồng đánh giá cấp cơ sở và cấp Bộ về kết quả thực hiện đề tài.

8. Công bố các kết quả nghiên cứu của đề tài trên trang thông tin điện tử của cơ quan chủ trì và các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định hiện hành.

5.3. Quyền hạn của chủ nhiệm đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ

Chủ nhiệm của đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ sẽ có những quyền hạn dưới đây:

+ Kiến nghị với Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp và cơ quan chủ trì đề tài tạo điều kiện về thời gian, kinh phí, thiết bị, phòng thí nghiệm, nhà xưởng để thực hiện đề tài.

+ Lựa chọn các thành viên tham gia nghiên cứu đề tài, ký hợp đồng với các tổ chức hoặc cá nhân trong và ngoài đơn vị để triển khai nội dung nghiên cứu theo đúng quy định hiện hành.

Xem thêm: Mẫu biên bản xác nhận công nợ, bàn giao công nợ mới nhất năm 2022

+ Đề xuất điều chỉnh, bổ sung thuyết minh đề tài với cơ quan chủ trì và cơ quan chủ quản.

+ Yêu cầu cơ quan chủ trì đề tài tổ chức đánh giá nghiệm thu đề tài sau khi giao nộp đủ hồ sơ theo quy định.

+ Được xác lập quyền sở hữu trí tuệ để bảo hộ kết quả nghiên cứu của đề tài.

+ Chuyển giao kết quả nghiên cứu của đề tài theo quy định hiện hành.

6. Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ

Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ được quy định cụ thể tại Điều 32, Nghị định 08/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và công nghệ:

“1. Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ, Hội đồng tư vấn tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, Hội đồng tư vấn giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ và Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (sau đây gọi tắt là Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ) do người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ thành lập theo thẩm quyền.

2. Thành phần Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ bao gồm các nhà khoa học, đại diện cơ quan, tổ chức đề xuất đặt hàng, cơ quan, tổ chức đặt hàng, nhà quản lý, nhà kinh doanh có năng lực và chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ tư vấn.

Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch, (hai) thành viên là ủy viên phản biện, ủy viên thư ký khoa học và các thành viên khác.

Xem thêm: Mẫu biên bản nhắc nhở vi phạm, mẫu biên bản cảnh cáo vi phạm

3. Thành viên Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ cấp quốc gia là nhà khoa học thì phải thuộc cơ sở dữ liệu chuyên gia khoa học và công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt.”

Như vậy có thể thấy Khoa học công nghệ là một lĩnh vực rất rộng và có rất nhiều quy định để mọi chủ thể thực hiện, nếu sai sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Trên đây là toàn bộ bài viết về mẫu biên bản họp hội đồng tư vấn xác định đề tài KH và CN cấp bộ và những quy định liên quan đến mẫu đơn này.