Bệnh thần kinh ngoại biên là gì

Hệ thần kinh ngoại biên bao gồm tất cả các dây thần kinh trong cơ thể ngoại trừ ở não và tuỷ sống. Bệnh thần kinh ngoại biên do tổn thương thần kinh có thể là: chấn thương, nhiễm trùng, trao đổi chất hay phơi nhiễm chất độc, đặc biệt bệnh tiểu đường là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên. Bệnh khiến cho rối loạn quá trình trao đổi thông tin giữa não và cơ, da, nội tạng và mạch máu, gây ra các triệu chứng như đau hoặc tê bì ở bệnh nhân. Điều trị bệnh phải phụ thuộc vào nguyên nhân tiềm ẩn và loại bệnh, với mục đích chung là xử lý căn nguyên bệnh và giảm nhẹ triệu chứng, chữa thương tổn thần kinh.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên

Bệnh nhân có những triệu chứng tổn thương dây thần kinh cảm giác như: đau, tê bì chân tay, cảm giác kiến bò, yếu cơ, bỏng rát hoặc mất cảm giác. Các triệu chứng thường bắt đầu từ từ, hoặc có thể rất nhẹ và không thể nhận thấy. Với một số người, triệu chứng có khi dai dẳng và gần như không thể chịu đựng nổi, nhất là về đêm.

  • Tổn thương dây thần kinh cảm giác: Cảm giác đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tổn thương. Ví dụ như bắt đầu tê và ngứa ran ở bàn chân hoặc bàn tay, có thể lan truyền vào chân và cánh tay;

  • Tổn thương dây thần kinh vận động: Yếu cơ hoặc liệt vận động;

  • Tổn thương dây thần kinh tự động: Rối loạn bàng quang, đường ruột, rối loạn sinh dục, tụt huyết áp tư thế.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi có các dấu hiệu bệnh lý trên âm ỉ và không dứt, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cũng như khám lâm sàng. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên

  • Do chấn thương làm tổn thương đến dây thần kinh.

  • Dây thần kinh bị chèn ép: thoái hóa khớp, cột sống, làm việc lâu ngày trong một tư thế như đánh máy,...

  • Nguyên nhân thường gặp là do bệnh tiểu đường.

  • Nghiện rượu.

  • Mắc bệnh HIV/AIDS, nhiễm khuẩn.

  • Các bệnh di truyền.

  • Thiếu vitamin, nhất là các loại vitamin B, E…

  • Các bệnh tự miễn như bệnh gan, thận, nhược giáp…

  • Tiếp xúc với một số chất độc và thuốc, nhất là thuốc trị ung thư, vi khuẩn hoặc virus.

Ngoài ra có nhiều trường hợp bệnh nhân không xác định được nguyên nhân hoặc nguyên nhân không rõ ràng.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc bệnh thần kinh ngoại biên?

Dưới 10% dân số từng gặp phải cái triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên. Các bệnh nhân tiểu đường thường có nguy cơ mắc bệnh rất cao. 

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thần kinh ngoại biên, bao gồm:

  • Tiểu đường, đặc biệt nếu khó kiểm soát nồng độ đường.

  • Lạm dụng rượu.

  • Thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin B.

  • Rối loạn chức năng thận, gan hoặc tuyến giáp.

  • Sinh hoạt trong môi trường tiếp xúc với chất độc.

  • Lặp đi lặp lại các căng thẳng về thể chất, như hoạt động nghề nghiệp.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh thần kinh ngoại biên

Các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh thần kinh ngoại biên bằng cách:

  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra lượng đường trong máu, vitamin cấp, chức năng tuyến giáp, gan, thận.

  • Điện cơ: Đo tín hiệu trong dây thần kinh ngoại biên, đánh giá dẫn truyền xung thần kinh.

  • Chuẩn đoán hình ảnh: X-quang, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ để tìm khối u, thoát vị đĩa đệm.

  • Sinh thiết dây thần kinh để kiểm tra bất thường.

Phương pháp điều trị bệnh thần kinh ngoại biên hiệu quả

Phụ thuộc vào nguyên nhân tiềm ẩn và loại bệnh, với mục đích chung là xử lý căn nguyên bệnh và giảm nhẹ triệu chứng, chữa thương tổn thần kinh. Điều trị bao gồm:

  • Điều trị căn nguyên: trị tiểu đường, bổ sung vitamin, trị các rối loạn tự miễn, giảm chèn ép dây thần kinh, không tiếp xúc với các chất hoặc thuốc gây độc.

  • Thuốc: Nhằm giảm triệu chứng của bệnh; gồm thuốc giảm đau như amitriptylin và gabapentin, thuốc ngăn chặn phản ứng miễn dịch bất thường như steroid.

  • Liệu pháp:

    • Kích thích điện dây thần kinh qua da.

    • Phản hồi sinh học.

    • Châm cứu.

    • Thôi miên.

    • Các kỹ thuật thư giãn.

Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng có thể được tiến hành nếu những cách điều trị trước đó không mang lại hiệu quả.

Tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Chế độ sinh hoạt:

  • Tăng cường hoạt động thể chất, thường xuyên tập thể dục 1 tiếng mỗi ngày và ít nhất 5 ngày trong tuần.

  • Hạn chế ngồi hay đứng lâu, bê vác nặng.

  • Ăn uống đầy đủ vitamin và khoáng chất.

  • Nên uống tăng cường vitamin B, đặc biệt là B1.

  • Tránh hút thuốc, rượu bia, hóa chất độc hại,…

  • Tránh các hoạt động giữ tư thế quá lâu.

  • Khám sức khỏe định kỳ để nhận biết sớm các bệnh mạn tính: tiểu đường, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp,…

  • Kiểm soát nồng độ đường huyết và lưu ý chăm sóc bàn chân (massage) nếu bị tiểu đường.

  • Tránh áp lực kéo dài gây tổn thương thần kinh.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

GIỚI THIỆU

  • Lịch sử hình thành
  • Sơ đổ tổ chức
  • Các khoa/ phòng
  • Thư viện
  • Văn bản bệnh viện

HOẠT ĐỘNG BỆNH VIỆN

  • Khám chữa bệnh
  • Ghép tế bào gốc
  • Ngân hàng máu
  • Ngân hàng tế bào gốc
  • Bản tin BTH
  • Thông cáo báo chí
  • Quan hệ Quốc tế
  • Lịch họp

DỊCH VỤ

  • DNA huyết thống
  • Dịch vụ máu cuống rốn
  • Giữ hồng cầu đông lạnh
  • Khám chữa bệnh
  • Xét nghiệm
  • HLA
  • Đào tạo - Chỉ đạo tuyến

Y HỌC THƯỜNG THỨC

  • Điểm tin bệnh
  • Dinh dưỡng
  • Bệnh lý huyết học
  • Truyền thông giáo dục sức khỏe
  • Tạp chí APBMT

TIN TỨC - SỰ KIỆN

  • Điểm tin
  • Hội nghị - Hội thảo
  • Hoạt động Đảng và tổ chức Đoàn thể
  • Bảng giá dịch vụ
  • Câu lạc bộ bệnh nhân
  • Tin tức vận động hiến máu
  • Câu lạc bộ hiến máu
  • Cập nhật kỹ thuật
  • Lịch hiến máu
  • Tuyển dụng

HỎI ĐÁP

BỆNH THẦN KINH NGOẠI BIÊN TRONG ĐA U TỦY

BS. Phạm Đỗ Phương Anh – Khoa LSNL1

1. Tổng quan

Bệnh thần kinh ngoại biên là tình trạng bệnh lý gây ra bởi sự tổn thương của các dây thần kinh vùng “ngoại biên” của cơ thể. Đây là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân đa u tủy.

Tình trạng bệnh lý này gặp phải có thể do chính bệnh đa u tủy. Theo thống kê, có đến 20% bệnh nhân có bệnh thần kinh ngoại biên lúc mới được chẩn đoán. Ngoài ra, biến chứng này còn do tác dụng ngoài ý muốn của thuốc điều trị đặc hiệu như Thalidomide (33.3 – 50%), Bortezomib (60 – 75%). Các yếu tố làm tình trạng tổn thương thần kinh ngoại biên nặng hơn gồm: tiểu đường, xơ vữa động mạch, nhiễm trùng, hút thuốc lá, nghiện rượu, thiếu vitamin B12, sử dụng một số thuốc không trị đa u tủy nhưng cũng có ảnh hưởng trên thần kinh ngoại biên.

2. Triệu chứng

Thần kinh ngoại biên chi phối vận động và cảm giác vùng “ngoại biên” của cơ thể, đặc biệt là vùng cánh tay, bàn tay, ngón tay, cẳng chân, bàn chân. Bên cạnh đó, thần kinh ngoại biên còn bao gồm thần kinh tự chủ, chi phối hoạt động của các cơ quan mà ta không thể điều khiển được như mạch máu, dạ dày, ruột, bàng quang… Triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên sẽ phụ thuộc vào loại dây thần kinh bị ảnh hưởng.

Tổn thương thần kinh cảm giác có thể gây ra các triệu chứng như: cảm giác ngứa ran, châm chích, nóng rát, đau tê như điện giật ở tay hoặc chân. Một số trường hợp nặng, bệnh nhân có thể mất cảm giác (có thể bị tê hoặc ít khả năng cảm nhận được áp lực, sờ, nóng hay lạnh), tê liệt theo kiểu mang găng.

Tổn thương thần kinh vận động có thể gây các triệu chứng như: khó khăn khi sử dụng ngón tay để nhặt hoặc giữ đồ vật, khó khăn khi đi nhanh hoặc dễ vấp ngã khi đi bộ, mất cân bằng, nhạy cảm với sờ chạm hoặc nhiệt độ, co cơ bắp, yếu cơ.

Tổn thương thần kinh tự chủ có thể gây các triệu chứng như: chóng mặt do thay đổi huyết áp, rối loạn tiêu hóa (tiêu c hảy, táo bón, đầy bụng, trào ngược), rối loạn đi tiểu, bất lực.

3. Phòng ngừa

Nhận biết sớm bệnh lý thần kinh ngoại biên đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị vì vậy bệnh nhân cần theo dõi và báo ngay với bác sĩ điều trị khi có các triệu chứng đã nêu trên. Bệnh nhân có thể được thay đổi liệu trình điều trị khi xuất hiện biến chứng. Một số phương pháp điều trị hỗ trợ:

- Mang giày rộng, vớ rộng, và dép đi kèm; Để chân trần khi trên giường vì có lực ép vào ngón chân có thể gây ra vấn đề.

-Ngâm chân trong nước mát và massage chân để giảm đau tạm thời, chỉ dùng thuốc giảm đau khi có chỉ định của bác sĩ.

- Tập thể dục để cải thiện lưu thông máu và cung cấp oxy cho thần kinh.

- Chế độ ăn uống cân bằng với các nguyên liệu tươi, cung cấp vitamin B6, B12, vitamin D, folate và chất béo lành mạnh giúp bảo vệ hệ thần kinh. Mục tiêu bao gồm nhiều trái cây tươi, rau, ngũ cốc nguyên hạt và cá giàu axit béo.

- Nên sử dụng chất xơ, chất làm mềm phân và thuốc nhuận tràng thích hợp để phòng ngừa táo bón do điều trị (và để tránh tác dụng phụ của thuốc giảm đau).

- Uống nhiều nước và thức uống không cồn khác.

- Khuyến khích nên bỏ thuốc lá và rượu bia.

- Kiểm soát tốt đường huyết.

- Bệnh nhân có rối loạn thần kinh tự chủ nên thận trọng, tránh hoạt động thể lực mạnh, lái xe, điều kiển máy móc cẩn thận.

TIN KHÁC

  • NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ UNG THƯ HẠCH 1/2/2021
  • ASH 2020: BỔ SUNG MYCOPHENOLATE VÀO STEROID CÓ LỢI CHO VIỆC ĐIỀU TRỊ GIẢM TIỂU CẦU MIỄN DỊCH MỚI CHẨN ĐOÁN 1/2/2021
  • THIẾU MÁU THIẾU SẮT 6/1/2021
  • EINSTEIN-JR : NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ TÍNH AN TOÀN TRONG SỬ DỤNG RIVAROXABAN Ở TRẺ EM BỊ HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH 5/1/2021
  • GHÉP TẾ BÀO GỐC TRONG BỆNH BẠCH CẦU CẤP DÒNG LYMPHO Ở TRẺ EM 13/5/2019

Video liên quan

Chủ đề