Bản đồ kế hoạch sử dụng đất là gì

Mỗi một mảnh đất khác nhau đều mang trong mình những giá trị riêng biệt. Để sử dụng đất đúng với mục đích thì bạn cần hiểu về bản đồ quy hoạch đất. Các loại bản đồ quy hoạch và ký hiệu các loại đất trên bản đồ. Vậy bản đồ quy hoạch sử dụng đất là gì ? Đừng bỏ qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là gì? “Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳ quy hoạch, thể hiện sự phân bổ các loại đất bằng cách sắp xếp, phân bổ lại không gian sử dụng để có thể sử dụng hiệu quả trong các hoạt động kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng.” Điều 3, Luật đất đai 2013.

Bản đồ kế hoạch sử dụng đất là gì
Khái niệm bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Xem thêm Cách tính hệ số sử dụng đất trong quy hoạch đúng chuẩn nhất 

Ngoài ra, sử dụng bản đồ quy hoạch đất giúp cho các địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân có được những định hướng rõ ràng trong việc quản lý và sử dụng đất sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng đất nhất.

Như vậy, trong đồ án quy hoạch đã bao gồm bản vẽ quy hoạch sử dụng đất. Tùy theo chức năng cũng  như nhiệm vụ của từng đồ án quy hoạch mà các bản đồ được quy định tỷ lệ tương ứng. 

Để dễ dàng đọc được bản đồ quy hoạch thì bạn cần nắm được các loại bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Dưới đây là một số loại bản đồ quy hoạch thông dụng:

Bản đồ kế hoạch sử dụng đất là gì
Bản đồ quy hoạch 1/5000

Xem thêm Định mức chi phí lập quy hoạch chi tiết 1/500 cập nhật mới nhất

Bản đồ quy hoạch 1/5000 là dạng bản đồ dùng để xác định các vùng địa giới mốc giới của đất dành cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội như cầu, cống, điện, trường học, khu dân cư, hồ sinh thái… Nó được xem là cơ sở để xác định các mục tiêu giải phóng mặt bằng cũng như việc đền bù hay di dân sau này.

Bản đồ kế hoạch sử dụng đất là gì

Bản đồ quy hoạch chi tiết 1/2000 là bản đồ có nhiệm vụ xác định diện tích, phạm vi ranh giới, tính chất khu vực lập quy hoạch. Nó dùng để xác định chức năng sử dụng cho từng diện tích đất cụ thể. Bản đồ quy hoạch 1/2000 liên quan trực tiếp đến quyền sử dụng đất, có tính pháp lý. Khi có tranh chấp, kiện tụng xảy ra thì bản đồ quy hoạch 1/2000 sẽ được dùng để làm căn cứ giải quyết.

Xem thêm Quy định về quy hoạch sử dụng đất theo đúng pháp luật 

Bản đồ kế hoạch sử dụng đất là gì
Bản đồ quy hoạch 1/500

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết 1/500 là bản đồ bố trí, xác định cụ thể những công trình được xây dựng trên thửa đất đó. Nói một cách đơn giản, đây chính là bản đồ quy hoạch tổng thể mặt bằng dành cho các dự  án xây dựng. Nó được coi là cơ sở để tiến hành xây dựng, thiết kế cơ sở, thiết kế kĩ thuật và tiến hành xây dựng công trình trên lô đất đó.

Sau khi đã hiểu được bản đồ quy hoạch sử dụng đất là gì? Cũng như tra cứu được những thông tin cần thiết. Thì việc khó khăn hơn đó là xem, hiểu bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất cũng như những yếu tố cơ bản cần nắm bắt.

Tất cả các dữ liệu hiển thị trên bản đồ đều mang tính chuyên môn cao. Nếu như bạn không có chút kiến thức gì liên quan đến chuyên môn thì cũng khó có thể hiểu hết được. Hãy cố gắng bổ sung cho mình những kiến thức có liên quan đến bản đồ quy hoạch. Xem bản đồ một cách khách quan nhất. Không sử dụng những đánh giá mang tính chủ quan để tránh những hậu quả nghiêm trọng sau này.

Việc xem thông tin bản đồ quy hoạch sử dụng đất hiện nay có nhiều cách. Nhưng hầu hết mọi người đều lựa chọn việc theo dõi trực tuyến. Ngoài ra, hiện nay cũng có nhiều ứng dụng dùng để xem được bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất. Người dân chỉ cần tải ứng dụng xuống, cài đặt và làm theo hướng dẫn là có thể biết được những thông tin chi tiết liên quan đến bản đồ quy hoạch mà mình muốn xem.

Để xem được bản đồ quy hoạch sử dụng đất chính xác nhất thì việc hiểu những ký hiệu xuất hiện trên bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất. Trong đó thường gặp nhất là hai ký hiệu ONT (Đất ở tại nông thôn) và ODT (Đất ở tại đô thị). Ngoài ra, còn một số kí hiệu khác bạn cần lưu ý như:

Bản đồ kế hoạch sử dụng đất là gì
Ký hiệu các loại đất trên bản đồ quy hoạch
  • DTS: kí hiệu của đất dùng cho xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp
  • DGD: kí hiệu của đất dùng cho xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo
  • DVH: kí hiệu của đất dùng cho xây dựng cơ sở văn hóa
  • DXH: kí hiệu của đất dùng cho xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội
  • DYT: kí hiệu của đất dùng cho biểu thị xây dựng cơ sở y tế
  • TSC: kí hiệu của đất dùng cho xây dựng trụ sở cơ quan
  • DKH: kí hiệu của đất dùng cho xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ
    • LUC: kí hiệu của đất chuyên trồng lúa nước
    • BHK: kí hiệu của đất bằng trồng cây hàng năm khác
    • CLN: kí hiệu của đất trồng cây lâu năm
    • NTS: kí hiệu của đất nuôi trồng thủy sản
    • RSX: kí hiệu của đất rừng sản xuất
    • LUN: kí hiệu của đất trồng lúa nương
    • LMU: kí hiệu của đất làm muối
  • RDD: kí hiệu của đất rừng đặc dụng
  • CQP: kí hiệu của đất quốc phòng
  • CAN: kí hiệu của đất an ninh
  • RSX: kí hiệu của đất rừng sản xuất
  • DDT: kí hiệu của đất có di tích lịch sử – văn hóa
  • DCH: kí hiệu của đất chợ
  • TON: kí hiệu của đất cơ sở tôn giáo
  • TIN: kí hiệu của đất cơ sở tín ngưỡng
  • DBV: kí hiệu của đất công trình bưu chính, viễn thông
  • DDL: kí hiệu của đất có danh lam thắng cảnh
  • DSH: kí hiệu của đất sinh hoạt cộng đồng
  • NTD: kí hiệu của đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng

Sau khi đã hiểu được khái niệm bản đồ quy hoạch sử dụng đất là gì, cũng như biết cách xem bản đồ quy hoạch đất rồi thì việc xác định mục đích sử dụng đất là đơn giản hơn nhiều. Bên cạnh đó, bạn cũng tự tra cứu được xem mảnh đất mình đang sử dụng có thể chuyển đổi được mục đích sử dụng hay không.

Tham gia các khóa học cách đầu tư tài chính của NIK EDU: khóa học này được giảng dạy bởi những chuyên gia uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư và tài chính. Khi bạn được học trực tiếp, sẽ cảm thấy kiến thức dễ hiểu hơn, tiếp thu nhanh hơn. Từ đó có động lực để đầu tư. Bạn có thể tham khảo khóa học TRÍ TUỆ ĐẦU TƯ 4.0 miễn phí trong 3 ngày của NIK tại đây

Khi chúng ta bắt đầu tìm hiểu về các giao dịch bất động sản sẽ đều được khuyên nên tìm hiểu kỹ và phân biệt các loại bản đồ quy hoạch 1/500, 1/2.000, 1/5.000,… của khu vực dự án muốn mua. Tuy nhiên, ý nghĩa thực sự của các loại bản đồ là gì? Tại sao quy hoạch bắt buộc phải có bản đồ là điều không phải ai cũng nắm rõ.

Bản đồ quy hoạch là tài liệu bắt buộc phải có trong đề án quy hoạch.

Đặc biệt là thông tin từ vụ thất lạc bản đồ quy hoạch 1/5.000 khu đô thị mới Thủ Thiêm đang nóng trên các mặt báo khiến càng nhiều người thắc mắc về bản đồ quy hoạch.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi.

Bản đồ quy hoạch là gì?

Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu một số khái niệm cơ bản về quy hoạch đô thị trong Luật Quy hoạch đô thị:

Quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với sự phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định.

Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.

Các loại bản đồ quy hoạch được chia theo từng tỷ lệ 1/5.000, 1/2.000 và 1/500.

Theo quy định tại Khoản 14 Điều 3 Luật Quy hoạch 2017 (có hiệu lực từ 01/01/2019) thì sơ đồ, bản đồ quy hoạch được quy định như sau:

Sơ đồ, bản đồ quy hoạch là bản vẽ thể hiện nội dung quy hoạch.

Ngoài ra, còn có một số định nghĩa khác có liên quan đến lĩnh vực này như:

Cơ sở dữ liệu về quy hoạch là tập hợp thông tin thể hiện nội dung cơ bản về quy hoạch được xây dựng, cập nhật, duy trì để quản lý, khai thác và sử dụng thông qua các phương tiện điện tử.

Tích hợp quy hoạch là phương pháp tiếp cận tổng hợp và phối hợp đồng bộ giữa các ngành, lĩnh vực có liên quan đến kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trong việc lập quy hoạch trên một phạm vi lãnh thổ xác định nhằm đạt được mục tiêu phát triển cân đối, hài hòa, hiệu quả và bền vững.

Hoạt động quy hoạch bao gồm việc tổ chức lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là gì?

Trong Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:

“Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳ quy hoạch, thể hiện sự phân bổ các loại đất tại thời điểm cuối kỳ của quy hoạch đó”.

Có bao nhiêu loại bản đồ quy hoạch?

Mỗi nhiệm vụ quy hoạch sẽ sử dụng một loại bản đồ với tỉ lệ tương ứng hợp với đặc trưng. Chẳng hạn như bản vẽ của đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương được thể hiện theo tỉ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000 (khoản 2 điều 25 Luật quy hoạch đô thị). Còn đối với bản đồ quy hoạch chung đối với thành phố thuộc tỉnh, thị xã là 1/10.000 hoặc 1/25.000 (khoản 2 điều 26) và đối với thị trấn là 1/5.000 hoặc 1/10.000 (khoản 2, điều 27).

Tại sao quy hoạch bắt buộc phải có bản đồ?

Theo quy định của pháp luật, quy hoạch bắt buộc phải có bản đồ. Điều này được ghi rõ trong các văn bản luật đã được ban hành. Sẽ có nhiều loại bản đồ được sử dụng tùy thuộc vào từng giai đoạn, mục đích sử dụng đất. Ý nghĩa và nhiệm vụ của chúng cũng được nêu rõ trong các văn bản luật và dưới luật về quy hoạch.

Yếu tố giúp thể hiện nội dung quy hoạch đô thị chính là đồ án quy hoạch. Đồ án đó bao gồm các bản vẽ, mô hình, thuyết minh và quy định quản lý theo quy hoạch đô thị (theo Khoản 6, Điều 3). Như vậy theo quy định tại đây thì bản đồ là tài liệu buộc phải có trong đề án quy hoạch.

Quy hoạch gồm: nhiệm vụ quy hoạch chung, nhiệm vụ quy hoạch phân khu và nhiệm vụ quy hoạch chi tiết.

Bản đồ quy hoạch chung xây dựng quận Long Biên.

Quy hoạch chung có nhiệm vụ xác định tính chất, vai trò của đô thị, yêu cầu cơ bản cho việc nghiên cứu để khai thác tiềm năng, động lực phát triển, hướng phát triển, mở rộng đô thị, bố trí hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị trong nội thị và khu vực ngoại thị (theo Điều 23).

Quy hoạch phân khu xác định phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch, chỉ tiêu dự kiến về dân số, sử dụng đất, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; yêu cầu, nguyên tắc cơ bản về phân khu chức năng để bảo đảm phù hợp về không gian kiến trúc, đầu nối hạ tầng kỹ thuật với quy hoạch chung đã được phê duyệt và các khu vực xung quanh.

Quy hoạch chi tiết là xác định giới hạn về chỉ tiêu sử dụng đất, dân số; yêu cầu, nguyên tắc về tổ chức không gian kiến trúc, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong khu vực lập quy hoạch, bảo đảm phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đã được phê duyệt và khu vực xung quanh.

Ý nghĩa của từng loại bản đồ quy hoạch cụ thể

Mỗi tỷ lệ bản đồ đều mang những ý nghĩa riêng, gắn liền với nhiệm vụ quy hoạch cụ thể, ví dụ như bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/500 ứng với nhiệm vụ quy hoạch chi tiết, cụ thể hóa nội dung quy hoạch phân khu và quy hoạch chung.

Hiện nay, có 3 loại bản đồ quy hoạch thường được nhiều người nhắc đến là bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/5.000, 1/2.000 và 1/500.

Bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/5.000

Bản đồ quy hoạch chung 1/5.000 nhằm xác định các khu vực chức năng, những định hướng tính giao thông, sẽ rõ ràng mốc giới, địa giới của các phần đất dành để phát triển hạ tầng đường, cầu, cống, điện, trường học, khu dân cư, cây xanh, hồ nước,…

Như vậy bản đồ 1/5.000 sẽ cung cấp cơ sở gốc để chúng ta xác định được mục tiêu phát triển, kêu gọi đầu tư cũng như vấn đề giải phóng mặt bằng, đền bù, di dân,…

Bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/2.000

Bản đồ quy hoạch phân khu 1/2.000 có nhiệm vụ là để phân chia và xác định chức năng sử dụng đất và mạng lưới công trình hạ tầng. Bản đồ quy hoạch này sẽ cụ thể hóa nội dung của quy hoạch chung đô thị.

Mục đích của nó là định hướng quy hoạch cho một đô thị nhằm quản lý cho cả một khu vực rộng lớn. Ở bản đồ này chưa xác định được chính xác cụ thể bản thiết kế của công trình.

Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 thuộc các quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông và huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Như đã nói ở trên quy hoạch phân khu sẽ giúp xác định phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch, chỉ tiêu dự kiến về dân số, sử dụng đất, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đối với từng ô phố và đầu nối hạ tầng kỹ thuật chung; xác định chức năng sử dụng đất cho từng khu đất; nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan và đánh giá các môi trường chiến lược. Đồng thời quy hoạch này cũng nhằm xác định vị trí công trình kỹ thuật và ranh giới trên đất.

Đây là quy hoạch liên quan chặt chẽ tới quyền sử dụng đất nên có giá trị pháp lý cao, nó là căn cứ để giải quyết tranh tụng.

Bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/500

Bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 là cụ thể chi tiết mọi công trình trên đất. Về hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch 1/500 bố trí đến từng ranh giới lô đất.

Có thể hiểu bản đồ tỷ lệ 1/500 chính là quy hoạch tổng mặt bằng của các dự án đầu tư xây dựng, là cơ sở để định vị công trình, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình và thực hiện xây dựng.

Bản đồ quy hoạch chi tiết quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Như vậy mỗi loại bản đồ không chỉ khác nhau ở tỷ lệ mà còn khác nhau ở nội dung, ý nghĩa và giai đoạn áp dụng. Người xem cần lưu ý để phân biệt giữa chúng.

Trên đây là bài viết tổng hợp những điều bạn cần biết về các loại bản đồ quy hoạch đô thị và ý nghĩa của chúng. YouHomes mong rằng bạn đã có được thông tin bổ ích và cần thiết qua bài viết trên.

Thùy Dung