Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023

Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2023

(MPI) – Ngày 04/9/2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Tờ trình gửi Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2023.

Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
Ảnh minh họa. Nguồn: MPI

Theo đó, kinh tế phục hồi tích cực, tăng trưởng GDP vượt kịch bản cao. GDP Quý II ước tăng 7,72% so với cùng kỳ, cao nhất kể từ năm 2011. Tính chung 06 tháng, GDP ước tăng 6,42% so với cùng kỳ, cao hơn kịch bản tại Nghị quyết 01/NQ-CP và cùng kỳ năm 2021. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. CPI tính chung 08 tháng tăng 2,58%, tương đương cùng kỳ các năm 2018-2021. Chú trọng hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Tập trung tháo gỡ, xử lý các vấn đề tồn đọng, kéo dài, các doanh nghiệp, dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ đổi mới sáng tạo. Làm tốt công tác chăm lo phát triển văn hóa, xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tiếp tục được triển khai đồng bộ, hiệu quả, …

Với mục tiêu tổng quát, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng lực nội tại, tính tự chủ, khả năng chống chịu và tính thích ứng của nền kinh tế; có giải pháp kịp thời; tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời củng cố, phát triển các động lực tăng trưởng trong trung và dài hạn. Tiếp tục ưu tiên hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật; đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, khơi thông, huy động và phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển. Quyết liệt và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đột phá chiến lược, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, dự án xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, …

Nội dung các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong năm 2023 bám sát nhiệm vụ, giải pháp lớn tại Nghị quyết số 16/2021/QH15 của Quốc hội, Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2025 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.

Về tình hình triển khai kế hoạch đầu tư công năm 2022, tính đến ngày 31/8/2022, tổng số vốn ngân sách nhà nước các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã phân bổ, giao chi tiết cho các dự án đủ thủ tục đầu tư, đủ điều kiện giải ngân là 507.998,244 tỷ đồng, đạt 93,7% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó vốn trong nước đạt 93,4%, vốn nước ngoài đạt 98,8%.

Một số giải pháp triển khai trong thời gian tới đó là rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và nâng cao hiệu quả đầu tư công. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong triển khai dự án đầu tư công, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn, giải ngân vốn; cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp giải ngân chậm, gắn với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đầu tư công, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giao kế hoạch, giải ngân, giám sát, đánh giá đầu tư, tích hợp các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về quản lý đầu tư công nhằm giảm thiểu thủ tục hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch thông tin và tăng cường giám sát đối với đầu tư công.

Mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án để phát huy hiệu quả đầu tư, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia, các dự án trọng điểm, dự án liên vùng. Hoàn thành các dự án quan trọng từ giai đoạn 2016-2020 sang giai đoạn 2021-2025; Khởi công mới một số dự án có tính chất cấp bách, quan trọng, có tác động tích cực đến quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tỷ trọng chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước chiếm khoảng 29% tổng chi ngân sách nhà nước; tăng cường vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương trong đầu tư công. Phấn đấu giải ngân đạt trên 95% kế hoạch vốn năm 2023./.

Minh Hậu
Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Tỉnh Long An phấn đấu đến năm 2023 có 100% khu, cụm công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn sẽ có khu xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn.

Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An, địa bàn tỉnh hiện có 16 khu công nghiệp và 22 cụm công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích hơn 3.200ha, tỷ lệ lấp đầy đạt trên 90%.

Tỷ lệ khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung hiện đạt 97%. Hầu hết các khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải đạt hiệu quả.

Tuy nhiên, một số khu, cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động, thu hút đầu tư chưa thu gom triệt để nước thải của doanh nghiệp; nhà máy xử lý nước thải tập trung vận hành chưa hiệu quả; chưa đầu tư hoặc đầu tư nhưng không vận hành khu xử lý nước thải tập trung (các cụm công nghiệp Đức Hòa Hạ, Đức Hòa Đông, Hoàng Gia…).

[Xử lý nước thải sinh hoạt đô thị: Người gây ô nhiễm phải trả tiền?]

Tỉnh phấn đấu đến cuối năm 2022 sẽ có 98% khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn, hiệu quả và nâng tỷ lệ này đạt 100% vào năm 2023.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm soát chặt chẽ công tác bảo vệ môi trường khu, cụm công nghiệp, khu dân cư đô thị; tập trung xử lý tình trạng ô nhiễm cục bộ các tuyến kênh, rạch.

Đặc biệt, nghiên cứu tham mưu các giải pháp nhằm xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường tại 3 cụm công nghiệp gồm: Hoàng Gia, Đức Hòa Hạ và Đức Hòa Đông.

Sở Tài nguyên và Môi trường Long An phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, địa phương liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra và kiểm soát ô nhiễm tại khu, cụm công nghiệp, các doanh nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và phát sinh nguồn thải lớn (nước thải, khí thải và chất thải rắn); rà soát việc chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhằm tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước; thực hiện hoàn thành các dự án về môi trường.../.