Báo cáo công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh

Những năm qua, tập thể cán bộ, nhân viên Trạm Y tế thị trấn Mỹ Lộc (Mỹ Lộc) đã không ngừng nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ của tuyến y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn, thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế.

Người dân khám bệnh tại Trạm Y tế thị trấn Mỹ Lộc.

Thị trấn Mỹ Lộc có 1.365 hộ với gần 5.300 nhân khẩu, sinh sống ở 11 tổ dân phố nằm dọc hai bên Quốc lộ 21A. Bác sĩ Đặng Khánh Liêm, Trạm trưởng Trạm Y tế thị trấn cho biết: Những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, trạm đã được đầu tư cơ sở vật chất khang trang với đầy đủ các phòng chức năng theo yêu cầu, rộng, thoáng mát. Trạm có 4 cán bộ, nhân viên y tế, gồm: 1 bác sĩ, 1 y sĩ, 1 điều dưỡng và 1 dược sĩ. Để thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, trạm luôn bám sát vào các nội dung hoạt động của ngành để phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, nhân viên trong công tác khám, điều trị và phòng chống dịch bệnh; tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên được tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ do y tế tuyến trên tổ chức, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ... Hàng tháng, trạm đều duy trì giao ban định kỳ, đánh giá kết quả hoạt động trong tháng và triển khai hoạt động cho tháng tới; thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, bảo đảm xử trí, cấp cứu kịp thời các ca bệnh. Trạm Y tế thị trấn thực hiện tốt các nội dung của Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế; làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn; chủ động xây dựng kế hoạch giám sát dịch và thực hiện nghiêm việc giám sát các ổ dịch, các bệnh có nguy cơ bùng phát thành dịch. Các chương trình y tế được triển khai đồng bộ, đạt các chỉ tiêu được giao như chương trình phòng, chống sốt xuất huyết, sốt rét, phòng, chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt là phòng chống dịch COVID-19. Trạm Y tế thị trấn chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhân dân thông qua nhiều hình thức, như tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, chiến dịch truyền thông, qua hệ thống pa nô, áp phích và tuyên truyền trực tiếp khi người dân đến khám chữa bệnh. Nội dung tuyên truyền tập trung vào vấn đề: Các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống tệ nạn xã hội... góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về công tác chăm sóc sức khỏe. Ba tháng đầu năm 2022, thị trấn Mỹ Lộc có 837 ca mắc COVID-19 (hầu hết mắc từ ngày 27-2-2022 đến nay), được cách ly, quản lý, điều trị tại nhà. Đợt cao điểm, có ngày thị trấn Mỹ Lộc có trên 50 ca mắc mới, trạm y tế quản lý tới trên 550 ca mắc COVID-19 không triệu chứng, triệu chứng nhẹ, áp dụng cách ly, điều trị tại nhà. Các trường hợp thực hiện cách ly, điều trị tại nhà đều được đánh giá đủ điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị đảm bảo cách ly y tế; ký cam kết thực hiện các biện pháp cách ly y tế và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; được hướng dẫn tự chăm sóc, tự theo dõi sức khỏe tại nhà; chuẩn bị các thuốc điều trị cần thiết như thuốc hạ sốt, thuốc giảm ho, bổ sung các loại vitamin; khuyến cáo không tự ý dùng kháng sinh; chuẩn bị các vật dụng cần thiết. Trạm cung cấp số điện thoại của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của thị trấn; số điện thoại của cán bộ, nhân viên trạm y tế và số điện thoại của  tổ COVID cộng đồng. Thời gian qua, địa bàn thị trấn có 2 trường hợp F0 cao tuổi, có bệnh nền được quản lý, cách ly, điều trị tại nhà, có dấu hiệu bất thường đã được thông tin kịp thời chuyển đến khu điều trị tập trung của huyện, được điều trị kịp thời và đã khỏi bệnh. Hiện, thị trấn Mỹ Lộc đang quản lý, cách ly, điều trị tại nhà 53 trường hợp mắc COVID-19 không triệu chứng, triệu chứng nhẹ; tình hình cơ bản được kiểm soát; số ca mắc mới giảm dần, những ngày gần đây không ghi nhận ca mắc mới. Đặc biệt là người dân đã nâng cao ý thức phòng chống dịch, bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng; tự giác thực hiện 5K, tiêm vắc-xin phòng COVID-19 khi đến lịch. 

Bên cạnh đó, Trạm Y tế đã triển khai hiệu quả Chương trình phòng chống các loại dịch bệnh, chủ động giám sát và phòng chống các loại dịch bệnh nguy hiểm kịp thời, không để xảy ra dịch lớn, đảm bảo an toàn thực phẩm. Công tác phòng chống HIV/AIDS cũng được đẩy mạnh, thông qua các buổi tuyên truyền tỷ lệ người dân hiểu biết về đường lây truyền và cách phòng tránh HIV/AIDS ngày càng cao. Định kỳ tổ chức truyền thông, tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, phòng bệnh truyền nhiễm cho phụ nữ; tuyên truyền phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em, tư vấn cho các bà mẹ mang thai. Nhờ đó, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng của thị trấn giảm qua các năm xuống còn 13,51% thể thấp còi, 11,86% thể cân nặng. Trẻ em trong độ tuổi được tiêm đầy đủ vắc-xin phòng bệnh, được uống bổ sung Vitamin A đầy đủ; 100% trẻ dưới 2 tuổi được theo dõi tăng trưởng 3 tháng/lần (trẻ bị suy dinh dưỡng 1 tháng/lần) và trẻ từ 2 đến 5 tuổi được theo dõi 1 lần/năm; 90% phụ nữ sinh con được khám thai 3 lần trở lên trong 3 thời kỳ thai nghén và được tiêm phòng đầy đủ; 99% hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 95% hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh. Trạm còn thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng, đơn vị, trường học kiểm tra y tế học đường, khám sức khỏe định kỳ cho học sinh ở các trường học trên địa bàn... chủ động về vật tư, thiết bị y tế và con người, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.

Từ đầu năm 2021 đến nay, Trạm Y tế thị trấn Mỹ Lộc đã khám, chữa bệnh cho trên 3.100 lượt bệnh nhân và khám dự phòng trên 5.500 lượt người. Ngoài việc điều trị bệnh bằng thuốc tây y, đội ngũ y, bác sĩ cũng khuyến khích bệnh nhân sử dụng các biện pháp điều trị bằng y học cổ truyền và sử dụng cây thuốc nam để điều trị các chứng bệnh thông thường. Cán bộ y, bác sĩ của trạm xử lý nhanh, chính xác khi bệnh nhân đến khám, điều trị, đồng thời, chuyển tuyến kịp thời các ca bệnh nặng, không để xảy ra biến chứng do chuyển tuyến chậm hoặc để sai sót về chuyên môn. 

Trên cơ sở phát huy những kết quả đã đạt được, Trạm Y tế thị trấn Mỹ Lộc tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh; thực hiện đầy đủ các biện pháp giám sát, phát hiện kịp thời các dịch bệnh để có kế hoạch phòng ngừa, dập tắt ngay từ đầu, khống chế không để phát sinh thành dịch. Đồng thời, từng bước nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh cũng như công tác dự phòng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân địa phương./.

Bài và ảnh: Minh Tân

BÁO CÁO THỰC TẬP CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN DẦU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.35 KB, 17 trang )

TỔNG CỤC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP
Môn học

CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU, SỨC KHỎE SINH SẢN, DÂN
SỐ-KHHGĐ, VỆ SINH PHÒNG BỆNH VÀ DINH DƯỠNG TẠI
CỘNG ĐỒNG
Học viên: Trìn Duy Bình
Năm sinh: 28/12/1992
Đơn vị công tác: Trạm y tế xã Mường Bon – Mai Sơn – Sơn La
Lớp: Bồi dưỡng nghiệp vụ DS - KHHGĐ đạt chuẩn Viên chức Dân số K32 tại thành
phố Hà Nội
Hà Nội, năm 2017


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Sơn La, ngày 31 tháng 05 năm 2017
BẢN ĐĂNG KÝ THỰC TẬP
Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ Dân số - KHHGĐ đạt chuẩn viên chức.
Họ và tên học viên: TRÌN DUY BÌNH
Ngày sinh: 28/12/1992
Đơn vị công tác: Trạm y tế xã Mường Bon – Mai Sơn – Sơn La
Lớp: Bồi dưỡng nghiệp vụ DS - KHHGĐ đạt chuẩn Viên chức Dân số k32 tại
thành phố Hà Nội
Số điện thoại: 0962623075


Tôi đã đọc bản hướng dẫn thực tập các chuyên đề trong chương trình bồi dưỡng
nghiệp vụ Dân số - KHHGĐ tại cơ sở gồm các anh/ chị có tên sau tham gia giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập:

TT

Họ tên cán bộ Chức vụ và Số điện thoại của Đăng ký địa
dân
số
địa đơn vị công hướng dẫn viên địa điểm
thực
phương
tác
phương
tập

1
Đ/c:
Trần Thị Hương

Cán bộ Trung SĐT:
Tâm
DS- 0977427444
KHHGĐ
Huyện Mai
Sơn

Trạm y tế xã
Mường BonSơn La


Học viên


Trìn Duy Bình

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP
MÔN HỌC: CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU,SKSS DÂN SỐ-KHHGĐ,
VỆ SINH PHÒNG BỆNH VÀ DINH DƯỠNG
Họ và tên học viên: TRÌN DUY BÌNH
Ngày sinh: 28/12/1992
Đơn vị công tác: Trạm y tế xã Mường Bon – Mai Sơn – Sơn La
Lớp: Bồi dưỡng nghiệp vụ DS - KHHGĐ đạt chuẩn Viên chức Dân số k32 tại
thành phố Hà Nội
Số điện thoại: 0962623075
Giảng viên hướng dẫn:
Cán bộ địa phương hướng dẫn: Trần Thị Hương
Địa điểm thực tập: Trạm y tế xã Mường Bon-Sơn La
Tôi xin được báo cáo kết quả tuyên truyền, vận động, truyền thông chuyển đổi
hành vi về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, tại xã Mường Bon như
sau:
I. KẾT QUẢ THỰC TẬP
1. Đặc điểm tình hình công tác Y Tế, Dân số - KHHGĐ tại xã Mường Bon
Huyện Mai Sơn Tỉnh Sơn La:
Mường Bon là xã vùng một của huyện Mai Sơn, nằm cạnh Quốc lộ 6. Phía Bắc
giáp Xã Chiềng Chăn, Chiềng Sung; Phía Đông giáp Thị trấn Hát Lót, Xã Nà Bó;
Phía Nam giáp Xã Hát Lót; Phía Tây giáp Xã Chiềng Mung, Mường Bằng., có diện


tích 3,944Ha, dân số khoảng 6696 người, chủ yếu là dân cư nông thôn, mật độ dân cư
phân bố tương đối đồng đều.


Mường Bon là một trong những xã vùng một của huyện Mai Sơn cách TTYT
huyện khoảng 11 km. Có tổng diện tích tự nhiên 39,36 km2. Dân số là: 6643 người
với 1512 hộ. Gồm 3 dân tộc chính cùng sinh sống (Thái chiếm: 76,9%; Kinh chiếm:
17,5%; H Mông chiếm: 5,6%; cùng sinh sống tại 21 bản, là một xã thuần nông kinh tế
chậm phát triển, hộ nghèo còn 262 hộ chiếm 17,5%, Hộ cận nghèo: 56 hộ chiếm
3,7%.
Về địa lý xã phân thành vùng, giữa hai vùng có suối Nặm Pàn, chảy từ thị trấn
Hát Lót, sang ngăn cách giữa hai vùng đi lại, khó khăn nhất là vào mùa mưa lũ. Bản
xa nhất cách trung tâm xã 19 km. Tỷ lệ số hộ có điện lưới quốc gia 97%. Tỷ lệ hộ có
phương tiện nghe nhìn là 92%. Tổng thu nhập bình quân đầu người là 15,5 triệu
đồng/người/năm.
Xã Mường Bon có 21 bản: Bản Cút, Bản Lẳm, Đoàn Kết, Bản Mứn, Bản Ỏ,
Ta Xinh, Đấu Mường, Bản Bon, Bó Định, Mai Tiên, Bản Mé,Bản Un,Củ Pe, Nà
Viền, Xa Căn, Mai Quỳnh, Bản Tra, Tiến Xa, Lán Lanh, Tà Xa, Rừng Thông. Toàn
xã có 22 CTV Dân số-KHHGĐ.
Là một xã miền núi, nên địa hình bị chia cắt mạnh. Tuy nhiên so với các địa
bàn khác trong huyện thì địa hình của xã Mường Bon bằng hơn, thuận lợi cho việc
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình phát triển kinh tế - xã hội
của xã, phát triển sản xuất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Trên địa bàn Huyện có trạm y tế xã ,Trung tâm y tế và bệnh viện Huyện là cơ
quan góp phần vào việc chăm sóc sức khỏe và thực hiện các dịch vụ
CSSKSS/KHHGĐ của nhân dân.
* Cơ cấu tổ chức bộ máy,nhân lực
*Tổng số biên chế tại trạm: Gồm có 7 biên chế trong đó:
-Trình độ đại học: 1 chiếm 14,28%
-Trình độ cao đẳng: 0 chiếm 0%
-Trình độ trung học: 5 chiếm 71,7%


-Trình độ sơ học: 1 chiếm 14,28%


*Mạng lưới y tế thôn bản: xã có 21/21 bản có y tế thôn bản được đào tạo hiện
đang hoạt động đều tại các bản.
- Cơ sở vật chất : Tổng diện tích mặt bằng của trạm : 1621 m. Có 3 nhà với 13
phòng chức năng, vườn thuốc nam 100 m, có tường bao, nhà để xe và nhà tiêu tự
hoại.
* Bộ máy tổ chức Dân số - KHHGĐ
- Trung tâm DS-KHHGĐ huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục DSKHHGĐ đặt tại huyện, có chức năng triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn
kỹ thuật, truyền thông giáo dục về DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện.
- Trung tâm DS-KHHGĐ huyện chịu sự quản lý toàn diện của Chi cục DSKHHGĐ (bao gồm cả tổ chức, cán bộ, viên chức); chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, kỹ
thuật về dịch vụ KHHGĐ, truyền thông giáo dục của Trung tâm Chăm sóc sức khỏe
sinh sản và Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh; chịu sự quản lý nhà nước
theo địa bàn của Ủy ban Nhân dân huyện. Trong đó, chịu sự kiểm tra, giám sát, điều
hành của UBND huyện và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo... đối với UBND huyện.
Thông qua Phòng Y tế huyện, tham mưu giúp UBND huyện thực hiện xã hội hóa công
tác DS-KHHGĐ, đồng thời là đầu mối tham mưu để phối hợp liên ngành, huy động hệ
thống chính trị, tổ chức xã hội tham gia thực hiện công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn
huyện.
- Trung tâm DS-KHHGĐ huyện hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chuyên môn hoạt
động về DS-KHHGĐ của Trạm Y tế xã; quản lý cán bộ chuyên trách xã và cộng tác
viên dân số thôn, bản.Riêng cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã là viên chức của
Trạm Y tế xã, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng Trạm y tế xã, chịu sự quản lý, chỉ
đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Trung tâm DS-KHHGĐ huyện
- Ban chỉ đạo dân số - KHHGĐ của Xã, các ban ngành đoàn thể có sự phối hợp
chặt chẽ, sự tham gia tích cực của cán bộ chuyên trách dân số, đặc biệt là đội ngũ cộng


tác viên cơ sở. Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện là đơn vị thường trực luôn bám sát
cơ sở, có nhiều giải pháp phù hợp, chủ động trong thực hiện, do đó nâng cao được kết
quả thực hiện các chương trình công tác.
*Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản của xã:


- Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ lồng ghép trong các buổi họp tại xã, và các
bản. Vận động tất cả các bà mẹ mang thai đến đẻ tại cơ sở y tế để giảm tối đa các tai
biến sản khoa.
- Duy trì báo cáo giao ban với y tế thôn bản hàng tháng tại trạm y tế. Trạm y tế
cấp đầy đủ bài tuyên truyền cho y tế thôn bản.
- Khám và điều trị các bệnh phụ khoa cho tất cả các phụ nữ trong độ tuổi sinh
đẻ. Trạm y tế phối hợp với các chuyên trách dân số tuyên truyền vận động giảm sinh
con thứ 3, củng cố lại sổ sách của chương trình CSSKSS-KHHGĐ được tốt hơn. Thực
hiện đúng quy trình khử khuẩn trong khoa sản.
Số phụ nữ mang thai được quản lý thai nghén là 173/173 đạt 100 %. Số phụ nữ
đẻ được khám thai 3 lần là 79/ 173 đạt 45,66 %. Số phụ nữ đẻ tại cơ sở y tế là 94/118
đạt 79,66 %; Tỷ lệ SDD thể cân nặng <5 năm 2016 là 19,03 % tuổi giảm hơn so với
năm ngoái là 0,03%.
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản trên, các hoạt động y tế taị xã Mường Bon
còn có những khó khăn thách thức như sau:
- Cơ sở vật chất, tuy nhà cửa rộng rãi nhưng thiếu sự đồng bộ, chắp vá hệ thống
tiệt khuẩn, không đảm bảo.Thiết bị phục vụ công tác chuyên môn còn thiếu do đó
khả năng đáp ứng công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân có phần còn hạn
chế.
- Về nhân lực thiếu cán bộ có trình độ sâu. Triển khai, thực hiện các chương trình
mục tiêu y tế quốc gia, các dự án chưa đạt hiệu quả cao do cán bộ phải kiêm nhiều
chương trình.Hệ thống y tế thôn bản tuy đã được kiện toàn nhưng vẫn thiếu và yếu về
chuyên môn nghiệp vụ.
- Nguồn ngân sách còn hạn chế mức kinh phí cấp không đủ phục vụ cho công
tác chỉ tiêu theo yêu cầu ,kinh phí các chương trình mục tiêu cấp còn chậm.


* Qua tìm hiểu thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng tôi
thấy có những vấn đề sau:
- Tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh sản,bệnh phụ khoa còn cao.


- Người dân vẫn chưa chủ động tham gia các chương trình chăm sóc sức khỏe
ban đầu và chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng.
- Tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm còn cao
*Nguyên nhân:
- Đối tượng:
Chưa có đủ kiến thức về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, không vệ
sinh bộ phận sinh dục hàng ngày, không vệ sinh bộ phận sinh dục trước và sau khi
quan hệ tình dục hoặc không có điều kiện vệ sinh trước và sau khi có kinh nguyệt
không đúng cách.
Vệ sinh không đúng: Vì thiếu các kiến thức thông thường nhất là vệ sinh cơ thể,
do sai thiếu, do hiểu sai về sinh lý phụ khoa, huyết trắng nên có những cách vệ sinh
hằng ngày, vệ sinh tình dục và vệ sinh kinh nguyệt sai; do không có điều kiện môi
trường tốt để vệ sinh (thiếu nước sạch, như vệ sinh) nên vệ sinh không đảm bảo, dùng
chung chậu, khăn tắm, quần lót.
Quan hệ tình dục không an toàn đưa đến nhiễm bệnh
Sức khỏe giảm sút: sức đề kháng của cơ thể giảm có thể do tuổi, do bệnh tật, do
thiếu dinh dưỡng.
Do mãn kinh: nội tiết tố trong cơ thể giảm, giảm sức đề kháng dẫn đến thay đổi
môi trường âm đạo và khô dễ dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa.
Tâm lý chủ quan, e ngại của nhiều người dân không muốn đi khám kiểm tra
sức khỏe định kỳ, kể cả khi có các chương trình khám miễn phí tại xã, chỉ đến khi
phát bệnh mới đi bệnh viện kiểm tra, nhiều trường hợp đã để lại hậu quả đáng tiếc.
-Người cung cấp dịch vụ:
Lực lượng cán bộ trạm y tế quá mỏng, một người phải kiêm nhiệm nhiều việc,
thực hiện nhiều chương trình khác nhau nên không đủ thời gian để tham gia phối


hợp với các ban ngành đoàn thể trong các chương trình truyền thông vận động về
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các đối tượng.
Do các thủ thuật y tế gây biến chứng sau sẩy thai, đẻ, nạo hút thai hoặc đặt


dụng cụ tử cung không an toàn, không sát khuẩn tốt sẽ gây lây nhiễm.
*Giải pháp giúp nâng cao chất lượng công tác CSSKSS/CSSKBĐ:
-Trong công tác CSSKSS:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe nhằm đổi mới nhận thức
về tầm quan trọng và lợi ích của công tác Y tế dự phòng, bồi dưỡng kiến thức, kỹ
năng để mọi người, mọi gia đình và cộng đồng có thể chủ động trong phòng, chống
bệnh tật và nâng cao sức khỏe.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em; Duy trì vững chắc xu thế giảm sinh. Bảo
đảm quyền sinh con và lựa chọn các biện pháp tránh thai có chất lượng của phụ nữ và
các cặp vợ chồng. Giảm có thai ngoài ý muốn và các tai biến do nạo hút thai.
- Nâng cao tình trạng sức khỏe của phụ nữ và bà mẹ, giảm tỷ lệ bệnh tật, tử vong
mẹ, tử vong trẻ em. Cải thiện tình hình sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục của vị
thành niên , thông qua việc giáo dục, tư vấn và cung cấp các dịch vụ CSSKSS phù
hợp với lứa tuổi.
- Nâng cao và cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước, trong
và sau khi sinh và dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em. Phát hiện sớm và nâng cao chất
lượng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và lây truyền qua đường tình
dục.
-Trong công tác CSSKBĐ:
- Tăng tỷ lệ chấp nhận các biện pháp tránh thai hiện đại đạt 67%, hạn chế thấp
nhất tỷ lệ nạo, phá thai; giảm tỷ lệ sinh con thứ 3.
- Số lần khám thai trung bình đạt >2 lần/một chu kỳ thai nghén.
- Tăng tỷ lệ phụ nữ sinh được cán bộ y tế đỡ đạt 83%.
- Phấn đấu đạt tỷ lệ trên 60% người dân hiểu biết về kiến thức bảo vệ sức khoẻ
và phòng chống một số bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng.


- Từng bước củng cố và kiện toàn nhân lực trạm y tế, bố trí sắp xếp nhân lực phù
hợp đối với các mục tiêu chương trình, đáp ứng với yêu cầu công việc. Nâng cao năng
lực mạng lưới giám sát.


- Củng cố, hoàn thiện hệ thống thông tin, thống kê báo cáo từ bản lên xã
nhằm đảm bảo thông tin kịp thời, chính xác theo quy định.
- Từng bước đổi mới nhận thức, thuyết phục nâng cao trách nhiệm của các
cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể xã hội, cộng đồng và mỗi người dân
về công tác phòng chống dịch bệnh, công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ.
- Chủ động tích cực trong công tác y tế dự phòng, kiểm soát tốt các bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm, giảm số mắc, số chết do dịch bệnh, khống chế tốt các dịch bệnh lưu
hành ở địa phương và các dịch bệnh mới xuất hiện, không để phát triển thành dịch lớn.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe nhằm đổi mới nhận thức
về tầm quan trọng và lợi ích của công tác Y tế dự phòng, bồi dưỡng kiến thức, kỹ
năng để mọi người, mọi gia đình và cộng đồng có thể chủ động trong phòng, chống
bệnh tật và nâng cao sức khỏe.
- Tăng cường công tác theo dõi, chỉ đạo y tế bản triển khai thực hiện các
hoạt động chuyên môn, kỹ thuật được giao. Đẩy mạnh hoạt động giám sát hỗ trợ, giám
sát phát hiện sớm dịch bệnh, can thiệp kịp thời nhằm khống chế, bao vây dập tắt dịch.
- Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương trong việc triển khai, thực
hiện công tác Y tế dự phòng trên địa bàn xã.
- Tiếp tục củng cố nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tinh thần thái độ phục
vụ người bệnh tại trạm y tế. Thực hiện tốt khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, đặc biệt trẻ
em dưới 6 tuổi, người có công, người già, người tàn tật và nhân dân trên địa bàn xã.
2.Báo cáo về tham gia các trương trình y tế tại địa phương:
*Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm:
Tham gia tập huấn phổ biến kiến thức về VSATTP cho các cơ sở sản xuất chế
biến, kinh doanh trên địa bàn xã
Phối hợp với các cấp các ngành tổ chức thành công chiến dịch VSATTP trong
“Tháng hành động vì chất lượng VSATTP; Đợt Tết thiếu nhi 1/6 ”.
Tham gia công tác kiểm tra, kiểm soát đảm bảo về chất lượng hàng hóa VSATTP
được phối hợp với BCĐ thực hiện theo quy định hàng tháng để hạn chế tối đa các vụ
ngộ độc do sử dụng thực phẩm không an toàn. Cụ thể:



Tác nhân ngộ độc

Số mắc

Số chết

Ngộ độc hóa chất BVTV

0

0

Ngộ độc thực phẩm

0

0

Ngộ độc do độc tố tự nhiên

0

0

NĐ nguyên nhân khác

0

0



NĐTP không rõ nguyên nhân

0

0

0

0

Tổng :
- Công tác thanh tra kiểm tra:

Tên cơ sở

Tổng số

CS đã
kiểm
tra

Số lượt
kiểm tra

Cơ sở
đạt tiêu
chuẩn

Số cơ sở vi


phạm

Xử
phạt

Dịch vụ ăn
uống

2

2

4

2

0

0

Bếp tập thể

4

4

4

4


0

0

Kinh doanh
TP

37

20

30

16

0

0

SX chế biến

0

0

0

0

0



0

Tổng cộng

43

22

34

18

0

0

*Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và VSMT nông thôn
- phối hợp với các ban nghành đoàn thể tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức
về lợi ích của việc thực hiện VSMT.
- Tổ chức hướng dẫn, vận động nhân dân làm và sử dụng các công trình hợp vệ
sinh môi trường nhất là các ngày lễ lớn, tháng hành động VSMT.


- Chỉ đạo các cơ sở y tế làm tốt công tác giám sát chất lượng công trình vệ sinh.
Cụ thể trong năm tổng số hộ sử dụng công trình vệ sinh như sau:
Nội dung

số hộ


Thực hiện
năm 2016

Đạt tỷ lệ %

Tổng số hộ có nguồn nước
hơp vệ sinh

1249

63

82,6%

Tổng số hộ có nhà tiêu hợp
vệ sinh

523

25

34,58%

Tổng Số hộ có nhà tắm

727

159

48,08%



Sau khi tham gia 2 chương trình của địa phương tôi đã học hỏi thêm nhiều
kinh nghiệm và kiến thức để hướng dẫn và tư vấn cho nhân dân trong xã về nguyên
nhân và tác hại của việc không đảm bảo VSMT và VSATTP để phục vụ cho công tác
CSSKBĐ cho nhân dân được tốt hơn giúp nâng cao chất lượng dân số.
3.Báo cáo về ca thực hành sơ cấp cứu:
-Sơ cấp cứu cầm máu cho bệnh nhân:
Địa điểm thực hành: tại trạm Y tế xã Mường Bon.
- Vào hồi 15h20 phút ngày 31 tháng 5 năm 2017.
Bệnh nhân: Anh Lò Văn Hưởng- 28 tuổi.
Địa chỉ : Bản Bon ,xã Mường Bon
Đến trạm với lý do: va quệt ngã xe tai nạn giao thông.
Mô tả vết thương:
Vết thương vùng bắp chân, vết rách khoảng 5cm, sâu 0.5cm chảy máu ,chân ,
tay , thân mình trầy xước
Xử trí:
Chuẩn bị dụng cụ


Bộ dụng cụ khâu vết thương
Găng tay vô khuẩn
Săng vô khuẩn quanh phẫu trường
2 tép chỉ nilon 3.0
2 ống lidocain2% 2ml+ kim tiêm 5ml
Dung dịch sát khuẩn: NaCl 0.9%, Oxy già, betadine
Cho bệnh nhân nằm ngửa, kê cao đầu tiến hành bộc lộ vết thương và rửa sạch
bằng dd NaCl 0.9% và oxy già trải khăn vô khuẩn quanh phẫu trường ,Gây tê cục bộ
bằng 4ml Lidocain 2% ,khâu vết thương 5 mũi đơn bằng chỉ Nilon 1.5 ,kiểm tra lại
mép vết thương, kiểm tra độ chắc của mũi khâu ,sát trùng lại vết thương và dán băng
cố định, cuối cùng dọn dẹp dụng cụ và rửa tay


Kê đơn thuốc kháng sinh,chống sưng,giảm đau cho bệnh nhân về nhà uống, dặn
dò bệnh nhân giữ vệ sinh vết thương,sau 7 ngày quay lại cắt chỉ.
4.Báo cáo về việc tham gia tư vấn hướng dẫn người dân cách kiểm soát thực
phẩm, vệ sinh môi trường
* Công tác chuẩn bị:
-Thu thập thông tin các thành phần hai gia đìnhtham gia tư vấn chuẩn bị đày
đủ kiến thức về cách kiêm soát thực phẩm, về sinh môi trường thòi gian địa điểm
tiến hành tư vấn. Xác định vấn đề sức khỏe gia đình
- Hướng dẫn gia đình kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, vệ sinh
- Trao đổi với gia đình lịch hẹn trước
- Để lượng giá và đánh giá sức khỏe gia đình
* Thông tin chung của hộ gia đình đến tư vấn
1- Bà Quàng Thị Mới: 42 tuổi nghề nghiệp Làm ruộng tại Bản Bon Xã
Mường Bon
Thời gian địa điềm 19h ngày 28/5/2017 tại gia đình ( địa chỉ như trên )


2- Ông Tòng Văn Hỏi: 44 tuổi nghề nghiệp kinh doanh tại nhà, Bản Mé Xã
Mường Bon
Thời gian địa điểm: Chiều ngày 29/5/2017( tại gia đình )
* Nội dung tư vấn: Cả hai gia đình được tư vấn cùng một nôi dung
Tôi cùng cán bộ trung tâm y tế huyện chuẩn bị kiến thức, các tờ rơi, tờ gấp về
an toàn vệ sinh thực phẩm vệ sinh môi trường do trung tâm y tế cung cấp phát cho
đối tượng để minh họa nội dung đưa ra. Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu vệ sinh an toàn
thực phẩm vệ sinh môi trường đã tư vấn cho người dân theo 12 nội dung cụ thể như
sau:
1. Cân nhắc nguồn thực phẩm
Thực tế, nhiều người tiêu dùng tin tưởng độ an toàn của thực phẩm trong các siêu
thị, cửa hàng rau thịt sạch nhưng điều này không có nghĩa rằng chúng an toàn hơn
các thực phẩm bày bán ở chợ. Quan trọng là bạn biết rõ xuất xứ của thực phẩm đó.


2. Tính quãng đường đi chợ
Điều này nghe có vẻ lạ nhưng thực tế nếu bạn mua các thực phẩm đông lạnh thì
một quãng đường ngắn sẽ đảm bảo được độ tươi ngon cũng như hạn chế được sự
xâm nhập của các vi khuẩn khi các thực phẩm này giảm độ lạnh.
3. "Kén cá chọn canh"
Hãy lựa chọn các sản phẩm tươi, không có vết (sứt sẹo, méo mó, bầm dập...) nếu
là rau củ, hoa quả. Khi mua trứng, chọn quả có vỏ sáng, không nứt, vỡ. Chọn mua
thịt tại các cửa hàng thịt sạch uy tín. Không mua các loại đồ hộp đã bị phồng rộp,
móp méo, mất nắp. Với các sản phẩm đông lạnh, chọn những thực phẩm được để
trong khu vực lạnh và đóng tuyết trắng.
4. Giữ lạnh cho thực phẩm
Khi mua các loại rau quả và thịt cá, hãy đựng mỗi loại trong một túi riêng biệt.
Nên có một hộp giữ lạnh đa năng để bảo quản các thực phẩm đông lạnh từ chợ về
nhà. Nếu không có hộp giữ lạnh thì cách tốt nhất là mua đồ đông lạnh ở khu vực gần
nhà nhất.


5. Vệ sinh bếp núc
Rửa sạch thớt, dao; thường xuyên lau chùi tủ lạnh, giặt phơi khăn lau bát, lau bàn
cũng như vệ sinh dụng cụ nhà bếp bằng xà phòng hoặc nước nóng, đặc biệt sau khi
chúng tiếp xúc với thịt cá sống.
6. Tích trữ vừa phải
Không nên tích trữ quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh vì khi để lâu chúng cũng bị
thối rữa. Không để thực phẩm gần các hóa chất hoặc các chất tẩy rửa gia đình. Một
số loại thực phẩm như hành và khoai tây không cần phải cất trong tủ lạnh nhưng
cũng không nên cất chúng ở dưới gần chậu rửa bởi chúng có thể nhiễm vi khuẩn từ
các lỗ rò trên đường ống nước thải.
7. Kiểm tra bề mặt thớt
Với các loại thớt gỗ, thớt nhựa, mùn thớt và các khe là nơi sống lý tưởng cho các
loại vi khuẩn vì thế cần làm sạch chúng bằng nước nóng già và tốt nhất là thái đồ ăn


chín bằng thớt thủy tinh.
8. Kiểm tra tủ lạnh và nhiệt độ trong tủ
Để nhiệt độ trong tủ lạnh là 4,5oC. Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ trong tủ lạnh
bằng nhiệt kế.
9. Rửa rau quả trong vòi nước chảy
Một bàn chải nhỏ sẽ rất hữu ích cho việc rửa sạch rau quả. Tuy nhiên, không nên
dùng các loại nước rửa để làm sạch rau quả bởi mặc dù nước rửa rau quả được xem
là một cuộc cách mạng trong an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng nhiều nghiên cứu
cho thấy với nước máy bình thường cũng sạch không kém, nếu không muốn nói
nước chảy liên tục là cách rửa hiệu quả, an toàn và rẻ nhất.
10. Nấu chín kỹ
Thịt phải chín hoàn toàn, không còn màu đỏ của thịt sống.
11. Cất đồ ăn thừa


Những thức ăn không ăn hết cần được đựng trong những chiếc hộp có nắp chặt và
để tối đa là 2 ngày. Nếu thấy nghi ngờ có mùi ôi thiu màu sắc biến dạng thì nên vứt
bỏ ngay.
12. Rửa tay
Trước khi ăn bất kỳ thứ gì, hãy rửa tay bằng xà phòng và nước nóng ít nhất là 20
giây. Tương tự là khi tiếp xúc với các loại thịt cá, hải sản hoặc trứng.
Sau khi tư vấn xong đoàn tiến hành họp đánh giá và rút kinh nghiệm thì đa phần
các gia đình đều phối hợp và tạo điều kiện cho đoàn làm việc đạt được kết quả tốt và
tiếp thu ý kiến đống góp của đoàn , các thành viên đã chuẩn bị đầy đủ kiến thức vệ
sinh an toàn thực phẩm và kỹ năng rư vấn đã thành công giúp cho người dân biết
cách kiểm soát bảo quản thực phẩm đảm bảo chất lượng, đảm bảo dinh dưỡng từ đó
nâng cao chất lượng cuộc sống.

5.Thuận lợi khó khắn trong quá trình thực tập:
* Thuận lợi:


- Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các Ban ngành đoàn thể tại xã, cán bộ địa
phương cùng với cộng tác viên dân số,trưởng bản trong suốt quá trình thực tập.
- Được tạo điều kiện đầy đủ về trang thiết bị,môi trường làm việc trong quá trình
thực hiện truyền thông giúp nắm bắt được nhiều kinh nghiệm, rút ra được nhiều bài
học thực tế, biết cách vận dụng lý thuyết vào thực hành cả về chuyên môn và kinh
nghiệm kỹ năng giao tiếp, ứng xử của người nhân viên y tế.
* khó khăn:
- Là Xã đông dân, dòng di dân biến động, nhiều lao động ngoại tỉnh gây khó
khăn cho việc quản lý, tuyên truyền.
- Thời gian thực tập ít nên việc tham gia các hoạt động chưa đạt được kết quả


như mong muốn.
- Một số chỉ tiêu thực tập như trong nội dung bài giảng đã học khó lấy được
đầy đủ thông tin.
- Nhận thức của một bộ phận nhân dân về thực hiện các chủ trương chính sách
của Đảng và Nhà nước về Dân số-KHHGĐ cần phải được tuyên truyền thường
xuyên liên tục; vẫn còn tâm lý e dè với các dịch vụ CSSKBĐ.
- Việc quán triệt chủ trương quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác Ds KHHGĐ chưa sâu sắc, toàn diện trong chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát.
- Còn rào cản ngôn ngữ với một số nhân dân ở bản xa dân tộc ít người.
8.Đề xuất,khuyến nghị với Trạm y tế xã, Trung tâm dân số-KHHGĐ
Huyện,Chi cục dân số Tỉnh Sơn La:
- Đổi mới hình thức, phương pháp truyền thông, không nên chỉ tập trung truyền
thông cho một số đối tượng nhất định, mở rộng đối tượng truyền thông truyền thông cho
mọi đối tượng, thay đổi hình thức, lựa chọn thời gian thích hợp với từng đối tượng.
- Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra các hoạt động của đội ngũ Cộng tác viên và
cách cập nhật các thông tin, cách tính toán các số liệu đã thực sự đúng với chuyên môn yêu
cầu hay chưa.

- Tăng cường tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ chuyên trách và CTV


khối, phường nhằm thực hiện tốt các yêu cầu mà báo cáo thống kê của chuyên ngành
yêu cầu phải chính xác, có cơ sở khoa học
- Tăng cường sự phối hợp liên nghành, sự tham gia của các tổ chức chính trị,
tổ chức xã hội trong truyền thông giáo dục DS – KHHGĐ.


- Củng cố kiện toàn ổn định và nâng cao chất lượng bộ máy tổ chức cán bộ làm
công tác dân số- KHHGĐ phường đến cơ sở để đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ đề
ra.

Học viên
( Ký và ghi rõ họ tên)

Trìn Duy Bình
Ý kiến nhận xét, xác nhận của giáo viên hướng dẫn tại nơi thực tập
(Ghi rõ các nhận xét, ký và ghi rõ họ tên)



Video liên quan

Chủ đề