Bao nhiêu tuổi được dụng Facebook

 Đó là những câu hỏi mà các blogger và người dùng Twitter đang tranh luận sôi nổi hôm 4/6

Trẻ nhỏ có nên sử dụng Facebook? Và nếu có thể thì với điều kiện gì?

Đó là những câu hỏi mà các blogger và người dùng Twitter đang tranh luận sôi nổi hôm 4/6 sau khi một bài báo nói rằng Facebook đang xem xét phương án cho phép trẻ em dưới 13 tuổi truy cập trang web này nếu có sự đồng ý của cha mẹ.

“Cho dù chúng ta có muốn hay không thì vẫn có hàng triệu trẻ em đang sử dụng Facebook". Ảnh CNN

Hiện tại, Facebook cấm trẻ dưới 13 tuổi. Tuy nhiên, các dữ liệu từ Báo cáo tiêu dùng và Nghiên cứu của Microsoft cho thấy nhiều trẻ vẫn đang sử dụng trang web này và thường là các bậc phụ huynh biết điều đó. Một cuộc khảo sát các Báo cáo tiêu dùng năm 2011 cho thấy 7,5 triệu trẻ dưới 13 tuổi đang dùng Facebook, gần 1/3 trẻ 11 tuổi và hơn một nửa trẻ 12 tuổi đang sử dụng có sự đồng ý của bố mẹ - một cuộc khảo sát ở 1.007 người của cơ quan Nghiên cứu Microsoft cho hay. Những người ủng hộ việc dỡ bỏ lệnh cấm dưới 13 tuổi cho rằng để trẻ sử dụng Facebook với sự giúp đỡ của người lớn sẽ giúp chúng sử dụng mạng xã hội an toàn hơn. “Cho dù chúng ta có muốn hay không thì vẫn có hàng triệu trẻ em đang sử dụng Facebook. Và vì dường như không có cách nào hiệu quả một cách triệt để để tách chúng ra khỏi dịch vụ này, nên cách tốt nhất và an toàn nhất là cung cấp cho trẻ một môi trường an toàn, đảm bảo và riêng tư, cho phép trẻ tương tác với bạn bè, người thân mà không phải nói dối tuổi” – Larry Magid viết trên Forbes.com. Magid nói rằng Facebook dành cho trẻ em không nên có quảng cáo và cần phải có thêm những biện pháp bảo vệ sự riêng tư . Những ý kiến khác thì cho rằng Facebook đang cố gắng kiếm lời từ đối tượng dưới 13 tuổi. Common Sense Media – một nhóm vận động đã so sánh Facebook với “Big Tobacco”. “Cùng với sự quan tâm và áp lực ngày càng tăng xung quanh mô hình kinh doanh của Facebook, có vẻ như công ty này đang làm bất cứ điều gì để xác định dòng doanh thu mới và lợi nhuận ngắn hạn nhằm gây ấn tượng với các cổ đông” – ông James Steyer, CEO của nhóm này nhận định. “Tuy nhiên đây là vấn đề quan trọng nhất: Hoàn toàn không có bằng chứng về giá trị giáo dục và xã hội của Facebook đối với trẻ dưới 13 tuổi. Thực vậy, có rất ít người quan tâm đến sự riêng tư cũng như những ảnh hưởng đối với sự phát triển nhận thức, cảm xúc và xã hội của trẻ. Cái mà Facebook đang đề xuất giống với chiến lược của Big Tobacco trong việc lôi kéo người trẻ”. “Rồi sau đó sẽ là gì? Facebook dành cho trẻ sơ sinh chăng ?” Hôm 4/6,  Wall Street Journal (WSJ) đã đăng một báo cáo trên trang nhất nói rằng Facebook đang xem xét phương án cho phép trẻ em truy cập vào mạng xã hội có hơn 900 triệu người dùng này. “Phương án đang được thử nghiệm là kết nối tài khoản của trẻ với tài khoản của cha mẹ. Việc này giúp phụ huynh có thể quyết định con họ được phép kết bạn với ai và có thể dùng những ứng dụng nào” – tờ WSJ đưa tin, trích dẫn các nguồn tin giấu tên. “Các tính năng dành cho trẻ dưới 13 tuổi cho phép Facebook và các đối tác của công ty này thu phí phụ huynh khi con họ truy cập vào trò chơi điện tử và các ứng dụng giải trí khác”. Trong một tuyên bố được gửi tới CNN và các hãng tin khác, Facebook không phủ nhận việc đang xem xét vấn đề này, nhưng nói rằng công ty này chưa có gì chính thức để thông báo.

“Nhiều báo cáo gần đây nhấn mạnh rằng rất khó để thực thi việc hạn chế độ tuổi trên Internet, đặc biệt là khi cha mẹ muốn con cái họ truy cập những nội dung và dịch vụ trực tuyến. Chúng tôi vẫn đang bàn bạc với các bên liên quan, các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách để tìm ra cách tốt nhất giúp các bậc phụ huynh giữ cho con mình được an toàn trong một môi trường trực tuyến đang phát triển” – tuyên bố của Facebook viết.

Đừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội (*):

Đến lúc quy định độ tuổi sử dụng mạng xã hội

Hiện nay, pháp luật Việt Nam không quy định trẻ em bao nhiêu tuổi thì mới được tham gia mạng xã hội nên đã xảy ra nhiều vụ việc đau lòng khi các em tập làm theo hướng dẫn trên mạng

  • Đừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội! (*): Hãy đồng hành, trải nghiệm cùng con!

  • Đừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội!: Sống ảo, nỗi đau thật

  • Đừng bỏ mặc con trẻ với mạng xã hội!

  • Bỗng dưng chết... trên mạng xã hội!

Không chỉ tập làm theo, nhiều trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục, bị kích động bạo lực, phim ảnh đồi trụy khi tham gia mạng xã hội… Vì vậy, đã đến lúc cần thiết phải có quy định pháp luật về độ tuổi tối thiểu tham gia mạng xã hội, thời gian sử dụng mạng.

Đừng chần chừ nữa!

Một điều không thể phủ nhận tính tích cực của mạng xã hội là đem lại nhiều kiến thức bổ ích, mới mẻ cho người dùng, trong đó có trẻ em. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng có mặt trái, đó là trên môi trường mạng luôn ẩn chứa nhiều rủi ro khi thông tin xấu, độc luôn xuất hiện. Trẻ em với sự nhận thức chưa hoàn thiện và sự hình thành nhân cách chưa đầy đủ rất dễ bị đầu độc nếu không có biện pháp giám sát, ngăn chặn.

Hiện nay, Luật Trẻ em tại điều 1 quy định: "Trẻ em là người dưới 16 tuổi", là cơ sở pháp lý để xác định độ tuổi của trẻ em. Thế nhưng, Luật Trẻ em và các văn bản liên quan không có quy định nào về việc trẻ em ở độ tuổi nào thì mới được tham gia mạng xã hội. Vì vậy, trên thực tế, có những trẻ 7-8 tuổi đã tham gia mạng xã hội. Hiện nay, các trang mạng xã hội lớn như: Facebook, YouTube (Google) hay Twitter, Whatsapp… đều quy định rõ độ tuổi được phép của người dùng từ khi bắt đầu mở tài khoản là 13 tuổi. Tại Việt Nam việc tuân thủ quy định này trên thực tế phần lớn chỉ dựa vào sự trung thực khi khai báo của người sử dụng chứ không có gì để xác định tính chính xác của việc khai báo.

Đã đến lúc phải quy định độ tuổi trẻ em tham gia mạng xã hội để tránh những vụ việc đau lòng khi các em tập làm theo hướng dẫn trên mạng Ảnh: QUANG LIÊM

Trước thực tế trên, năm 2019, Bộ Thông tin và Truyền thông đã từng có dự kiến xây dựng một văn bản pháp quy để quy định về độ tuổi được phép tham gia mạng xã hội của trẻ em. Rất tiếc là đến nay, sau gần 2 năm, văn bản pháp quy này vẫn chưa được ra đời.

Theo thống kê, hiện nay, Việt Nam có hơn 60 triệu người sử dụng internet, đứng thứ 18 thế giới và là một trong 10 nước có lượng người dùng Facebook và YouTube cao nhất thế giới, trong đó thanh thiếu niên chiếm tỉ lệ khá lớn. Vì vậy, đã đến lúc nên quy định độ tuổi tối thiểu cho người sử dụng mạng xã hội. Về độ tuổi có thể tham khảo các mạng xã hội lớn quy định là 13 hoặc có thể khởi điểm là tròn 14 tuổi. Đối với độ tuổi 14, các cơ quan có thẩm quyền có thể kiểm chứng độ tuổi người sử dụng mạng xã hội thông qua giấy tờ cá nhân là căn cước công dân.

"Săn" và xử nghiêm các thông tin xấu, độc

Điều 54 Luật Trẻ em quy định về trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng nêu rõ các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục và bảo vệ trẻ em khi tham gia môi trường mạng dưới mọi hình thức; cha, mẹ, giáo viên và người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm giáo dục kiến thức, hướng dẫn kỹ năng để trẻ em biết tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, cung cấp sản phẩm, dịch vụ thông tin, truyền thông và tổ chức các hoạt động trên môi trường mạng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em theo quy định của pháp luật.

Kế đến, Nghị định 56/2017/NĐ-CP ngày 29-5-2017 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Trẻ em, tại điều 35 quy định về trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải có biện pháp sử dụng dịch vụ bảo vệ người sử dụng là trẻ em; phải cảnh báo hoặc gỡ bỏ thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em, thông tin, dịch vụ giả mạo, xuyên tạc xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.

Đặc biệt hiện nay, quy định về sử dụng, cung cấp, chia sẻ thông tin xấu, độc trên môi trường không gian mạng bị xử phạt tương đối nghiêm khắc. Theo điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 3-2-2020 của Chính phủ quy định những hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin cổ xúy các hủ tục, mê tín dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn… sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Như vậy, về mặt quy định pháp luật đã có. Thế nhưng thực tế thời gian qua, những thông tin xấu, độc trên mạng xã hội bị xử phạt và buộc tháo gỡ khỏi môi trường mạng phần lớn được phát hiện từ phản ánh của các cơ quan báo chí, người dùng mạng xã hội. Vì vậy, vấn đề còn lại là các cơ quan có thẩm quyền cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý thật nghiêm những trường hợp cung cấp, chia sẻ thông tin độc hại trên mạng xã hội.

Một vấn đề cũng hết sức quan trọng là trách nhiệm của các bậc phụ huynh và nhà trường. Nếu cha mẹ, thầy cô giáo xem đây là việc quan trọng thì chắc chắn sẽ không để cho con trẻ tự do sử dụng mạng xã hội mà không có sự kiểm soát, giám sát và định hướng.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 23-3

Luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn Luật sư TP HCM)

Video liên quan

Chủ đề