Bằng b2 bao nhiêu năm phải đổi

Bằng lái xe b2 hết hạn 1 tháng là thời điểm thích hợp nhất để chuyển đổi sang bằng mới, vì vậy, hãy dành chút thời gian để hoàn thiện thủ tục, tránh để lâu bởi bất cứ lúc nào bạn cũng sẽ bị phạt nặng nếu bị công an phát hiện.

Bạn có bằng lái xe ô tô và chuẩn bị đến thời hạn đổi bằng. Nhưng không biết thủ tục để đổi như thế nào?

Hiện nay, Giấy phép lái xe ô tô hạng B2 có thời hạn là 10 năm. Giấy phép lái xe ô tô hạng C, D,E là 5 năm. Khi đến thời hạn trên bạn phải đổi giấy phép lái xe và được cấp thêm thời hạn mới. Vậy thủ tục để đổi bằng lái xe ô tô như thế nào.

1. Quy định về đổi giấy phép lái xe ô tô đã hết hạn:

Trường hợp giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng dưới 3 tháng sẽ áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 52 Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT: “Người có giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, kể từ ngày hết hạn, người có giấy phép lái xe bị hỏng được xét đổi giấy phép lái xe”. Như vậy là : Khi bạn đã tới ngày đổi giấy phép lái xe ô tô (không được quá 3 tháng nhé) bạn sẽ được đổi giấy phép lái xe mới mà không phải thi lý thuyết + thực hành.

2. Thủ tục đổi bằng lái xe ôtô đã hết hạn:

Theo quy định của bộ GTVT các loại bằng lái xe ô tô hạng B2, C, D, E đều có thời hạn sử dụng nhất định. Sau khi bằng lái xe hết hạn sử dụng và người dân muốn tiếp tục lưu thông trên đường sẽ phải làm thủ tục đổi giấy phép lái xe. Thủ tục chuẩn bị bao gồm như sau:– 1 bản photo chứng minh thư( hộ chiếu photo không cần công chứng) – 1 bản photo bằng lái xe gần hết hạn.

– Hồ sơ gốc (Người có GPLX do sở GTVT các tỉnh thành cấp)

Khi đến làm thủ tục cần cầm theo bản gốc để đối chiếu

3. Đổi bằng lái xe ôtô cho người nước ngoài:

Bạn là người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam, ban đang có 1 bằng lái xe quốc tế và đang có nhu cầu đổi bằng lái xe mà chưa biết thủ tục đăng ký như thế nào. Dưới đây là thủ tục đổi bằng lái xe dành cho người nước ngoài. Thủ tục đổi bằng lái xe ôtô cần chuẩn bị bao gồm:– 1 bản CMND photo( Hộ chiếu photo không cần công chứng). – 2 bản photo bắng lái xe.

– 2 bản dịch thuật có công chứng giấy phép lái xe.

Khi đến làm thủ tục cần cầm theo bản gốc để đối chiếu

4. Thời gian nhận Giấy phép lái xe:

Thời gian nhận bằng mới sẽ tùy thuộc vào giấy phép lái xe:– Đối với giấy phép lái xe do Cục đường bộ Việt Nam và sở GTVT Hải Dương cấp. Thời gian đổi bằng lái xe ôtô mới sẽ khoảng từ 5 – 7 ngày làm việc. – Với những bằng lái xe, GPLX do sở GTVT tỉnh khác cấp, thời gian đổi bằng mới là 20 ngày kể từ ngày cấp.

– Đối với những trường hợp có GPLX hết hạn từ 03 đến dưới 01 năm sẽ phải thi lại lý thuyết theo yêu cầu.

Hiện nay, nhiều người băn khoăn thi bằng lái xe ô tô giữa loại B1 và B2. Vậy loại bằng nào có lợi hơn?

Để tìm hiểu vấn đề này trước hết chúng ta cần phân biệt bằng lái xe ô tô B1 và B2. Theo đó, bằng B1 số tự động được điều khiển các xe không hành nghề lái xe như: xe ô tô 4 – 9 chỗ số tự động, xe tải số tự động có trọng tải dưới 3.5 tấn, ô tô dành cho người khuyết tật. Bằng lái B1 số sàn được điều khiển các loại xe không hành nghề lái xe như: xe ôtô 4 – 9 số sàn, số tự động và xe ô tô tải có trọng tải dưới 3.5 tấn.

Còn bằng lái B2 được điều khiển các loại xe được phép hành nghề lái xe: xe ô tô 4 – 9 chỗ số sàn và số tự động, xe ô tô tải có trọng tải dưới 3.5 tấn.

Như vậy, nếu muốn hành nghề lái xe ô tô, bạn bắt buộc phải học bằng lái xe B2. Tuy nhiên, xét về thời hạn cấp bằng lái xe ô tô thì theo quy định của pháp luật hiện hành, thời hạn bằng lái xe ô tô B1 có lợi hơn bằng lái xe ô tô b2.

Cụ thể, Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT như sau:

Thời hạn của giấy phép lái xe

1. Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.

2. Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

3. Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

4. Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

5. Thời hạn của giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe.

Nhiều người băn khoăn chọn học bằng lái xe ô tô B1 hay B2. Ảnh Đ.T

Như vậy, bằng lái xe ô tô hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp. Còn bằng lái xe ô tô hạng B2 chỉ quy định cứng 1 thời hạn là 10 năm kể từ ngày cấp.

Theo đó, tùy theo nhu cầu của mình, người dân có thể lựa chọn học bằng lái xe ô tô hạng B1 hoặc B2 một cách phù hợp.

Giấy phép lái xe B2 có thời hạn bao lâu?

Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp. Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

Bằng lái xe B2 hết hạn thì phải làm sao?

Bằng lái xe B2 hết hạn phải làm sao? Theo quy định tại Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, khi bằng B2 hết hạn, tài xế nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng bằng lái xe B2 thì phải tiến hành thủ tục xin cấp lại. Tùy thuộc vào thời gian bằng lái hết hạn mà tài xế có thể sẽ phải thi lại các nội dung thi sát hạch bằng lái xe B2.

Khi nào đổi bằng lái xe B2?

Giấy phép lái xe (GPLX) là một trong những giấy tờ quan trọng đối với người tham gia giao thông. Từ ngày 15/10/2023, những người có giấy phép lái xe hạng B2 hoặc A4 cấp từ ngày 15/10/2013 trở về trước sẽ phải đổi giấy phép mới theo quy định.

Giấy phép lái xe ô tô có thời hạn bao lâu?

Giấy phép lái xe ô tô B1, B2, C, D, E, F có thời hạn bao lâu? Khi nào cần đổi bằng và thủ tục đổi bằng lái xe ô tô là thế nào? - Bằng lái xe ô tô hạng B1, B2 có thời hạn sử dụng 10 năm kể từ ngày cấp bằng.

Chủ đề