Ban nhạc the beatles thành lập ở thành phố nào năm 2024

Nhắc đến The Beatles, người đầu tiên mà công chúng nhớ đến chắc chắn là John Lennon. Không chỉ bởi anh là giọng nam chính, người sáng tác chính (cùng Paul McCartney), mà còn vì John Lennon là người có công lớn nhất trong việc thành lập ban nhạc - được coi là thủ lĩnh của The Beatles.

Với tiền thân là nhóm The Quarrymen được John Lennon thành lập năm 15 tuổi cùng một số bạn học, The Beatles hoàn thiện đội hình 4 thành viên vào năm 1962, gồm John Lennon, Paul McCartney, George Harrison và tay trống Ringo Starr.

Trong thời kỳ đỉnh cao, John Lennon đã cùng The Beatles thay đổi diện mạo lịch sử âm nhạc thế giới. 4 chàng trai đầu nấm, mặc vest lịch lãm đến từ thành phố cảng Liverpool đã tạo nên cơn sốt "Beatlemania", chinh phục những đỉnh cao âm nhạc mà chưa từng nghệ sĩ nào đạt được.

Với sức sáng tạo đáng kinh ngạc của cặp bài trùng viết nhạc John Lennon - Paul McCartney, album đầu tiên của nhóm “Please Please Me” (phát hành 1963) thống lĩnh bảng xếp hạng âm nhạc nước Anh thời điểm đó. Các đĩa đơn tiếp theo của họ nối dài thành tích, và The Beatles đã viết lại lịch sử âm nhạc của xứ sở sương mù.

Năm 1964, việc The Beatles lần đầu xuất hiện trên sóng truyền hình Mỹ trước hơn 70 triệu khán giả được truyền thông Mỹ ví von như “Cuộc xâm lăng của nước Anh”.

Đây cũng là thời điểm The Beatles trở thành ban nhạc nổi tiếng nhất hành tinh. Âm nhạc của 4 “tứ quái" nước Anh như liều thuốc tinh thần cứu thế giới khỏi sự buồn chán, trong một thập niên ảm đạm của chiến tranh và tan vỡ.

The Beatles cũng là nhóm khởi đầu cho những “cuộc cách mạng" trong âm nhạc. Họ khởi xướng việc thực hành nhiều kỹ thuật mới trong phòng thu, như sampling, double tracking, backmasking, máy ghi âm nhiều rãnh.

MV cũng dần trở lên phổ biến sau khi 4 chàng trai thành phố cảng Liverpool ghi hình những video nhạc Pop đầu tiên, “Paperback Writer” và “Rain”.

Ngày nay, các nghệ sĩ hàng đầu có thể biểu diễn ở một sân vận động hàng trăm nghìn khán giả với hiệu ứng thị giác mãn nhãn. Nhưng sự thực, chính The Beatles mới là những người tiên phong biểu diễn trong một sân vận động lấp kín 55.000 chỗ ngồi.

Năm 1970, ban nhạc tan rã trong sự tiếc nuối của hàng triệu khán giả toàn cầu, nhưng hàng trăm bản nhạc huyền thoại, từ chủ đề tình yêu đôi lứa, đến những ca khúc mang âm hưởng thời cuộc với ca từ nổi loạn mà John Lennon và The Beatles để lại vẫn là vô giá.

Tấm ảnh 4 thành viên băng qua đường chụp cho bìa album cuối cùng của họ, “Abbey Road” (1969), trở thành một trong những bìa album đẹp nhất mọi thời đại.

Album không đề tên ban nhạc The Beatles, nhưng Giám đốc sáng tạo Apple, Records Kosh, cho rằng “không cần phải viết tên của ban nhạc lên trang bìa vì họ là nhóm nghệ sĩ nổi tiếng nhất thế giới”.

Gã mộng mơ yêu hòa bình

The Beatles có lẽ được nhớ đến nhiều nhất bởi những bản tình ca, nhưng với riêng John Lennon, cuộc đời sống với âm nhạc của anh còn mang dấu ấn của những ca khúc phản chiến bất hủ.

Đặc biệt là sau khi The Beatles tan rã, John Lennon và người vợ thứ hai Yoko Ono đã thể hiện mạnh mẽ hơn nữa ước mơ về một thế giới hòa bình và phản đối chiến tranh.

Bằng những ca khúc kinh điển “Give peace a chance” (1969) và “Imagine” (1971), John Lennon được cả thế giới tôn vinh là đại sứ của hòa bình, và các ca khúc của anh thì len lỏi khắp mọi nơi như thánh ca của phong trào phản chiến những năm 70.

“Give peace a chance” được sáng tác khi John Lennon và Yoko Ono tiến hành chiến dịch biểu tình "Bed-Ins for Peace" trong tuần trăng mật của họ, nhằm phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Hay những ca từ của “Imagine” vẫn còn vang vọng cho đến ngày nay về ước mơ hoà bình của John Lennon - một thế giới không có người giàu kẻ nghèo, không phân chia giai cấp, ai cũng lao động và có cuộc sống hạnh phúc.

John Lennon được gọi là “kẻ mộng mơ" bởi thực tế, cho đến ngày nay, vẫn còn đâu đó trên thế giới những cuộc xung đột không hồi kết, ước mơ của người đàn ông 40 tuổi chưa thành sự thực.

Nhưng có lẽ chính vì vậy mà âm nhạc của John Lennon sống mãi, trở thành nỗi khắc khoải, trở thành ngọn đuốc dẫn đường cho những kẻ mộng mơ giống như anh, tiếp tục giữ niềm tin về một thế giới hoà bình.

Năm 2002, John Lennon được khán giả đài BBC bầu chọn đứng thứ 8 trong danh sách 100 người vĩ đại nhất nước Anh. Năm 2008, anh đứng top 5 trong số những ca sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại được tạp chí Rolling Stone bình chọn.

Và đến năm ngoái, The Beatles và John Lennon vẫn được Billboard bình chọn là nghệ sĩ vĩ đại nhất lịch sử âm nhạc toàn cầu.

Tại Liverpool, thành phố đang xem việc việc gìn giữ và phát triển các di sản liên quan đến the Beatles như một chiến lược quan trọng trong phát triển du lịch, kết hợp khai thác kinh tế với bảo tồn các giá trị văn hóa.

Năm 2000, ca khúc Yesterday nổi tiếng của The Beatles được Tạp chí MTV bình chọn là ca khúc nhạc Pop hay nhất mọi thời đại. Với thành phố cảng Liverpool, quê hương của bộ tứ huyền thoại, The Beatles chưa bao giờ là ngày hôm qua.

Bảo tàng The Beatles History tại Liverpool. Ảnh: Liverpool Echo.

Nhiều câu chuyện về bộ tứ huyền thoại có thể tìm thấy ở bảo tàng The Beatles History. Từ căn phòng tái hiện câu lạc bộ Cavern, địa điểm đầu tiên The Beatles chơi nhạc ở Liverpool, đến chiếc đĩa than có bản thu ca khúc Hello little girl từng giúp nhóm nhạc được thế giới biết đến.

Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng như vậy còn quá ít so với những gì Liverpool đang có. Thu hút du lịch của thành phố có thể bị ảnh hưởng nếu du khách không cảm thấy hài lòng với nhu cầu tìm hiểu của mình về The Beatles. Bức tượng bộ tứ ở quảng trường trung tâm nhìn ra cảng chỉ mới được dựng 2 năm trước.

Tiến sỹ Michael Jones, một nhà nghiên cứu về âm nhạc ở Liverpool cho rằng điều thành phố thiếu đang là một sự liên kết, điều phối trong khai thác các di sản liên quan đến âm nhạc của Beatles trong khi đây lại là một trong những giá trị đang thu hút khách du lịch cho thành phố.

Giá trị kinh tế Liverpool có được từ các hoạt động dịch vụ liên quan đến bộ tứ huyền thoại The Beatles được cho là có thể tăng trung bình 15% mỗi năm. Tuy nhiên, bản thân những người quan tâm đến việc bảo tồn và quảng bá các di sản của The Beatles cũng cho rằng đây không chỉ là câu chuyện về kinh tế mà còn là mong muốn và nỗ lực để mang lại cho du khách, người hâm mộ cái nhìn sống động, gần gũi nhất về bộ tứ huyền thoại, về mối liên hệ giữa họ với thành phố nơi họ không chỉ sinh ra mà đã chơi những bản nhạc đầu tiên và cũng là nơi nuôi dưỡng và đặt dấu ấn hình thành một phong cách, một sự nghiệp âm nhạc bất hủ về sau.

Chủ đề