Bảng đánh giá khả năng của con cái năm 2024

Trong nỗ lực tìm ra những kỹ năng nuôi dạy con cái quan trọng nhất, Robert Epstein, nhà nghiên cứu tâm lý học cấp cao tại Viện Nghiên cứu Hành vi và Công nghệ Hoa Kỳ, đã xem xét dữ liệu từ 2.000 bậc cha mẹ (những người đã làm bài kiểm tra trực tuyến về các kỹ năng nuôi dạy con cái) để xác định xem các bậc cha mẹ đang thực hành kỹ năng nuôi dạy con cái ra sao và bằng cách nào nuôi dạy nên những đứa trẻ hạnh phúc, khỏe mạnh và thành công.

Bảng đánh giá khả năng của con cái năm 2024

Nắm chắc 10 kỹ năng dưới đây, cha mẹ sẽ gặt hái được thành công trong nuôi dạy con cái (Ảnh: Home Room Edu).

Dựa trên kết quả nghiên cứu, Epstein và nhóm của ông đã phát hiện ra 10 kỹ năng có thể dẫn tới thành quả nuôi dạy con cái tốt nhất.

1. Tình yêu và tình thương

Biết cách thể hiện tình yêu thương là kỹ năng số một được các nhà nghiên cứu đánh giá là cần thiết để nuôi dạy con cái. Điều này bao gồm việc thể hiện tình yêu thương, sự ủng hộ và sự chấp nhận vô điều kiện với con cái. Kỹ năng này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dành thời gian cho con.

2. Kỹ năng kiểm soát sự căng thẳng

Việc kiểm soát sự căng thẳng không chỉ quan trọng với chính người làm cha mẹ mà còn rất quan trọng trong việc dạy con cách kiểm soát căng thẳng cũng như thư giãn.

3. Kỹ năng xử lý các mối quan hệ

Sự thành công trong các mối quan hệ của cha mẹ tạo ra cho con cái một mô hình để học hỏi các kỹ năng duy trì quan hệ lành mạnh với những người xung quanh (vợ/chồng, người thân, đồng nghiệp...).

4. Tự chủ và độc lập

Khi cha mẹ nuôi dưỡng tính tự chủ và độc lập của con cái, chúng biết rằng cha mẹ tôn trọng và tin tưởng vào khả năng của chúng.

5. Giáo dục và học tập

Dạy trẻ trở thành người học suốt đời ngay từ khi trẻ chưa tới trường. Điều này bao gồm việc đánh giá chính xác giá trị của giáo dục, xây dựng mô hình học tập phù hợp và cung cấp các cơ hội phát triển cho con cái.

6. Kỹ năng sống

Cung cấp kỹ năng theo nhu cầu của từng đứa trẻ và lập kế hoạch các loại kỹ năng cần có cho đứa trẻ trong tương lai. Điều này bao gồm việc dạy cho con nhìn nhận tích cực các trở ngại và thách thức trên đường đời, giúp con phát triển khả năng phục hồi sau vấp ngã cùng với tính kiên nhẫn.

7. Kiểm soát hành vi

Cha mẹ áp dụng kỷ luật tích cực và chỉ ra hậu quả của hành động (không phải trừng phạt) một cách chân thành, chắc chắn sẽ giúp trẻ cảm nhận được sự kết nối, năng lực và cảm giác thân thuộc.

Điều này cũng giảm thiểu việc cha mẹ la mắng con cái một cách thô lỗ, gây hại cho sự phát triển của thanh thiếu niên (theo một nghiên cứu năm 2014 của Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ).

8. Sức khỏe

Cha mẹ có biết tự chăm sóc sức khỏe sẽ dạy con cái cách xây dựng lối sống lành mạnh, bao gồm tập thể dục và các lựa chọn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

9. Tôn giáo

Cha mẹ ủng hộ sự phát triển tâm linh hoặc tôn giáo của con cái.

10. An toàn

Cha mẹ đảm bảo cho con cái được an toàn. Điều này bao gồm việc dạy con thiết lập ranh giới an toàn và nhận thức được cách chọn bạn bè, cái gì nên và không nên. Cần phải dạy con mọi kỹ năng an toàn, từ việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đạp xe đến dạy con cách băng qua đường một cách thông minh và cả ý nghĩa của sự đồng thuận tình dục.

Ngoài chiều cao và cân nặng, cha mẹ còn phải để ý đến các yếu tố khác như vận động thô, vận động tinh, kỹ năng giao tiếp xã hội của bé.

Hầu hết các bậc cha mẹ đều quan tâm đến chiều cao và cân nặng của con, nhưng chừng đó chưa đủ.

Giáo sư Rana, Bệnh viện Trẻ em Hoàng gia London (Anh) nhấn mạnh: "Trong đánh giá tăng trưởng và phát triển não bộ, chúng tôi chỉ xem cân nặng và chiều cao chỉ là một trong 6 yếu tố đánh giá, nghĩa là chiếm tỷ lệ chưa tới 17%. Do đó, đây không phải là yếu tố quyết định "bé còi hay chậm phát triển".

Giáo sư Rana cho biết có 6 yếu tố đánh giá sự phát triển của một đứa trẻ:

1. Cân nặng và chiều cao

- Hiểu sai: Cha mẹ thường so sánh với bảng chuẩn của WHO, nếu thấy dưới chuẩn thì đã vội kết luận là bé còi hay chậm tăng trường. Điều này là hiểu chưa đúng.

- Hiểu đúng: Cha mẹ nên nhìn vào sự chênh lệch của chiều cao và cân nặng. Sự chênh lệch chỉ phản ánh thiếu hụt năng lượng trong bữa ăn (chứ không phản ánh sự thiếu hụt vi chất như canxi hay một nguyên tố nào). Các bé 8 tháng tuổi trở lên, cân nặng thường không chính xác do bé bắt đầu có sự tự điều chỉnh cho phù hợp với phát triển tự nhiên của mình. Do đó, nếu cân nặng 1-2 tháng không lên, mà chiều cao vẫn phát triển thì bé vẫn tăng trưởng bình thường.

Bảng đánh giá khả năng của con cái năm 2024

Cân nặng và chiều cao chỉ là một trong 6 yếu tố đánh giá bé phát triển. Ảnh: Superbabyonline.

2. Phản xạ ngôn ngữ

Phản xạ ngôn ngữ để cho thấy bé vẫn đang tăng trưởng tốt hoặc đang chậm tăng trưởng:

- Bé có hay cười không? (Bé từ 4 tháng)

- Khi đưa đồ chơi, bé có làm tiếng động hay hành động nào không?

- Bé có chú ý khi nghe thấy tiếng mẹ/ ai đó không?...

3. Vận động thô

Lật, đẩy, ngồi, đứng vịn, đứng không cần chống đỡ... Tùy theo độ tuổi mà phát triển, nhưng một lần nữa mỗi bé là khác nhau, tùy thuộc vào sự phát triển cơ lưng, cổ và hông của bé. Các bé nặng cân có xu hướng chậm hơn vì các bé ít vận động hơn. Không nên đánh đồng, so sánh bé này với bé kia.

4. Vận động tinh

Khả năng cầm nắm từ vật lớn, vật nhỏ, đủ hình dạng (vuông, tròn, tam giác,..), viết màu, vẽ tùy vào độ tuổi... Tất cả các yếu tố này đều nằm trong mục đánh giá về tăng trưởng. Nếu bé phát triển tốt những kỹ năng này thì vẫn đang tăng trưởng tốt.

5. Giải quyết vấn đề

Gồm các hoạt động như đưa tay chân, đồ ăn, đồ chơi vào miệng, cầm đồ vật nhấc lên thả xuống, thậm chí đập vào nhau tạo tiếng động, hoặc thích được cọ vào má bố mẹ... Các yếu tố này sẽ phát triển hơn khi cha mẹ tạo điều kiện chơi cùng bé.

6. Giao tiếp xã hội

Bé có thích nhìn vào gương, hay cười hoặc chạm vào mặt gương không? Khi bé nằm ngửa bé có hay nhấc chân lên và đưa bàn chân vào miệng không? Bé giơ tay chào, hôn gió hay thích các hoạt động vui chơi, đọc sách... Kỹ năng này cũng rất quan trọng với sự phát triển của bé.

Giáo sư Rana cũng khuyên: "Cha mẹ đừng quá đặt nặng vào cân nặng hay chiều cao và cũng nên tìm hiểu ý nghĩa của những con số này một cách đúng đắn, đồng thời luôn hỏi và quan sát bé toàn diện 6 yếu tố. Nếu câu trả lời là 'Có' nghĩa là bé phát triển bình thường. Nếu thật sự cha mẹ lo lắng rằng bé có vấn đề về biếng ăn thì nên tư vấn chuyên gia dinh dưỡng để nhận ra nguyên nhân, giải quyết nguyên nhân tận gốc thì mới cải thiện được vấn đề".