Baron là gì trong phong kiến châu âu

Sau bản đồ mùa đông thuộc sự kiện Snowdown của Liên Minh Huyền Thoại kết thúc, giờ đây các nhà phát triển tiếp tục bắt tay vào thiết kế sự kiện Lunar Revel - Tết Nguyên Đán sắp tới.

Khá ấn tượng là sự xuất hiện của 2 bức tượng của trang phục Nasus và Warwick Vệ Thần sắp được ra mắt tại phiên bản 8.2. Cả 2 bức tượng này được sắp xếp đối xứng tại 2 vị trí đường trên và đường dưới. Ngoài ra còn có biểu tượng của 2 trang phục được xuất hiện tại mỗi đường.

Thậm chí sinh vật mạnh nhất bản đồ là Baron Nashor cũng được trang trí lại. Phần đầu của Baron được thiết kế lại theo hình mẫu rồng Châu Á với những chi tiết đặc trưng không thể lẫn vào đâu được. Ngoài ra toàn thân của nó cũng được khoác lên màu đỏ trông nổi bật không kém.

Tuy nhiên lúc này bản đồ sẽ chuyển lại sắc xanh vốn có vì theo như phần đông các nước Châu Á đều có một mùa Tết mát mẻ chứ không lạnh giá như các nước Phương Tây. Thế nên màu sắc bản đồ cũng sẽ tương tự như cũ và chẳng khác nhau là mấy. Tất nhiên nó sẽ không ấn tượng bằng bản đồ mùa đông, thế nhưng 2 bức tượng được thiết kế 2 bên cùng Baron Nashor được thiết kế lại cũng đã đủ ấn tượng dành cho các fan hâm mộ Châu Á.

Song song với bản đồ mới, máy chủ thử nghiệm PBE của Liên Minh Huyền Thoại cũng giới thiệu hàng loạt trang phục mới của Nasus, Warwick, Lux, Gragas, Xayah và Rakan. Tất cả đều xuất hiện tại phiên bản 8.2 sắp tới, hãy cùng đón chờ nhé!

Niềm hạnh phúc của Hoàng tử William và Công nương Kate với con gái - nữ công chúa mới của nước Anh - mới chào đời.

Sáng nay, Chủ Nhật tôi ra phố mua báo và chẳng hề ngạc nhiên khi thấy các tờ báo Anh đồng loạt chạy ảnh cả trang nhất về 'Royal baby', bé gái vừa sinh ra trong gia đình William và Kate.

Hoàng gia Anh vừa có thêm một thành viên, bé gái và người kế vị ngôi báu thứ tư.

Tôi không muốn gọi họ là Hoàng tử, Nữ công tước, hay Công tôn công tằng gì cho nó nghiêm trọng bởi thực ra ở xứ sở dân chủ như Anh này, chính William và Kate đều làm hết sức để tỏ ra 'bình dân'.

Đây là một nhiệm vụ không dễ cho những người thuộc nhóm 'quý hiếm' là vua chúa thời nay.

Nhưng tôi cũng không quên hồi tuyên thệ nhập tịch Anh, các công dân, thần dân mới của Nữ hoàng Elizabeth II đều long trọng cam kết sẽ trung thành với bà và rất cả những người kế vị bà.

Vì bé gái vừa chào đời đã nghiễm nhiên vào hàng kế vị ngai vàng Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen ở vị trí thứ 4, hóa ra tôi cùng hàng triệu người dân ở Anh cũng phải trung thành với baby còn chưa có tên, tính đến hôm nay 03/05.

Chính thế, dù muốn hay không, có những quy luật, quy tắc tồn tại từ thời phong kiến, vượt trên cả các nguyên tắc xã hội hiện đại, khiến cho nước Anh là một nơi khá thú vị.

Câu chuyện mà tôi muốn chia sẻ hôm nay sẽ tập trung vào các điều cổ điển như nguyên tắc kế vị và chuyện vì sao thành viên Hoàng tộc Anh không có họ tên bình thường như đa số chúng ta.

Ai sẽ kế vị?

Đầu tiên, điều làm Hoàng gia Anh khác với rất nhiều vương triều châu Âu và châu Á là nguyên tắc kế vị ngôi báu.

Căn cứ vào các luật do Hoàng tộc và Nghị viện đồng ý với nhau từ cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18 như Bill of Rights (1689) hay The Act of Settlement (1701), thì ngai vàng ở Anh không nhất thiết phải truyền cho con trai.

Nguyên tắc 'dòng nam' - primogeniture phổ biến ở châu Âu và cả ở Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia cho đến ngày hôm nay, chỉ áp dụng một phần tại Anh, và vì thế, Anh là nước có Nữ hoàng cầm quyền.

Ta cần phân biệt hai khái niệm dù trong tiếng Anh đều gọi là 'Queen'.

Những bà cầm quyền hay The Queen - Monarch là nguyên thủ quốc gia mà chữ Hán gọi là Nữ vương, khác với các Queen chỉ là hoàng hậu hay vợ của Vua (King).

Cách truyền ngôi cũng rất thực tiễn, và không phân biệt con trai hay con gái, giúp loại trừ việc mất ngôi nếu không sinh được hoàng tử.

Nữ hoàng hiện nay, Elizabeth II là con gái cả của vua George VI và nối ngôi cha năm 1953.

Ngai vàng Anh tính từ Nữ hoàng hiện nay sẽ được truyền cho con trai cả của bà, Thái tử Charles, sau đó, là con trai của Charles tức William, rồi tiếp tục đến con trai cả của William là George (sắp hai tuổi), rồi đến em gái của George vừa chào đời.

Các hoàng tử Andrew, Edward và công chúa Anna dù là con của Nữ hoàng Elizabeth II và là chú, cô của William, cũng bị đẩy dần ra rìa, và vị trí nối ngôi của họ ngày càng xa.

Em của William là Hoàng tử Harry (hiện vẫn độc thân), cũng bị 'tụt hạng' sau con của William, và cho đến hôm nay chỉ còn ở vị trí 'xếp hàng kế vị' thứ 5, sau bé George và em bé vừa ra đời.

Nguồn hình ảnh, Getty

Chụp lại hình ảnh,

Niềm vui của công chúng Anh khi nhận được tin vui từ Hoàng Gia trong dịp cuối tuần này.

Nếu Công nương Kate có thêm một con nữa thì Harry còn bị đẩy tiếp xuống hàng thứ sáu.

Các nữ hoàng cầm quyền ở Anh thường lấy chồng ngoại quốc: Queen Victoria lấy ông Hoàng Albert người Đức, còn ông Philip chồng Nữ hoàng hiện nay là Hoàng tử xứ Hy Lạp, nhưng nay không bao giờ có chuyện ngôi báu Anh truyền ra bên ngoài.

Quốc hội Anh cũng có quyền can thiệp vào chuyện kế vị của Hoàng gia và có thể phế truất một vị vua hay nữ hoàng.

Chẳng hạn Vua James II trốn sang châu Âu năm 1688 và bị Quốc hội cho là 'bỏ trống ngai vàng' nên đã đưa cùng lúc hai con của ông, Mary và William lên cầm quyền.

Mục tiêu của họ là giữ ngôi báu trong tay các vua chúa Anh, chấm dứt thời kỳ ngai vàng một nước do một ông hoàng nước ngoài tới nhận như chuyện xảy ra ở khá nhiều quốc gia châu Âu khác cùng thời.

Như đã nói, người Anh rất thực dụng và thực tiễn, kể cả trong chuyện triều chính.

Ngoài chuyện để con gái nối ngôi và truyền ngai vàng theo dòng nữ, Anh Quốc còn giảm đi vai trò của nam và coi ai cao tuổi hơn thì kế vị trong một nhà.

Chẳng hạn năm 2013, Quốc hội lại thông qua một luật không cho em trai giành ngôi trên chị gái như xưa nên cứ con cả là được ưu tiên trong bảng kế vị, dù là con trai hay con gái.

Điều này cho thấy xu hướng nữ quyền được đề cao hơn và cũng giúp giảm thiểu nguy cơ để trẻ con lên làm vua.

Vì thời xưa không ít khi một vị vua chỉ sinh con gái trước và mãi về sau mới có một hoàng tử.

Sau khi vua qua đời người ta gạt các công chúa đã trưởng thành sang một bên và đưa một cậu bé, có khi mới vài tháng tuổi lên làm vua, và quyền lực thực tế lại rơi vào tay một quan nhiếp chính nào đó.

Tóm lại ở Anh ngày nay, vương triều có nguyên tắc truyền ngôi vừa thực tiễn, vừa không phân biệt nam nữ, ai ngồi trên ngai vàng thì con cả của người đó kế vị và truyền đi tiếp, trong một nhà thì con nào sinh ra trước thì hưởng quyền kế vị trước, bất kể là nam hay nữ.

Vẫn rất khác người

Như đã thấy, vương triều Anh không ngừng thay đổi để tồn tại cùng xã hội hiện đại nhưng các thành viên Hoàng tộc vẫn có nhiều điều khác người thường chúng ta. Nữ hoàng Elizabeth II duyệt đội danh dự ở lâu đài Windsor

Điều dễ thấy nhất là Anh Quốc không phải nền cộng hòa nên các danh hiệu quý tộc vẫn còn nguyên.

Trong khi đó, ở rất nhiều nước châu Âu khác như Pháp, Đức, Ba Lan, Nga...nếu bạn thừa kế một cái tước quý tộc cha ông để lại thì cứ việc khoe trên danh thiếp nhưng không có ý nghĩa gì về mặt pháp lý cả.

Nói ngắn gọn thì các tước quý tộc và họ tên của bạn là chuyện riêng tư và nhà nước không can thiệp nhưng cũng không cấm.

Còn ở Anh thì khác.

Danh hiệu, tước quý tộc và chuyện thừa kế chúng ra sao, đi kèm với các dinh thự, lâu đài...vẫn là đối tượng của hệ thống pháp lý.

Đầu tiên là tước quý tộc loại phong tặng.

Nguồn hình ảnh, EPA Picture

Chụp lại hình ảnh,

Nay thì việc công chúa mới sinh sẽ được đặt tên ra sao đang là một chủ đề quan tâm trong công chúng Anh và cả giới cá cược.

Tất cả các thành viên Thượng viện Anh đều có là nam tước (baron) hoặc nữ nam tước (baroness), đi kèm với danh hiệu là 'lãnh chúa một vùng'.

Ví dụ ông Tony Hall, hiện là Tổng giám đốc tập đoàn BBC, có tước Lord Hall of Birkenhead.

Hiển nhiên đó chỉ là tượng trưng vì ông Hall lấy tên nơi sinh là Birkenhead làm 'đất phong' thôi chứ không không có quyền gì ở cái thị trấn đó cả.

Và tước này cũng chỉ trao cho ông trước khi về làm lãnh đạo BBC để ghi nhận cho các công trạng khi làm giám đốc nhà hát ballet Anh, và không được truyền lại cho ai cả.

Nó không hơn các huân huy chương ở những nước theo thể chế cộng hòa là bao nhiêu và người được phong cũng không nhận thêm khoản tiền nào.

Thuộc dòng quý tộc

Nhưng các vị Lord thuộc dòng quý tộc Anh thật thì khác.

Thứ nhất, họ vẫn có nhà, đất riêng và có quyền truyền lại cho con cháu các tài sản cùng danh hiệu, gọi là hereditary peerage.

Các tước này tuy thế lại chỉ đi kèm với gia sản như lâu đài, điền trang thái ấp và một khi mất tước hiệu cũng mất luôn gia sản.

Ngược lại, người ta có thể bán gia sản đi kèm tước hiệu và người mua cũng nhận tước quý tộc.

Điểm khiến vua chúa, quý tộc Anh khác chúng ta nữa là họ không có họ (surname, family name) mà 'ăn theo' đất phong hoặc địa danh họ có gia sản.

Ví dụ Hoàng tử Harry khi vào quân đội thì là trung uý Harry Wales, lấy nguyên cả xứ Wales làm họ.

Vì Harry được bà nội phong cho làm Hoàng tử xứ Wales, Prince of Wales.

Cũng như vậy, cô gái bình dân Kate Middleton khi cưới chồng, Hoàng tử William thì cũng được phong làm Nữ Công tước xứ Cambridge.

Và từ đó, họ của cô này là Cambridge, giống như chồng cô, Hoàng tử William, Công tước xứ Cambridge.

Và tất nhiên, cái họ Cambridge này cũng chỉ dành riêng cho Kate, và cha mẹ và hai em của cô vẫn là những người bình dân.

Thứ nhì, họ tên của đại quý tộc cũng không nhất thiết phải là tên của dòng họ và điều này có thể thay đổi.

Chẳng hạn cả William và Harry thuộc dòng Windsor, lấy theo tên lâu đài trụ sở riêng của bà nội họ, Nữ hoàng Elizabeth II, nên có lúc báo chí gọi đây là hai hoàng tử Windsor, có lúc là Cambridge và Wales.

Hoàng tử William còn là Công tước Cambridge

Thứ ba, tên họ của thành viên Hoàng tộc cũng không ảnh hưởng gì đến quyền kế vị.

Nguồn hình ảnh, PA

Chụp lại hình ảnh,

Các lệ tục trong việc đặt tên, họ trong hoàng gia và giới quý tộc Anh tiếp tục là một chủ đề truyền thống được công chúng bàn luận nhất là trong dịp này.

Cô Zara Philips, con của công chúa Anna, sau khi lấy chồng đã nhận họ của chồng là Philips, một họ rất bình dân, nhưng vẫn có quyền xếp hàng thứ 16 trong bảng kế vị ngôi báu vì cô là cháu gái lớn nhất của Nữ hoàng.

Trước năm 1917, thành viên Hoàng tộc Anh hoàn toàn không có họ và các vua chúa chỉ dùng tên Thánh cùng tước hiệu đời thứ bao nhiêu, tùy họ chọn, ví dụ như Vua James I, II, Vua Henry V, VIII, Nữ hoàng Elizabeth I...

Nhưng từ sau đó, vương triều hiện nay lấy lâu đài Windsor làm họ, theo quyết định của Vua George nhằm xóa đi gốc gác từ Đức (dòng Saxe-Coburg-Gotha), nhưng cũng lại vẫn duy trì cách dùng đất phong làm họ như giới quý tộc Anh.

Những thay đổi này khiến các câu chuyện về Hoàng gia vẫn có chút tính thời sự ở thế kỷ 21, khi truyền thống vẫn sống tiếp và hoà trộn với các yếu tố hiện đại.

Người ta có thể thích hay không thích Hoàng gia Anh nhưng chuyện tưởng như 'cổ tích' về triều chính, danh tước, họ tên giới đại quý tộc và quý tộc ở đây ít ra cũng là một biểu tượng thú vị cho quốc gia.

Hoàng gia thậm chí là một 'thương hiệu' khiến Anh Quốc vẫn có gì đó khác các quốc gia còn lại ở châu Âu và trên thế giới.

Với em bé vừa chào đời, Nữ hoàng Anh quả là có 'con đàn cháu đống' và tương lai của Hoàng tộc Windsor chắc sẽ còn rất dài lâu, mạnh khoẻ.

Chủ đề