Bản giao hưởng số 3 tên là gì

Beethoven’s Eroica voted greatest symphony of all time. German and Austrian composers occupy eight of top 10 places in survey of leading conductors by BBC Music magazine

Giao hưởng “Anh hùng ca” của Beethoven vừa được bầu chọn là bản giao hưởng vĩ đại nhất mọi thời đại. Các nhà soạn nhạc Đức và Áo chiếm 8 trên 10 vị trí hàng đầu trong một cuộc thăm dò ý kiến các nhạc trưởng hàng đầu thế giới do tạp chí Âm nhạc BBC thực hiện…

Ngày 05/08/2016 vừa qua, Tạp chí Âm nhạc của Đài BBC loan báo Bản giao hưởng số 3 của Ludwig van Beethoven đứng đầu danh sách các bản giao hưởng vĩ đại nhất mọi thời đại. Cụ thể, Danh sách 10 bản giao hưởng đứng đầu là:

  1. Giao hưởng số 3 (Anh hùng ca / Eroica) của Beethoven (1803)
  2. Giao hưởng số 9 của Beethoven (1824)
  3. Giao hưởng số 41 của Mozart (1788)
  4. Giao hưởng số 9 của Mahler (1909)
  5. Giao hưởng số 2 của Mahler (1894, viết lại 1903)
  6. Giao hưởng số 4 của Brahms (1885)
  7. Giao hưởng Fantastique của Berlioz (1830)
  8. Giao hưởng số 1 của Brahms (1876)
  9. Giao hưởng số 6 của Tchaikovsky (1893)
  10. Giao hưởng số 3 của Mahler (1896)

Đây là kết quả thăm dò ý kiến của 151 nhạc trưởng lớn nhất thế giới hiện nay, do Tạp chí Âm nhạc của Đài BBC tiến hành. Mỗi nhạc trưởng được đề nghị nêu lên 3 bản giao hưởng hàng đầu theo thẩm định riêng của mình, từ đó Tạp chí Âm nhạc sẽ xếp hạng căn cứ theo số phiếu bầu của các nhạc trưởng. Thí dụ, trong số các nhạc trưởng được hỏi có:

Simon Rattle, bầu 3 bản giao hưởng là: giao hưởng số 3 của Beethoven, giao hưởng số 8 của Bruckner, giao hưởng Das Lied von der Erde của Mahler

Marin Alsop, bầu giao hưởng số 2 của Barber, giao hưởng số 3 của Brahms, giao hưởng số 2 của Mahler

Sakari Oramo (giao hưởng số 3 của Beethoven, giao hưởng số 3 của Mahler, giao hưởng số 5 của Sibelius)…

Người ta không ngạc nhiên khi thấy Beethoven thống trị danh sách nói trên, nhưng không khỏi ngạc nhiên khi thấy Mahler có tới 3 bản giao hưởng trong danh sách “Top 10”, trong khi Tchaikovsky chỉ có 1.

Nhiều người phỏng đoán giao hưởng số 9 của Beethoven phải đứng đầu danh sách, không chỉ vì tính chất hoành tráng, hào hùng, phấn khởi của nó, mà còn vì giai điệu Ode to Joy (giao hưởng niềm vui), đã được chọn làm quốc ca cho Liên minh Âu Châu EU, nêu cao tình thần hữu ái, đoàn kết giữa các dân tộc. Nhưng rốt cuộc nó vẫn phải nhường vị trí số 1 cho bản “Anh hùng ca”.

Bản “Anh hùng ca” được Beethoven viết vào năm 1803, với ý định ban đầu dành tặng cho Napoléon, người được coi là đại diện của tinh thần anh hùng và giải phóng các dân tộc Âu Châu khỏi ách nô lệ. Nhưng khi nghe tin Napoléon tự phong mình lên ngôi hoàng đế (02/12/1804), Beethoven đã nổi giận, gọi Napoléon là tên bạo chúa, và ông xóa lời đề tặng Napoléon trong bản nhạc. Sự tức giận của Beethoven đến nay vẫn còn để lại dấu vết: Lời đề tặng Napoléon bị xóa kỹ đến nỗi khoét thành một lỗ thủng trên bản nhạc. Tuy nhiên, âm hưởng anh hùng ca vẫn còn nguyên vẹn.

Oliver Condy, biên tập viên của Tạp chí Âm nhạc, nhận xét: “Các nhạc trưởng thích chỉ huy dàn nhạc chơi bản giao hưởng này. Họ thích nó vì có quá nhiều điều để nói về nó, có quá nhiều điều xảy ra…. và rằng phẩn mở đầu làm người nghe choáng váng”.

Người ta cũng nhận xét rằng tinh thần anh hủng ở Beethoven là hiếm có. Condy nói: “Sau này các nhà soạn nhạc thường nói nhiều về nỗi phiền muộn và cay đắng của cuộc đời, nhưng tôi chưa bao giờ thấy điều này ở Beethoven. Nghe nhạc của ông bạn sẽ có trải nghiệm về sức mạnh và niềm vui của cuộc sống”.

Điều cũng làm người ta có chút ngạc nhiên là bản giao hướng số 41 của Mozart đứng thứ 3, trong khi bản giao hưởng số 40 của ông, vốn nổi tiếng hơn, chỉ đứng thứ 15. “Tôi không rõ tại sao các nhạc trưởng không thấy giao hưởng số 40 của Mozart quyến rũ”, Condy nói, “Nhưng đừng quên rằng họ, các nhạc trưởng, là những người hiểu các bản giao hưởng rõ nhất, sâu sắc nhất, họ đi sâu vào các bản nhạc này, nắm vững cấu trúc, bố cục và cách phối âm cho dàn nhạc”.

Cũng có một chút ngạc nhiên khi bản giao hưởng số 5 của Beethoven, một bản giao hưởng rất nổi tiếng và được đánh giá rất cao, cũng không lọt vào Top 10, mà chỉ đứng thứ 11.

Bản giao hưởng hiện đại nhất nằm trong Top 20 là bản giao hưởng số 5 của Shostakovich, được xếp hạng thứ 17, được viết vào năm 1937, giai đoạn đại khủng hoảng trong cuộc đời của nhà soạn nhạc này. Ngoài ra không còn bản giao hưởng nào hiện đại hơn bản của Shostakovich nằm trong Top 20, vì “Các nhà soạn nhạc ngày nay không có xu hướng viết giao hưởng nữa, phần lớn họ viết những bản nhạc ngắn hơn cho dàn nhạc với những tiêu đề rõ ràng”, Condy nói.

Sau đây là vài dòng tiểu sử tối thiểu của những nhà soạn nhạc trong Top 10 nói trên:

  1. Ludwig van Beethoven (1770 – 1827): người Đức, sinh tại Bonn, từ 21 tuổi chuyển đến Vienna. Thầy dạy nhạc là cha đẻ, Johann van Beethoven và nhạc trưởng Christian Gottlob Neefe. Tác giả của 9 bản giao hưởng và rất nhiều tác phẩm âm nhạc nổi tiếng khác, kể cả những tác phẩm trữ tình. Giao hưởng số 3 là Anh hùng ca, Giao hưởng số 9 là “Choral” (đại hợp xướng), bao gồm “Ode to Joy” (Giao hưởng niềm vui) được dùng là quốc ca của EU. Giao hưởng số 5 còn được gọi là giao hưởng chiến thằng, vì số 5 trong chữ La Mã là V, được phiên dịch thành “Victory” (chiến thắng). Giao hưởng só 6 còn được gọi là bản “Pastoral” (giao hưởng đồng quê) có giai điệu rất đẹp, dịu dàng, da diết, triền miên, thể hiện nép đẹp đồng quê Châu Âu rất rõ ràng. Có thể nói không ngoa ngoắt rằng nếu mê âm nhạc mà chưa biết Beethoven thì cái mê ấy còn nông nổi lắm.
  2. Wolfgang Amadeus Mozart (1756 – 1791): người Áo, sinh tại Salzburg. Nổi tiếng là thần đồng âm nhạc, soạn nhạc từ lúc 5 tuổi và biểu diễn âm nhạc cho các hoàng gia Âu Châu ngay từ tuổi đó. Trong đời, sáng tác hơn 600 tác phẩm, bao gồm giao hưởng, concerto, nhạc thính phòng, opera, hợp xướng. Là một trong những soạn nhạc cổ điển nổi tiếng kéo dài nhất, có ảnh hưởng sâu sắc đến các thế hệ âm nhạc tiếp theo. Beethoven sáng tác những tác phẩm đầu tiên của mình trong cái bóng của Mozart, còn Joseph Haydn thì viết rằng “hậu thế sẽ không thấy một tài năng tương tự trong vòng 100 năm”. Riêng tôi, người viết bài này, khi nghe nhạc của Mozart, nhiều lúc tôi cảm thấy như lạc vào một thế giới khác, thế giới của thần tiên, thanh cao hơn hơn thế giới của chúng ta rất nhiều. Đó là trường hợp nghe “Concerto for Flute and Harp KV 299 (2nd movement)” ở đây ta có thể gặp các thiên thần đang sống bên cạnh chúng ta:
  3. Gustav Mahler (1860 – 1911): người Áo, sinh tại Kaliště, thuộc vùng Bohemia thuộc đế quốc Áo-Hung, nay thuộc Cộng hòa Tiệp. Người được coi là cầu nối giữa truyền thống âm nhạc kinh điển Đức-Áo với chủ nghĩa hiện đại (modernism). Danh sách Top 10 do Tạp chí Âm nhạc của BBC nói trên đủ nói lên ảnh hưởng và uy tin của Mahler lớn như thế nào.
  4. Johannes Brahms (1833 – 1897): người Đức, sinh tại Hamburg, là một nhà soạn nhạc kiêm danh cầm piano. Được xem như một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất trong lịch sử âm nhạc, và là một trong “3Bs” ─ 3 nhà soạn nhạc Đức vĩ đại nhất có tên với chữ cái đầu tiên là B: Bach, Beethoven, Brahms.
  5. Hector Berlioz (1803 – 1869): người Pháp, sinh tại Côte-Saint-André, thuộc Isère, gần Grenoble. Nổi tiếng với Symphonie Fantastique (giao hưởng nằm trong Top 10 nói trên) và bản Grande messe des morts (Requiem), có ảnh hưởng lớn đến các nhà soạn nhạc lớn khác như Richard Wagner, Nikolai Rimsky-Korsakov, Franz Liszt, Richard Strauss, Gustav Mahler.
  6. Pyotr Ilyich Tchaikovsky (1840 – 1893): người Nga, sinh tại Votkinsk, thuộc Vyatka Governorate, nay là Udmurtia, Nga. Là nhà soạn Nga đầu tiên có ảnh hưởng lớn ở Châu Âu, nổi tiếng với hàng loạt tác phẩm đi vào lòng người như Romeo và Juliet, The Nutcracker, Swan Lake (Hồ thiên nga), The Sleeping Beauty (Người đẹp ngủ trong rừng)… Tác giả của 4 concertos, 7 giao hưởng, 10 operas,… được Nga hoàng quyết định trợ cấp suốt đời.

Ý kiến riêng của người viết bài này:

Tuy nhiên, dù bảng xếp hạng các tác phẩm giao hưởng nói trên của Tạp chí Âm nhạc BBC căn cứ vào ý kiến của những nhà chuyên môn bậc thầy có uy tín lớn nhất thế giới hiện nay, nó cũng chỉ phản ảnh được phần nào giá trị của âm nhạc ─ phản ánh một thể loại âm nhạc nhất định, một góc nhìn nhất định của thế giới âm nhạc. Tại sao vậy? Bởi vì mọi so sánh đều khập khiễng! Thế giới âm nhạc rộng lớn hơn rất nhiều, đa dạng hơn rất nhiều. Giao hưởng tuy là thể loại nhạc bác học nhất, nhưng cũng chỉ là một bộ phận của âm nhạc. Giá trị tối cao của âm nhạc là Cái Đẹp và Tư tưởng. Bất kể âm nhạc nào đưa con người đến cái đẹp nhất, cao quý nhất, đều đáng được tôn quý, trọng vọng. Ngay trong sự so sánh các tác phẩm và các tác giả cũng chỉ tương đối. Đối với người này, Giao hưởng Niềm vui của Beethoven có thể là tác phẩm vĩ đại nhất, nhưng với người khác, Concerto cho Sáo và đàn Harp của Mozart có thể là kỳ diệu nhất. Thậm chí với một người mê Beethoven, hôm nay Giao hưởng Niềm vui là tuyệt vời nhất, ngày mai lại thấy Giao hưởng đồng quê (Pastoral) đẹp nhất. Đó là cảm xúc, và cảm xúc có thể thay đổi tùy theo không gian và thời gian. Vì thế, mọi giá trị cuối cùng phụ thuộc vào chính người nghe. Tất nhiên người nghe ấy phải giàu cảm xúc, khao khát tìm hiểu, và biết trân trọng Cái Đẹp, có tâm hồn hướng tới cái thiêng liêng nhất, trong sáng nhất, yêu thương nhất.

Bản giao hưởng số 3 của Beethoven tên là gì?

Bản giao hưởng số 3 hay còn được biết đến là Eroica (tiếng Ý nghĩa là Anh hùng) là bản giao hưởng thứ ba của Beethoven.

Bản giao hưởng của ai?

Ludwig van Beethoven
Quốc tịch Đức, Đế quốc La Mã Thần Thánh
Tên khác Louis van Beethoven
Nghề nghiệp Nhà soạn nhạc
Tác phẩm nổi bật Các bản giao hưởng (Symphony), các bản Sô-nát,...

Ludwig van Beethoven – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Ludwig_van_Beethovennull

Bét tô ven viết bao nhiêu bản nhạc giao hưởng?

Beethoven đã để lại một khối lượng sáng tác đồ sộ: 135 tác phẩm bao gồm các thể loại nhạc kịch (opera), nhạc múa (balett), 10 bản giao hưởng (symphony), nhạc thính phòng (camarazene), khúc cầu kinh (mise), song tấu (duo), tam tấu (trio), tứ tấu (kvartett), 15 bản sonata, tiền tấu, hát bè, phổ nhạc thơ...

Beethoven chơi nhạc cụ gì?

Dù vậy, Beethoven vẫn sáng tác những bản nhạc đến cuối đời. Bản nhạc nền cho vở kịch "Tàn tích của thành Athens" năm 1811 của Beethoven. Cha của Ludwig van Beethoven là ca sĩ giọng tenor trong giáo đường hoàng gia ở Bonn. Ông biết chơi violon và piano.

Chủ đề