Bệnh mề đay cholinergic là gì

Mề đay Cholinergic là một trong những căn bệnh về da phổ biến nhất hiện nay. Căn bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi và thời điểm trong năm. Vậy nổi mẩn ngứa Cholinergic có nguy hiểm không, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết là gì?

Mề đay Cholinergic hay còn gọi là mề đay do cholin, là một trong những loại mề đay thường gặp. Dấu hiệu nhận biết đặc trưng là các nốt ngứa, mẩn đỏ, sần phù trên da.

Nổi mẩn ngứa do Cholinergic chủ yếu xuất hiện do người bệnh tiếp xúc với các yếu tố kích ứng da làm cơ thể tiết nhiều mô hôi và tăng nhiệt. Khi thân nhiệt và lượng bài tiết mồ hôi tăng cao đột ngột, các acetylcholine sẽ được giải phóng đồng thời kích thích cơ thể phóng thích histamin, gây tổn thương cho da.

Khác với các bệnh mề đay khác, mề đay Cholinergic có thể phát sinh một số biểu hiện toàn thân. Tuy nhiên ban đầu chúng thường xuất hiện trên cổ và ngực của bạn. Sau đó các vết sưng, sần đỏ mới bắt đầu lan rộng ra các khu vực khác.

Hình ảnh mề đay Cholinergic

Tình trạng này xuất hiện trong vòng từ một đến vài tiếng, hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Sau đó chúng có thể tự mất như chưa hề có gì xảy ra mà không cần chữa trị. Tuy nhiên một số trường hợp  mà mề đay Cholinergic kéo dài không khỏi, liên tục quay trở lại gây ra tình trạng mãn tính.

Dựa trên nguyên nhân tác động, gây bệnh mà người ta chia mề đay Cholinergic được chia thành 4 loại sau:

  • Mề đay Cholinergic tự phát.
  • Mề đay Cholinergic do bị tắc lỗ chân lông.
  • Mề đay Cholinergic do bị dị ứng mồ hôi.
  • Mề đay Cholinergic do mắc chứng giảm tiết mồ hôi.

Mề đay Cholinergic thường khởi phát khi cơ thể tiết nhiều mồ hôi hoặc thân nhiệt tăng cao. Tuy nhiên cũng có trường hợp ghi nhận bệnh phát sinh do nhiều nguyên nhân khác, hoặc do tổ hợp các nguyên nhân cùng lúc. Vì vậy rất khó có thể xác định đâu là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này.

Nhưng nhìn chung, theo các bác sĩ da liễu mề đay Cholinergic thường hình thành do các yếu tố dưới đây:

  • Mồ hôi: Việc đổ nhiều mồ hôi hoặc giảm tiết mồ hôi là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh mề đay Cholinergic. Một số hoạt động như: Tắm nước nóng, tập thể dục, xông hơi, ngồi điều hòa quá lạnh, độ ẩm thấp, ăn đồ cay nóng,… đều có thể khiến cơ thể giảm tiết hoặc tăng tiết mồ hôi. Khi đó da bị bít tắc lỗ chân lông, lâu ngày viêm nhiễm, ngứa ngáy, tăng nguy cơ mắc mề đay Cholinergic.
  • Do nhiệt độ: Nhiệt độ cũng là nguyên nhân tác động trực tiếp đến sự bùng phát của bệnh. Thông thường mề đay Cholinergic sẽ bùng phát khi nhiệt độ bên ngoài và trên trong cơ thể có sự chênh lệch và thay đổi lớn, khiến quá trình thoát nhiệt bị ảnh hưởng.
  • Cơ địa nhạy cảm: Những người có cơ địa nhạy cảm, hay dị ứng hoặc mắc các bệnh về da sẽ có nguy cơ mắc mề đay do cholin cao hơn người bình thường.
    Yếu tố di truyền: Thực tế cho thấy nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh mề đay Cholinergic thì con sinh ra có nguy cơ mắc đến 25% và con số này có thể lên đến 50% nếu cả bố và mẹ đều mắc.
  • Dị ứng thuốc: Một số loại thuốc chống viêm, kháng sinh có thể là nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Theo số liệu thống kê có khoảng 25% các bệnh nhân bị nhiễm mề đay do Cholin đã từng có tiền sử dùng Aspirin thường xuyên trong vòng vài tuần.
  • Nhiễm ký sinh trùng: Cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng như giun, sán cũng có khả năng bị nhiễm bệnh. Do sau khi vào cơ thể các ký sinh trùng này sẽ tìm đường di chuyển vào máu hoặc cơ quan nội tạng. Để ngăn chặn các kháng nguyên lạ xâm nhập, cơ thể sẽ phát ra các hoạt chất bảo vệ. Đây chính là nguyên nhân khiến da bị kích ứng và mắc căn bệnh mề đay Cholinergic.

Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến trên thì mê đay Cholinergic còn do nhiều tác nhân khác như: Tiếp xúc với dị nguyên, ô nhiễm môi trường, dị ứng mỹ phẩm,… Do đó, người bệnh cần trang bị đầy đủ cho mình các biện pháp phòng tránh cũng như điều trị hiệu quả.

Không khó để có thể nhận biết bệnh mề đay Cholinergic bằng mắt thường thông qua các dấu hiệu đặc trưng tại chỗ và toàn thân.

Ban đầu bệnh thường xuất hiện tại những vùng nhất định với triệu chứng như:

  • Da bị mẩn ngứa, châm chích, nóng rát, khó chịu.
  • Xuất hiện các nổi sần đỏ có kích thước từ 1-4mm.
  • Tổn thương xuất hiện chủ yếu tại cổ, ngực. Các vùng da bị tổn thương có bờ giới hạn rõ ràng, chúng thường mọc gần nhau hoặc liên kết với nhau thành từng mảng lớn.
Các nốt sần đỏ thường xuất hiện từng vùng

Phần lớn các triệu chứng này thường xuất hiện từ 30 phút đến vài giờ, sau đó có xu hướng tự thuyên giảm mà không cần điều trị.

Khác với các bệnh ngứa da thông thường, ngoài việc gây ra các triệu chứng cơ năng mề đay Cholinergic còn có thể gây ra các triệu chứng toàn thân như:

  • Khó thở, rối loạn hơi thở hoặc phát sinh cơn hen.
  • Bị phù mạch, môi và họng sưng to.
  • Xuất hiện cảm giác buồn nôn, nôn, kèm sốt nhẹ.
  • Toát mồ hôi lạnh, bị hoa mắt, chóng mặt, người mệt mỏi.
  • Rối loạn tiêu hóa, xuất hiện tình trạng đau bụng, đi ngoài phân lỏng.
  • Một số ít trường hợp có ghi nhận, mề đay do Cholin còn có thể là dấu hiệu của sốc phản vệ. Vì vậy nếu thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng nguy kịch như: Khó thở, khò khè, mệt lừ, sốt cao,.. bạn nên gọi ngay 115 hoặc đến các cơ sở y tế trong thời gian sớm nhất.

Theo các bác sĩ da liễu mề đay Cholinergic có thể tái phát nhiều lần trong vài năm (trung bình từ 3 – 16 năm). Tuy nhiên ở một số đối tượng nhạy cảm, bệnh có thể kéo dài và tái phát liên tục trong khoảng 30 năm.

Theo các chuyên gia thì tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, giới tính đều có khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên một số trường hợp dễ mắc hơn cả như:

  • Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ: Đây là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Làn da yếu, sức đề kháng kém là điều kiện thuận lợi để các tác nhân kích ứng da có thể xâm nhập và gây bùng phát mề đay Cholinergic ở trẻ nhỏ.
  • Người già: Những người già, người mới ốm dậy, người thường xuyên sử dụng kháng sinh, có cơ địa yếu cũng là đối tượng dễ mắc căn bệnh này nhất.
  • Phụ nữ mang thai, sau sinh: Theo bác sĩ da liễu nội tiết tố của phụ nữ thay đổi nhiều nhất vào thời kỳ mang thai và cho con bú (sau sinh). Do đó đây cũng là thời điểm mà nhóm đối tượng này thường xuyên mắc các bệnh ngoài da trong đó có mề đay do Cholin.

Ngoài những đối tượng trên thì những người gia đình có tiền sử bị mề đay, người bị suy giảm chức năng tuyến mồ hôi, người thường xuyên làm việc ngoài trời sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn người bình thường.

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc Cholinergic nhất do làn da và sức đề kháng yếu

Thông thường các bác sĩ sẽ căn cứ vào các triệu chứng phía trên kết hợp với những câu hỏi khai thác về chế độ ăn uống, cũng như nguy cơ kích ứng để chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên để có kết luận chính xác họ thường phải tiến hành thêm các xét nghiệm sau:

  • Làm xét nghiệm máu để phân tích lượng máu và protein có phản ứng với các tác nhân dị ứng hay không?
  • Tiến hành xét nghiệm mẫu da nếu nghi ngờ bị dị ứng thuốc hoặc mỹ phẩm.

Bên cạnh các xét nghiệm thì việc thực hiện các thử nghiệm cũng sẽ giúp nâng cao độ chính xác của kết quả chẩn đoán. Các bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện các thao tác sau:

  • Tập thể dục: Sau khi yêu cầu người bệnh thực hiện một số động tác thể dục, các chuyên viên y tế sẽ tiến hành theo dõi và tìm dấu hiệu của bệnh mề đay Cholinergic trên cơ thể bệnh nhân.
  • Làm ấm thụ động: Sau khi người bệnh ngồi trong phòng làm ấm tự động thì các bác sĩ sẽ kiểm tra xem các triệu chứng của bệnh có xuất hiện không.
  • Thử nghiệm thuốc methacholine trên da: Các bác sĩ sẽ tiêm loại thuốc này trực tiếp lên da người bệnh với một liều lượng vừa đủ và theo dõi xem bệnh có phát triển hay không.

Thông thường ở mức độ nhẹ, khởi phát mề đay Cholinergic có thể tự thuyên giảm chỉ sau vài ngày hoặc vài giờ. Tuy nhiên không phải vì thế mà người bệnh được phép chủ quan, lơ là.

Vì ở cấp độ cấp tính tuy chưa nguy hiểm đến tính mạng nhưng người bệnh vẫn phải đối mặt với cảm giác ngứa ngáy, sưng đỏ, nóng rát, khô da. Thậm chí những tổn thương và trầy xước khi gãi có thể để lại thâm sẹo gây ảnh hưởng đến ngoại hình và giảm chất lượng cuộc sống.

Mặt khác với những trường hợp mãn tính, tổn thương da và các triệu chứng toàn thân kéo dài và tái phát liên tục trong vòng vài năm kéo theo hàng loạt các hậu quả khôn lường như:

  • Sưng mạch, phù nề đường hô hấp gây khó thở, ngạt thở.
  • Sưng phù mặt, môi và mí mặt.
  • Rối loạn nhịp tim, hoa mắt, chóng đầu.
  • Bội nhiễm, ngứa toàn thân dữ dội.
  • Một số trường hợp gặp phản ứng sốc vệ, tụt huyết áp, giãn mạch, đột quỵ,… có thể gây tử vong.

Do đó khi gặp phải căn bệnh này người bệnh nên tìm cách điều trị và khắc phục càng sớm càng tốt.

Bệnh mề đay Cholinergic có thể khiến phù mạnh, khó thở

Theo các bác sĩ da liễu, dù có thể gây tái phát nhiều lần nhưng mề đay Cholinergic không có tính chất lây truyền từ người này sang người khác. Trên thực tế, thì các trung tâm da liễu vẫn thường ghi nhận nhiều bệnh nhân trong cùng một gia đình bị xuất hiện tình trạng bệnh với cùng một khoảng thời gian.

Tuy nhiên đó không phải do lây truyền. Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do sống trong cùng một môi trường nên cơ địa của những người trong gia đình sẽ có sự tương đồng nhất định. Mặt khác họ lại cùng tiếp xúc với các dị nguyên kích ứng trong nhà nên việc khởi phát mề đay Cholinergic cùng lúc là điều đương nhiên.

Một lý do nữa không thể bỏ qua là mề đay Cholinergic có tính di truyền. Vì vậy người trong cùng một gia đình có thể bị mề đay giống nhau.

Hầu hết các trường hợp nổi mề đay mẩn ngứa Cholinergic hiện nay đều có thể chữa khỏi. Tuy nhiên để trả lời cho câu hỏi “thời gian khỏi là bao lâu” thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Cơ địa mỗi người, nguyên nhân gây bệnh,tình trạng hiện tại,…

Phần lớn các ca bệnh có thể tự khỏi sau vài giờ hoặc vài ngày nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách. Song, có đến khoảng trên dưới 5% ca bệnh kéo dài, tái phát nhiều lên, chuyển qua giai đoạn mãn tính đòi hỏi quá trình điều trị dài lâu, phức tạp.

Mề đay Cholinergic có thể chữa khỏi bằng nhiều cách như: Dùng thuốc Tây, dùng mẹo vặt hoặc áp dụng các bài thuốc Đông y. Tuy nhiên mỗi phương pháp điều trị lại có những ưu điểm, nhược điểm riêng của mình. Vì vậy, người bệnh cần cân nhắc kỹ và lựa chọn cho mình phương pháp thích hợp.

Nếu sau vài giờ mà bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh một vài nhóm thuốc dưới đây.

  • Acid nicotinic: Thuốc này được chỉ định để giúp giảm nhanh các triệu chứng trên da do mề đay Cholinergic. Tuy nhiên khi sử dụng loại thuốc này người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tăng liều vì thuốc có thể gây mất sắc tố da trong thời gian sử dụng.
  • Thuốc kháng Histamin như: Cetirizine, Loratadine, Acrivastin, Desloratadine,.. cũng có thể được cân nhắc để giảm mẩn ngứa, kích ứng cho da.
  • Thuốc kháng Histamin liều mạnh: Trong trường hợp thuốc kháng Histamin H1 không đáp ứng tốt, các bác sĩ buộc phải cân nhắc tăng hàm lượng cho thuốc bằng cách chỉ định các loại thuốc Histamin liều mạnh như: Hydroxyzine Pamoate, Doxepin,…
  • Các loại thuốc khác: Ngoài ra tùy vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc khác như: Thuốc kiểm soát mồ hôi Montelukast, thuốc chẹn Beta, thuốc ức chế miễn dịch và nhiều loại thuốc khác.
  • Ngoài thuốc uống, người bệnh có thể được chỉ định tiêm Carbamyl cholin 0,002% 0,05ml để giảm nhẹ triệu chứng.

Lưu ý: Khi áp dụng phương pháp này người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tăng hoặc giảm liều nếu chưa được có sự đồng ý của các chuyên gia.

Bên cạnh đó, việc dùng thuốc Tây nhiều có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ cho gan, thận và dạ dày. Vì vậy, tốt nhất bạn không nên quá lạm dụng nhóm thuốc này, nhất là phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Dùng thuốc Tây sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh

Ngoài việc dùng thuốc Tây người bệnh có thể tự điều trị mề đay Cholinergic bằng các phương pháp dân gian tại nhà.

  • Chườm đá lạnh: Lấy 1-3 viên đá cho vào túi chườm hoặc khăn sạch rồi lăn nhẹ lên vùng da đang bị mẩn ngứa để làm dịu và giảm kích ứng cho da.
  • Tắm lá khế: Đây là phương pháp chữa mề đay Cholinergic được nhiều người áp dụng và thấy hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy 1 nắm lá khế, đun sôi với nước lọc rồi dùng để tắm hoặc rửa lên vùng da bị mẩn ngứa.
  • Bôi gel nha đam: Cách thực hiện khá đơn giản chỉ cần lấy 1 lá nha đam to, bóc bỏ lớp vỏ ngoài, cạo lấy phần gel bên trong rồi bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh để cấp ẩm, giảm ngứa cho da hiệu quả.
  • Bổ sung nước: Nhớ bổ sung đầy đủ ngày 2,5 lít nước để cân bằng điện giản, hỗ trợ đào thải các chất độc hại ra ngoài, giúp da khỏe từ bên trong.
  • Giải tỏa căng thẳng: Bạn nên giữ cho tâm trạng được thoải mái, hạn chế căng thẳng, stress để nội tiết tố trong cơ thể được cân bằng, giúp điều trị bệnh nhanh và hiệu quả.

Lưu ý: Các biện pháp dân gian này chỉ thích hợp với những ca bệnh mề đay Cholinergic cấp tính. Đối với trường hợp mãn tính, dai dẳng người bệnh cần đi gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị chuyên sâu.

Nếu như Tây y chú trọng vào việc giảm các triệu chứng thì các bài thuốc Đông y lại giúp điều trị bệnh từ sâu bên trong, đem đến cải thiện toàn diện và bền vững cho người bệnh.

Dưới đây là một số bài thuốc chữa mề đay Cholinergic từ Đông y mà người bệnh có thể tham khảo.

Bài thuốc 1:

  • Nguyên liệu: 5g mỗi loại quế chi, tế tân, tử tô; 10g mỗi loại can khương, phòng phòng, bạch chỉ, ma hoàng, kinh giới.
  • Cách thực hiện: Đem nguyên liệu trên đi sắc rồi uống làm 2 lần trong ngày. Duy trì thực hiện liên tục trong vòng 30 ngày để bệnh cải thiện rõ rệt.

Bài thuốc 2:

  • Nguyên liệu: Đương quy, bạch thược mỗi loại 10g; Kinh giới 6g.
  • Cách thực hiện: Các vị thuốc trên đem sắc thành thuốc rồi uống thay nước hàng ngày.

Bài thuốc 3:

  • Nguyên liệu: 10g mỗi loại tía tô, kinh giới; 6g ngọc thụ; 8g gừng tươi (sinh khương); 15g hành củ.
  • Cách thực hiện: Đem nguyên liệu trên đi sắc với 800ml nước cho đến khi còn khoảng 400ml thì dừng lại. Chia nước thuốc thành 2 phần bằng nhau để uống và sáng và chiều. Lưu ý nên uống lúc đói để hấp thụ tốt.
Việc điều trị mề đay Cholinergic bằng Đông y vừa an toàn mà lại hiệu quả

Một trong những nguyên nhân khiến mề đay Cholinergic dai dẳng mãi không khỏi là do chế độ ăn uống không hợp lý. Do đó để bệnh mau dứt điểm, ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị người bệnh cũng cần lưu ý đến thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.

Những thực phẩm người bị mề đay Cholinergic nên tăng cường bổ sung:

  • Rau xanh: Tăng cường bổ sung rau xanh nhất là các loại rau có màu xanh đậm, nhiều vitamin và chất xơ như diếp cá, súp lơ xanh, khoai lang, bí đỏ,…
  • Thực phẩm giàu vitamin C như: Cam, quýt, bưởi, dâu tây cũng nên ưu tiên để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Những thực phẩm có chứa chất chống viêm như: Hành, nghệ, tỏi cũng cần được bổ sung trong giai đoạn này.
  • Các loại thức ăn giàu Omega -3 như: Cá hồi, dầu đậu nành, đậu hũ,.. sẽ giúp da khỏe mạnh, giảm tổn thương sâu.
  • Các loại thức ăn chứa chất chống oxy hóa như: Lựu, hạt óc chó, hạnh nhân, hạt điều… sẽ giúp làm chậm quá trình lão hóa, bảo vệ tế bào da tốt.

Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung thì người bệnh nổi mề đay Cholinergic cũng nên hạn chế nhóm thực phẩm dưới đây:

  • Thực phẩm dễ bị dị ứng như: Hải sản, thực phẩm giàu đạm, đậu phộng, mè,… nên cần được hạn chế nhất là những người có tiền sử dị ứng hoặc dễ kích ứng.
  • Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ và gia vị cũng có thể khiến tình trạng mề đay Cholinergic trở nên trầm trọng hơn.
  • Tuyệt đối hạn chế đồ uống có cồn hoặc caffeine như rượu, bia, cafe,… Vì chúng có thể khiến cơn ngứa trở lên dữ dội hơn.
Người bệnh nên hạn chế dùng Cafe và các chất kích thích khi đang điều trị bệnh

Dù có thể tự khỏi sau một thời gian nhất định. Tuy nhiên mề đay Cholinergic vẫn có thể gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó người bệnh không nên chủ quan mà cần đi gặp bác sĩ sớm nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Tình trạng ngứa da, nổi mẩn kéo dài liên tục sau vài tuần liên tiếp mà không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Sau khi áp dụng các biện pháp dân gian tại nhà nhưng không hiệu quả.
  • Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng dữ dội như: Ngứa da, sốt cao, khó thở, đau nhức toàn thân.

Mề đay Cholinergic có thể tái phát nhiều lần, gây khó chịu cho người bệnh. Do đó người bệnh nên chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa dưới đây.

  • Hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên như: Phấn hoa, lông độc vật, nấm mốc,…
  • Lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da như: Sữa tắm, sữa rửa mặt tự nhiên không có hóa chất.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên làm sạch các vật dụng cá nhân như: Khăn mặt, khăn tắm, gối đầu.
  • Hạn chế ngồi điều hòa quá lạnh, độ ẩm thấp hoặc tắm nước quá nóng.
  • Thường xuyên cung cấp độ ẩm cho da bằng các loại kem dưỡng phù hợp với tính chất da.

Mề đay Cholinergic là bệnh da liễu thường gặp và phổ biến ở mọi lứa tuổi. Do bệnh có thể tái phát nhiều lần và để lại các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nên người bệnh không nên chủ quan. Tốt nhất là nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.

Video liên quan

Chủ đề