Gia khánh hoàng đế là ai

18 tuổi con gái qua đời, 30 tuổi trở thành quả phụ, nhưng cuối cùng người phụ nữ này lại trở thành Hoàng Quý phi sống thọ đến hơn 70 tuổi.

  • Vị phi tần có hành trình thăng chức éo le nhất nhà Thanh: Bị giáng chức rồi phục sủng vì sinh nhiều con, kết cục cuối đời khiến bao người ngưỡng mộ
  • Chuyện về vị thái giám cuối cùng của Trung Quốc: Vừa tịnh thân nhập cung thì nhà Thanh sụp đổ, tiết lộ một bí mật khi hầu hạ các phi tần về đêm
  • Vị phi tần "hồng nhan bạc mệnh" của triều Thanh: Độc sủng hậu cung chưa bao lâu thì đã qua đời, phản ứng của Hoàng đế khi hay tin khiến hậu thế lưu tâm

Hầu hết các bộ phim cung đấu về thời nhà Thanh đều ít khi sử dụng bối cảnh là hậu cung của Gia Khánh đế.

Thứ nhất, do Gia Khánh là một vị vua rất truyền thống và quy củ, ông quản lí rất nghiêm hậu cung của mình.

Thứ hai là vì Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu của ông là một người phụ nữ có năng lực xuất chúng, bà quản lí hậu cung rất chỉn chu, không lạm quyền, không gây thị phi. Thêm vào đó, số lượng phi tần trong hậu cung của Gia Khánh đế cũng khá ít, chưa đến 20 người. Trong đó, có một phi tần khi Gia Khánh qua đời chỉ mới ở phi vị, nhưng đến khi chết đi lại trở thành Hoàng Quý phi.

Đó chính là Cung Thuận Hoàng Quý phi Nữu Hỗ Lộc thị. Cuộc đời của bà không có quá nhiều biến cố nhưng lại tồn tại nhiều điểm rất đặc biệt.

Gia khánh hoàng đế là ai

Cung Thuận Hoàng Quý phi Nữu Hỗ Lộc thị (1787 - 1860), xuất thân Tương Hoàng kỳ Mãn Châu, gia thế hiển hách. Bà sinh ra trong gia tộc nổi tiếng Nữu Hỗ Lộc thị, là hậu duệ của Hoằng Nghị công Ngạch Diệc Đô.

Tổ tiên gia tộc bà là Đồ Nhĩ Cách, con trai thứ 8 của Ngạch Diệc Đô. Nếu xét về độ bề thế của gia tộc, thậm chí xuất thân của bà còn cao hơn cảHiếu Hòa Duệ Hoàng hậuvốn cũng xuất thân từ một chi của Hoằng Nghị công phủ.

  • Vị phi tần có hành trình thăng chức éo le nhất nhà Thanh: Bị giáng chức rồi phục sủng vì sinh nhiều con, kết cục cuối đời khiến bao người ngưỡng mộ

  • Chuyện về vị thái giám cuối cùng của Trung Quốc: Vừa tịnh thân nhập cung thì nhà Thanh sụp đổ, tiết lộ một bí mật khi hầu hạ các phi tần về đêm

Năm 14 tuổi, Nữu Hỗ Lộc thị nhập cung, nhờ mẫu tộc hùng mạnh và nhan sắc hơn người, bà lọt vào mắt xanh của Gia Khánh đế và trở thành quý nhân với phong hiệu "Như".

Khi ấy Như Quý nhân đang độ xuân sắc, bà chỉ mới 14 tuổi còn Gia Khánh đế đã 43 tuổi. Tài liệu lịch sử cũng ghi chép lại, thời điểm vào cung có thể dùng bốn chữ "khuynh quốc khuynh thành" để miêu tả vẻ đẹp của Nữu Hỗ Lộc thị.

Gia khánh hoàng đế là ai

Tranh vẽ Cung Thuận Hoàng Quý phi.

Do là tỷ muội cùng gia tộc với Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu, bà vừa không bị đế vương lạnh nhạt vừa không bị bất kì ai làm khó dễ trong cung. Cuộc sống phi tần của Như Quý nhân trôi qua trong êm đềm và hạnh phúc. Năm Gia Khánh thứ 10 (1805), Như Quý nhân hạ sinh một công chúa, Gia Khánh đế vô cùng vui mừng tấn phong bà lên làm Như tần.

Đáng tiếc ngày vui ngắn chẳng tày gang, chỉ vài tháng sau công chúa chết yểu qua đời, khi ấy Nữu Hỗ Lộc thị chỉ mới 18 tuổi.

Gia khánh hoàng đế là ai

Dù rất đau lòng trước cái chết của con gái nhưng cuộc sống hậu cung vẫn còn rất dài, chỉ mấy năm sau Như Quý nhân tiếp tục nhận được sự sủng ái của Gia Khánh đế, được tấn phong thành Như phi và hạ sinh tiếp một cô công chúa nữa.

Nhưng chưa đầy 5 tuổi công chúa lại qua đời, đến năm Gia Khánh thứ 19 (1814), Như phi sinh được Hoàng Ngũ tử Miên Du - sau trở thành Huệ Đoan Thân vương.

Vui vầy cùng con cái chưa được bao lâu, năm bà 30 tuổi, Gia Khánh đế qua đời, Đạo Quang đế kế vị. Như phi được tân đế tôn làm Hoàng khảo Như Quý phi, rồi Hoàng khảo Như Hoàng quý phi.

  • Gia khánh hoàng đế là ai

    Phận đời của 6 vị Hoàng hậu nhà Thanh xuất thân Nữu Hỗ Lộc thị: Người đoản mệnh không con cái, người sống thọ hưởng hết vinh hoa phú quý thời hưng thịnh

Đến thời Hàm Phong đế, bà tiếp tục được tôn làm Hoàng tổ Như Hoàng Quý phi và qua đời năm Hàm Phong thứ 10 tại Viên Minh Viên. Hơn 70 năm cuộc đời, Cung Thuận Hoàng Quý phi sống qua 3 triều đại Gia Khánh, Đạo Quang và Hàm Phong.

Có một con trai và qua ba lần sinh nở nhưng bà vẫn có cuộc sống êm đềm không biến cố, không trở thành phi tần đắc sủng nhất nhì hậu cung nhưng lại trở thành một trong những phi tần sống thọ nhất và có địa vị cao nhất trong thời của bà. Đây là điều mà rất nhiều phi tần khác có ao ước cả đời cũng khó lòng có được.

(Nguồn: Qulishi, Sohu)