Bảng so sánh nghị định 46 và 171

Mức xử phạt tiền vi phạm nồng độ cồn cao nhất đối với người điều khiển xe ô tô trong các Nghị định: 171, 46, 100

Hiện nay, việc người điều khiển phương tiện tham gia giao thông sau khi sử dụng rượu bia là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ TNGT. Từ thực trạng trên cùng với việc học tập kinh nghiệm các nước khác trên thế giới, Việt Nam đã đưa ra những qui định về việc xử phạt đối với người điều kiển phương tiện giao thông mà trong máu có nồng độ cồn ngày càng cụ thể, tăng nặng mức xử phạt, từ đó hiệu quả từ việc xử lý vi phạm này cũng ngày càng rõ rệt hơn. Qua phân tích so sánh với quy định của pháp luật về xử phạt đối với người điều khiển phương tiện giao thông sau khi sử dụng rượu bia của Trung Quốc, chúng tôi đưa ra một số ý kiến nhằm tiếp tục duy trì liên tục, lâu dài, hiệu quả, góp phần làm giảm TNGT từ việc xử phạt người vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông trong thời gian tới.

Nội dung xem tại đây

Từ ngày 1/8, Nghị định 46/2016/NĐ-CP có nhiều thay đổi về việc phạt hành chính với hành vi vi phạm giao thông...

Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, đã có hiệu lực từ 1/8/2016. Đây là văn bản mới nhất, thay thế cho các Nghị định số 171/2013/NĐ-CP và 107/2014/NĐ-CP của Chính Phủ.

Chi tiết các lỗi vi phạm giao thông bị phạt cực nặng đối với ô tô, theo Nghị định 46:

Ô tô lạng lách, "đánh võng" bị phạt tới 20 triệu

Nghị định 46 quy định, nếu điều khiển xe lạng lách, đánh võng khi xe đang chạy trên đường bị phạt từ 7-8 triệu đồng.

Cụ thể, điểm d Khoản 8 Điều 5 quy định: Phạt tiền từ 7 – 8 triệu đồng đối với người điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ.

Trường hợp vi phạm quy định này mà không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 18-20 triệu đồng.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng, tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 -05 tháng, tịch thu phương tiện.

Từ ngày 1/8, Nghị định 46 sẽ chính thức thay thế Nghị định 171 và 107. Có 115 hành vi và nhóm hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ sẽ điều chỉnh tăng mức xử phạt trong đó có nhóm hành vi vi phạm về nồng độ cồn.

Nếu so sánh với Nghị định cũ ban hành năm 2013, Nghị định 46 tăng mức phạt từ 10-15 triệu đồng lên 16-18 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở (mức 3), đồng thời tước giấy phép lái xe từ 4-6 tháng.

Trong khi đó, vi phạm mức 1 (50mg/100ml máu hoặc 0,25 mg/1 lít khí thở) và mức 2 (50-80mg/100ml máu hoặc 0,25-0,4mg/1 lít khí thở) vẫn giữ nguyên khung phạt.

Như vậy, có thể thấy trong Nghị định mới này, Chính phủ quyết tâm phạt nặng những lái xe uống say “tới bến”. Bởi, thực tế khoa học đã chứng minh, nếu nồng độ cồn trong máu từ 50-80mg/100ml, nguy cơ không làm chủ được tay lái dẫn đến tai nạn giao thông đã tăng gấp 7-21 lần so với người bình thường. Khi nồng độ trên 80mg/100ml, lái xe có thể hoàn toàn mất kiểm soát và gây ra những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Tuy nhiên, rất nhiều người còn chưa thực sự nắm rõ uống bao nhiêu ly bia, rượu thì sẽ bị phạt.

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một đơn vị uống chuẩn chứa 10 gam cồn. 1 đơn vị này tương đương 1 chén rượu mạnh (40 độ, 30 ml); 1 ly rượu vang (13,5 độ, 100 ml); 1 vại bia hơi (330 ml); 2/3 chai (lon) bia (330 ml).

Theo đó, để nồng độ cồn dưới giới hạn vi phạm khi tham gia giao thông (dưới 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/lít khí thở) thì nam giới không nên uống quá 2 đơn vị uống chuẩn trong giờ đầu tiên và không uống quá một đơn vị chuẩn nữa trong mỗi giờ sau đó.

Với nữ giới, không nên uống quá một đơn vị và không uống quá một đơn vị uống chuẩn trong mỗi giờ sau đó. Tức là, mỗi người chỉ được uống từ 1 đến 1 lon rưỡi bia trước khi tham gia giao thông để tránh bị phạt. Tuy nhiên, nồng độ cồn trong máu/hơi thở còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và cơ địa của mỗi người.

Thực tế, mức phạt theo Nghị định mới vẫn là thấp so với một số nước trên thế giới.

Tại Singapore, khung hình phạt cho lái xe có nồng độ cồn vượt quá quy định dù chỉ vi phạm lần đầu có thể lên tới 5.000 đô Sing (80 triệu đồng). Nếu dám tái phạm, số tiền phạt sẽ tăng vài lần.

Tại Mỹ, số tiền phạt uống rượu bia khi lái xe trung bình từ 300-500 USD cho vi phạm lần đầu, nếu tái phạm mức phạt sẽ nhảy lên 1.000 USD. Bên cạnh nộp tiền phạt, lái xe còn phải tự trả phí cho việc xét nghiệm nồng độ cồn từ500-1.000 USD.

Cùng với đó là rất nhiều khoản chi phí kèm theo như: tiền kéo xe về sở cảnh sát, tiền trông xe, tiền hầu tòa, tiền học lại luật giao thông, bắt buộc mua thiết bị giám sát nồng độ cồn gắn theo xe,… Mức phí bảo hiểm đối với người từng vi phạm lỗi uống rượu bia cũng tăng gấp vài lần.

Thậm chí ở 1 số bang nhất định (như bang Ohio) người vi phạm còn phải ngồi tù, tái phạm nhiều lần có thể bị coi là tội phạm, bị tước quyền công dân.