Bệnh lao phổi sống được bao lâu

Khi nhắc đến lao phổi, nhiều người đều cảm thấy sợ hãi. Lý do bởi họ không biết rõ về bệnh nên có cách nhìn nhận chưa đúng. Bài viết dưới đây là tổng hợp những câu hỏi về bệnh lao phổi phổ biến mà bạn nên biết để hiểu đúng về căn bệnh này. Liệu đây có thực sự là căn bệnh đáng sợ.

Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi trực khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis). Bệnh có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể như: lao màng phổi, lao hạch bạch huyết, lao màng não, lao xương khớp, lao màng bụng, lao hệ sinh dịch - tiết niệu, lao ruột, trong đó bệnh lao phổi thường gặp nhất (chiếm 80 – 85%) và là nguồn lây chính cho người xung quanh.

Bệnh lao phổi là căn bệnh chủ yếu gây ra viêm phổi do trực khuẩn lao. Người mắc bệnh lao nặng sẽ phát tán trực khuẩn lao khi ho, v.v..., những người xung quanh bị lây nhiễm do hít trực tiếp trực khuẩn lao. Mặc dù bị lây nhiễm nhưng không có nghĩa chắc chắn bạn sẽ mắc bệnh, thông thường hệ miễn dịch sẽ ngăn chặn sự sinh sôi của trực khuẩn lao. Nếu hệ miễn dịch của bạn bị suy yếu, vi khuẩn lao sẽ phát triển, nguy cơ mắc bệnh lao sẽ cao hơn.

Bệnh lao phổi là căn bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Người khỏe mạnh có thể bị lây bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh lao phổi hoặc với chất thải có chứa vi khuẩn lao như: đờm, dãi, nước bọt văng ra do người bệnh ho, hắt hơi ...hay dùng chung đồ (khăn, bát đũa, chậu,...) với bệnh nhân lao.

Ngoài ra, môi trường sống ô nhiễm, ẩm ướt, ăn phải thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn lao, tiếp xúc với thú nuôi nhiễm lao cũng là điều kiện tốt cho vi khuẩn lao phát triển và gây bệnh. Cứ 1 người bị lao phổi ho khạc ra vi khuẩn có thể lây cho 10-15 người khác trước khi người bệnh được điều trị. Tuy nhiên, khi đã được điều trị bằng thuốc chống lao, khả năng lây bệnh rất thấp.

Bệnh lao phổi sống được bao lâu

Trực khuẩn lao là nguyên nhân chính gây ra bệnh lao phổi.

  • Không có ổ chứa mầm bệnh trong thiên nhiên hoặc vật trung gian truyền bệnh;
  • Nguồn bệnh là bệnh nhân mắc lao phổi, phế quản, lao thanh quản ho khạc ra vi khuẩn lao;
  • Khi vi khuẩn lao vào phổi, cơ thể sẽ có đáp ứng với kháng nguyên của vi khuẩn lao, vi khuẩn lao có thể tồn tại trong cơ thể một người suốt cuộc đời mà không gây bệnh. Nhưng cũng có thể sau khi tiếp xúc với một số lượng lớn vi khuẩn lao trong một thời gian dài trong vài ngày đến vài tuần, người tiếp xúc có thể phát bệnh;
  • Thời kỳ lây truyền mạnh nhất là giai đoạn toàn phát của lao phổi (sốt về chiều, ho nhiều, khạc đờm). Thời kỳ lây truyền này kéo dài cho đến khi người bệnh được điều trị bằng thuốc 2 tuần đến 1 tháng.

Theo thống kê, chỉ khoảng 10% số người nhiễm vi trùng lao có thể mắc bệnh lao. Người khỏe mạnh bị nhiễm vi khuẩn lao kèm với sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm do: lao động cực nhọc, ăn uống thiếu thốn, sinh hoạt không điều độ, môi trường sống thiếu vệ sinh, do nhiễm HIV... sẽ tạo điều kiện cho vi trùng lao sẽ phát triển mạnh trong cơ thể và gây bệnh.

  • Người bị suy giảm miễn dịch: ung thư, nhiễm HIV;
  • Người tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây bệnh, nhất là trẻ em;
  • Người mắc các bệnh mạn tính: đái tháo đường, loét dạ dày tá tràng, suy thận mãn...;
  • Người nghiện ma túy, rượu, thuốc lá;
  • Người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài như corticosteroid, hóa chất điều trị ung thư...

Dấu hiệu thường gặp của lao phổi là:

  • Ho, khạc ra đờm, đôi khi có máu. Ho kéo dài trong 2–3 tuần hoặc hơn
  • Đau tức ngực

Các dấu hiệu thường gặp khác bao gồm cả lao phổi và lao các cơ quan khác:

  • Ăn mất ngon
  • Sụt cân
  • Cảm giác yếu sức và mệt mỏi
  • Đôi khi bị sốt
  • Đổ mồ hôi về đêm
  • Sưng tấy ở cổ, nách hoặc háng

Tuy nhiên, các dấu hiệu này cũng có thể gặp ở nhiều bệnh khác. Vì vậy, để chắc chắn rằng đây là triệu chứng của lao, bạn cần được làm các xét nghiệm chẩn đoán phân biệt. Nếu phát hiện có một hoặc nhiều hơn các triệu chứng mới trên, nên đi khám bác sĩ.

Bệnh nhân bị lao thường không có tất cả các triệu chứng này. Nhiều người chỉ có vài triệu chứng nhẹ.

Để phát hiện bệnh lao, bạn sẽ được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm đờm: khi soi đờm bằng kính hiển vi sẽ thấy vi khuẩn lao, đây là xét nghiệm đơn giản và có tính chính xác cao khi chẩn đoán bệnh lao phổi.
  • X-quang phổi giúp phát hiện tổn thương phổi do vi khuẩn lao gây ra.
  • Phản ứng Tuberculin (phản ứng Mantoux): Phản ứng cho kết quả dương tính cho thấy tình trạng cơ thể đã có miễn dịch với vi khuẩn lao (có thể là nhiễm vi khuẩn lao mà chưa mắc bệnh lao). Kết quả âm tính cũng không loại trừ được có mắc bệnh lao hay không. Những người bị suy dinh dưỡng, nhiễm HIV, có thể cho phản ứng âm tính giả.

Bệnh lao phổi sống được bao lâu

X-quang phổi giúp phát hiện tổn thương phổi do vi khuẩn lao gây ra.

Bệnh lao phổi có thể điều trị được. Tuy nhiên, bệnh nhân phải được điều trị càng sớm càng tốt ngay sau khi phát hiện bệnh.

Bệnh nhân điều trị lao phổi cần tuân thủ nguyên tắc:

  • Uống thuốc đúng phác đồ;
  • Uống thuốc đủ thời gian;
  • Uống thuốc đều đặn mỗi ngày một lần vào thời gian nhất định trong ngày, xa bữa ăn.

Bệnh nhân cần phải xét nghiệm lại đờm 3 lần vào các thời điểm: sau tháng thứ 2 của giai đoạn điều trị tấn công, sau tháng thứ 5 và sau tháng thứ 8 của giai đoạn điều trị duy trì.

Ở giai đoạn đầu điều trị, bệnh nhân cảm thấy dấu hiệu bệnh thuyên giảm nên nhiều người tự ý ngừng điều trị. Điều này rất nguy hiểm vì nếu bệnh nhân ngừng dùng thuốc trước thời gian điều trị, bệnh không khỏi, nhanh tái phát và đặc biệt là vi khuẩn lao trở nên kháng thuốc, dẫn đến việc điều trị về sau này sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Với người chưa mắc bệnh:

  • Tiêm phòng bệnh lao: Tiêm vắc xin phòng lao (BCG) cho trẻ ngay tháng đầu sau sinh trong Chương trình tiêm chủng mở rộng;
  • Sử dụng khẩu trang khi ra ngoài hoặc tiếp xúc với người mắc bệnh;
  • Che miệng khi hắt hơi và rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người mắc lao phổi;
  • Giữ vệ sinh nơi ở;
  • Khám sức khỏe định kỳ.

Đối với người mắc bệnh lao phổi:

  • Đeo khẩu trang, khi ho, hắt hơi phải che miệng, khạc đờm vào chỗ quy định, đờm hoặc các vật chứa nguồn lây bệnh phải được xử lý đúng phương pháp;
  • Tuân thủ điều trị;
  • Cần đi tái khám mỗi tháng 1 lần;
  • Tận dụng ánh nắng mặt trời cho nơi ở và các vật dụng của người bệnh vì vi khuẩn lao bị mất khả năng gây bệnh dưới ánh nắng mặt trời.

Bệnh lao phổi là căn bệnh nguy hiểm và dễ lây nhiễm. Để phòng tránh bệnh, bạn nên tiêm phòng lao đầy đủ ngay từ nhỏ. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế hiện đang cung cấp dịch vụ tiêm phòng lao.

Bệnh lao phổi sống được bao lâu

Tiêm vắc xin lao tại Vinmec

Những ưu điểm khi tiêm vắc-xin tại Vinmec bao gồm:

  • Trẻ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa nhi - vắc-xin thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho trẻ.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.
  • Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.

Để đăng ký tiêm phòng cho trẻ, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đặt hẹn TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

Vi khuẩn lao có khả năng lây nhiễm từ người sang người qua đường hô hấp và tiếp xúc nên việc hiểu về đặc tính sống và sự tồn tại của vi trùng lao như vi trùng lao sống bao lâu trong không khí, chết ở nhiệt độ nào sẽ giúp con người phòng chống việc lây nhiễm của bệnh lao một cách tốt nhất.

Vi khuẩn lao là trực khuẩn có kích thước khoảng 0,4 x 3-5 mm, không có vỏ, không lông và không có nha bào. Trực khuẩn lao đứng thành đám nhỏ xếp chữ N, V, Y hoặc đứng riêng lẻ, vi khuẩn lao không nhuộm được bằng phương pháp thông thường mà bắt màu đỏ trên tiêu bản nhuộm Ziehl-Neelsen.

Vi khuẩn gây bệnh lao thuộc loại vi khuẩn ưa khí, không nuôi được ở môi trường thông thường mà cần môi trường giàu dinh dưỡng, phát triển chậm với thời gian phân chia khoảng 18 giờ/ 1 lần phân chia.

Vi khuẩn gây lao phổi, lao màng bụng, lao hạch...có sức đề kháng cao trong điều kiện khô và các yếu tố lý hóa khác, được gọi là vi khuẩn kháng cồn, kháng acid, hóa chất dùng để diệt vi khuẩn lao cần phải có nồng độ cao và thời gian tiếp xúc lâu thì mới có tác dụng.

Bệnh lao phổi sống được bao lâu

Vi khuẩn gây bệnh lao thuộc loại vi khuẩn ưa khí

Vi khuẩn lao sống bao lâu trong không khí sẽ phụ thuộc vào các yếu tố chính là: nhiệt độ, độ ẩm và bóng tối. Đặc điểm tồn tại của vi khuẩn lao như sau:

  • Vi khuẩn lao có thể tồn tại rất lâu trong môi trường không khí từ khoảng 3-4 tháng
  • Trong môi trường ẩm ướt và bóng tối thì vi khuẩn lao thậm chí tồn tại tận 3 tháng mà vẫn giữ nguyên độc lực
  • Vi khuẩn lao thuộc loại trực khuẩn hiếu khí vì vậy trong các ca lâm sàng thì vi khuẩn lao thường gặp nhiều với số lượng lớn nhất tại các hang lao có phế quản thông, nơi rất giàu oxy.

Bệnh lao phổi sống được bao lâu

Vi khuẩn lao có thể tồn tại rất lâu trong môi trường không khí từ khoảng 3-4 tháng

Vi khuẩn lao chết ở nhiệt độ nào? là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Trong các điều kiện khác nhau về nhiệt độ cũng như các tác nhân lý hóa thì vi khuẩn lao sẽ tồn tại được trong những khoảng thời gian khác nhau:

  • Dưới ánh sáng mặt trời: Vi khuẩn lao thường sẽ chết sau khoảng 1,5 giờ
  • Ở nhiệt độ 42°C: Vi khuẩn lao ngừng phát triển
  • Ở nhiệt độ 80°C trở lên: Vi khuẩn lao chết sau 10 phút
  • Trong điều kiện tiếp xúc với tia cực tím:Vi khuẩn lao chỉ tồn tại được trong khoảng 2-3 phút
  • Trong cồn 90°: Vi khuẩn lao sẽ bị tiêu diệt sau 3 phút
  • Trong acid phenic 5%: Vi khuẩn lao chỉ tồn tại trong khoảng 1 phút

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có cung cấp dịch vụ tiêm vắc-xin BCG phòng lao của công ty Vắc-xin và sinh phẩm Y tế, được sản xuất tại Việt Nam.

Những ưu điểm khi tiêm vắc-xin tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec bao gồm:

  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.
  • Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho trẻ.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp khách hàng có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Đối với khách hàng là trẻ em thì bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.

Để nhận tư vấn trực tiếp hoặc đặt lịch hẹn tiêm phòng cho con (bao gồm cả lịch nhắc lại), bố mẹ vui lòng đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline Phòng khám/ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec gần nhất.

XEM THÊM:

Vì sao cần tiêm phòng Lao cho trẻ sơ sinh

XEM THÊM: