Bao nhiêu tuổi mới được làm thẻ căn cước

Khác với chứng minh nhân dân có thời hạn sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp, thẻ Căn cước công dân phải được đổi theo độ tuổi nhất định.

Bao nhiêu tuổi phải đổi thẻ Căn cước công dân?

Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi (theo Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014).

Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi phải đổi thẻ thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Ví dụ: Nếu thẻ Căn cước công dân được cấp năm 24 tuổi thì có giá trị sử dụng tới năm 40 tuổi mới phải đổi.

Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân và sau đó phải đi đổi thẻ khi đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi, đủ 60 tuổi. Sau 60 tuổi không cần đổi thẻ Căn cước công dân nữa.

Trường hợp chứng minh nhân dân được cấp trước ngày 01/01/2016 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn (15 năm kể từ ngày cấp) và không bắt buộc phải đổi sang thẻ Căn cước công dân.

Nếu có nhu cầu hoặc khi chứng minh nhân dân hết hạn (không phân biệt bao nhiêu tuổi, dù đã ngoài 60 tuổi) thì làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân. Số thẻ Căn cước công dân khi cấp đổi sẽ giữ nguyên giống với số chứng minh nhân dân 12 số còn chứng minh nhân dân 9 số cấp đổi sẽ được cấp số mới

3 độ tuổi bắt buộc phải đổi thẻ Căn cước công dân (Ảnh minh họa)

Thủ tục đổi thẻ Căn cước công dân

Bước 1: Điền vào Tờ khai Căn cước công dân tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện.

Bước 2:

- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu thông tin về công dân trong Tờ khai căn cước công dân với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần đổi thẻ.

- Nộp lại thẻ Căn cước công dân.

- Trường hợp công dân thông tin có sự thay đổi, chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì yêu cầu công dân xác định thông tin chính xác và xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong Tờ khai căn cước công dân.

- Trường hợp đủ điều kiện, thủ tục thì tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân, Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (mẫu CC02) chuyển cho công dân kiểm tra xác nhận thông tin.

Con tôi đang học THCS. Xin hỏi con tôi có được làm Căn cước công dân gắn chíp không, thủ tục thế nào? Bạn đọc có email havanxxx@gmail.com gửi câu hỏi nhờ Báo Lao Động tư vấn.

Người dân làm thủ tục Căn cước công dân gắn chíp tại Quận Tân Bình, TPHCM. Ảnh: Nam Dương

Về vấn đề này, Luật sư Trần Phi Đại, Đoàn Luật sư TPHCM, cho biết:

Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau: Người được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân

1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.

2. Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.

Điều 26. Nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:

1. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;

2. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

3. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;

4. Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

Như vậy, nếu con bạn từ đủ 14 tuổi trở lên thì đủ điều kiện về độ tuổi được cấp Căn cước công dân gắn chíp.

(Chinhphu.vn) - Đối với công dân là trẻ em dưới 6 tuổi nhưng chưa đăng ký khai sinh thì thực hiện cấp thẻ căn cước công dân đồng thời khi đăng ký khai sinh.

Đề xuất trên được đưa ra trong dự thảo Luật căn cước công dân (sửa đổi) vừa được Bộ Công an đăng tải để lấy ý kiến đóng góp.

Dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) gồm 07 Chương, 45 Điều quy định về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; quản lý, sử dụng thẻ căn cước công dân; tài khoản định danh điện tử; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Trong đó, về trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước công dân, dự thảo Luật đã sửa đổi bổ sung theo hướng quy định tách riêng trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước công dân công dân dưới 14 tuổi và công dân từ đủ 14 tuổi trở lên để phù hợp với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của dự thảo Luật.

Theo đó, đối với công dân từ đủ 14 tuổi trở lên, trình tự, thủ tục cấp cơ bản không thay đổi; đối với công dân là trẻ em dưới 06 tuổi nhưng chưa đăng ký khai sinh thì thực hiện cấp thẻ căn cước công dân đồng thời khi đăng ký khai sinh.

Trường hợp công dân là trẻ em đã đăng ký khai sinh thì cha, mẹ hoặc người giám hộ đến cơ quan quản lý căn cước và thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước công dân theo quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 2 Điều 24 cho trẻ em (trẻ em dưới 06 tuổi thì không thu nhận thông tin sinh trắc học).

Trường hợp công dân là trẻ em đủ 06 tuổi trở lên thì cha, mẹ hoặc người giám hộ phải đưa trẻ em đó đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận ảnh khuôn mặt khi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước công dân.

Điểm a, c, d, đ Điều 24 dự thảo Luật Căn cước công dân quy định: Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu quy định tại Điều 15 của Luật này kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để xác định chính xác người cần cấp thẻ căn cước công dân.

Trường hợp thông tin công dân chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, công dân phải xuất trình các giấy tờ hợp pháp để thực hiện thủ tục cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Tiếp đó, kiểm tra, ký vào phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân. Cán bộ tiếp nhận cấp giấy hẹn trả thẻ căn cước công dân cho người đến làm thủ tục.

Trả thẻ căn cước công dân theo địa điểm trong giấy hẹn. Trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác, cơ quan quản lý căn cước trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát.

Bao nhiêu tuổi thì được cấp căn cước công dân?

Theo quy định tại Điều 19 của Luật Căn cước công dân 2014, từ khi đủ 14 tuổi, công dân Việt Nam sẽ được cấp thẻ Căn cước công dân.

Làm chứng minh nhân dân từ bao nhiêu tuổi?

Đối tượng cấp mói: Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên có nghĩa vụ đến cơ quan Công an cấp huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp CMND theo quy định tại Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/2/1999.

Bao nhiêu tuổi làm CCCD 2023?

Tính đến năm 2023 thì những người sinh vào các năm 1998, 1983 và 1963 đã lần lượt trở thành công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Như vậy, những người thuộc các năm sinh trên bắt buộc phải đổi thẻ CCCD mới (tức CCCD gắn chip) trong năm 2023.

14 tuổi làm căn cước công dân cần những gì?

Trẻ từ đủ 14 tuổi làm CMND/CCCD cần những gì?.

Sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.

Giấy khai sinh..

Giấy tờ chứng minh nếu có thay đổi về thông tin nhân thân..

Chủ đề